Bầu cử 2020: Sự trỗi dậy của Bloomberg, người giàu thứ chín trên thế giới
- 2 tháng 3 2020
Ngay khi còn là một đứa trẻ lớn lên ở Medford, Massachusetts, một thị trấn ngoại ô gần Boston, ngoài rìa nơi phồn hoa đô hội, Michael Bloomberg đã có khuynh hướng muốn trở thành một người điều hành.
\”Michael muốn điều hành bất cứ điều gì chúng tôi đang làm\”, người mẹ quá cố của ông, Charlotte, kể lại với một người viết tiểu sử vào năm 2009. \”Michael muốn chỉ huy mọi việc\”.
Ở tuổi 78, ông Bloomberg từng là ông xếp của nhiều thứ – giám đốc điều hành của một công ty dữ liệu tài chính, thị trưởng thành phố đông dân nhất nước Mỹ, người đứng đầu một nhóm kiểm soát súng quốc gia, sáng lập viên một cơ quan truyền thông mang tên ông.
Suy đoán về việc liệu tỷ phú công nghệ ngày nào đó sẽ tranh cử tổng thống Hoa Kỳ đã râm ran kể từ khi Michael Bloomberg tham gia chính trường năm 2001, khi ông giành chiến thắng trong cuộc đua vào chức thị trưởng New York với tư cách thành viên đảng Cộng hòa.
Giờ đây, là một trong những người đàn ông giàu nhất thế giới, Michael Bloomberg đang tính làm xếp của văn phòng chính trị cao nhất của Mỹ – lần này là một người thuộc đảng Dân chủ.
Từ trung lưu đến vô cùng giàu có
Ông Bloomberg sinh năm 1942 trong một gia đình trung lưu – con trai của một người làm nghề kế toán.
Sau khi học ngành kỹ thuật tại Đại học Johns Hopkins ở Baltimore, Michael Bloomberg vào làm việc ở Phố Wall sau khi lấy được bằng MBA tại Đại học Harvard vào năm 1966.
Michael Bloomberg làm việc với Salomon Brothers, và đến năm 1972, đã trở thành một đối tác của ông ty này. Nhưng mối quan hệ của ông với Salomon Brothers chấm dứt đột ngột 9 năm sau đó khi Salomon Brothers bị bán đi và ông bị cách chức.
Ông đã dùng vốn có từ việc bán cổ phần Salomon để thành lập doanh nghiệp của riêng mình – hiện là một đế chế truyền thông và dữ liệu tài chính toàn cầu mang tên ông, Bloomberg LP.
Ngày nay Bloomberg LP có văn phòng trên khắp thế giới. Đây là công ty cung cấp dữ liệu tài chính toàn cầu hàng đầu và đã biến ông Bloomberg trở thành một người đàn ông rất giàu có.
Với giá trị tài sản ròng ước tính là 64 tỷ đôla (49 tỷ bảng Anh), ông là người giàu thứ chín trên thế giới vào năm 2019, theo Forbes – và là người giàu thứ sáu ở Mỹ.
GettyThe scale of a billionaire
- $64bnis Mike Bloomberg\’s estimated net worth
- $62,000is the US median household income
- 660,000median US incomes together equal Bloomberg\’s wealth
- 6,500is the number of households to equal Trump\’s wealth
Source: CBS News
\”Được ca ngợi là điều tuyệt vời,\” ông từng được dẫn lời nói.
Bước sang chính trị
Mặc dù chưa bao giờ được xem là một ứng cử viên lôi cuốn, ông Bloomberg chưa bao giờ thất cử.
Trong cuộc đua đầu tiên trở thành thị trưởng năm 2001, Michael Bloomberg chuyển từ đảng Dân chủ sang Cộng hòa, để đảm bảo sự ủng hộ của Rudy Giuliani, người tiền nhiệm hiện là luật sư của Tổng thống Trump, và đã chi hàng chục triệu đôla để giành chiến thắng.
Trong nhiệm kỳ đầu tiên, Michael Bloomberg cấm hút thuốc tại các quán rượu, chiến đấu với các công đoàn vận tải và phát động một phong trào bắt những người bán hàng rong vào khuôn khổ. Báo lá cải từ bắt đầu gọi ông thị trưởng là \”Gloomberg\”.
Nhưng nền kinh tế được cải thiện, kết quả giáo dục tốt và tỷ lệ tội phạm giảm đã giúp ông dành được nhiệm kỳ thứ hai cho chức vụ thị trưởng vào năm 2005 với số phiếu cao hơn đối thủ 20% – cao nhất so với bất kỳ thành viên đảng Cộng hòa nào ở New York.
Ông rời đảng Cộng hòa vào giữa nhiệm kỳ thứ hai, tái ứng cử giành được nhiệm kỳ thứ ba với tư cách một ứng cử viên độc lập. \”Trong Chúa, chúng ta tin tưởng. Mọi người khác, mang theo dữ liệu\”, là một phương châm yêu thích của Bloomberg – chủ nghĩa trung dung, kinh nghiệm thực tiễn, và thực dụng là thương hiệu chính trị của ông, bất kể ông là thành viên của đảng nào.
Lại là thành viên đảng Dân chủ?
Là thị trưởng, cử tri mô tả ông là người \”lạnh lùng\” và \”là dân kinh doanh\”, nhưng hiệu quả. Khi ông rời nhiệm sở năm 2013, thời gian 12 năm tại tòa thị chính của ông được dân cư New York xem là một thành công, và các hoạt động từ thiện sau đó của ông – bao gồm dự án lớn nhất, ủng hộ luật kiểm soát súng trên khắp Hoa Kỳ – một lần nữa đưa ông vào vùng của đảng Dân chủ.
Năm 2018, Michael Bloombert chi 41 triệu đôla để ủng hộ các ứng cử viên Dân chủ đang tranh cử vào Hạ viện Hoa Kỳ. Hai mươi mốt trong số 24 người ông ủng hộ đã đắc cử, 15 trong số đó là phụ nữ. Năm 2019, ông đóng góp 3,9 tỷ đôla cho các tổ chức từ thiện hỗ trợ các vấn đề hàng đầu của phe tả, từ năng lượng xanh đến quyền phá thai.
Nhưng nỗ lực trở thành người đối đầu với ông Trump vào năm 2020 của ông đã gây ra sự bất hòa với một đảng đưa ra yêu cầu về bình đẳng chủng tộc, giới tính và thu nhập, như một phần chíh trong việc chẩn đoán căn bệnh của nước Mỹ.
Phát biểu trong quá khứ, đặc biệt là về chủng tộc của ông hiện đang phải đối mặt với sự soi sét quyết liệt. Chiến thuật kiểm soát chặt chẽ có tên \’\’chặn bắt và khám người\’\’, được Michael Bloomberg mở rộng trong suốt thời gian ông làm thị trưởng bị chỉ trích là phân biệt chủng tộc mà không tạo được hiệu quả.
Những bình luận mà cựu thị trưởng từng đưa ra về phụ nữ và người da màu cũng bị lôi ra lại và ám ảnh ông, với những nhận xét đáng xấu hổ hơn vừa được luân lưu trong tuần. Một video cho thấy cảnh ông Bloomberg chế giễu ý tưởng vận động cho quyền của người chuyển giới. \”Nếu cuộc trò chuyện của bạn trong cuộc bầu cử tổng thống là về một người nào đó mặc váy\”, ông được nghe nói, \”đó không phải là một công thức chiến thắng cho hầu hết mọi người.\”
Về việc sự giàu có của ông có thể được sử dụng để lập luận (như trường hợp ông Trump, một người New York giàu có khác) rằng ông là người không thể mua được, thì hiện giờ, lời buộc tội của các đối thủ là ông Bloomberg đang tìm cách mua cuộc bầu cử. Micheal Bloomberg đã chi vài trăm triệu đôla, và nói rằng sẵn sàng bỏ ra một tỷ đồng để tranh cử.
Ông Bloomberg có thể đến đích được tham dự hội đảng Dân chủ vào tháng 7 với tư cách là người đảng đề cử không? Ông có tài nguyên, nhưng còn phải cố gắng nhiều về mặt thuyết phục quần chúng.
Vào tháng Hai, chiến dịch tranh cử của ông đã phát động một chiến dịch tiếp cận các cử tri da đen, thừa nhận rằng ông đã sai về chính sách \’\’chặn bắt và khám người\’\’,và cam kết đầu tư 70 tỷ đôla để đấu tranh cho bình đẳng kinh tế nếu được bầu.
\”Trong suốt sự nghiệp của tôi,\” tỷ phú nói, \”Tôi đã cố gắng làm điều đúng đắn.\’\’
\”Không phải những điều được ưa chuộng những điều chính trị, mà là những điều đúng đắn\”. Ông nhấn mạnh.
Nhưng muốn được bầu, ông cần được ưa chuộng.