Bắc Hàn phản ứng dữ dội việc Nam Hàn làm phim \’sỉ nhục\’

Bắc Hàn phản ứng dữ dội việc Nam Hàn làm phim \’sỉ nhục\’

Lượm lặt khắp nơi…… bởi BBC Monitoring

  • 5 tháng 3 2020
\"Son
Image captionHạ Cánh Nơi Anh kể về một cuộc tình liên Triều

Truyền thông Bắc Hàn phản ứng dữ dội trước việc phim ảnh gần đây của Nam Hàn thể hiện miền Bắc với hình ảnh \’xấu xí\’.

Bình Nhưỡng coi đó là \”sự khiêu khích tồi tệ\”.

Trang web Uriminzokkiri của Bắc Triều Tiên không nêu đích danh bộ phim nào, nhưng lời chỉ trích được miền Nam coi là nhắm tới loạt phim truyền hình mới nhất, Hạ Cánh Nơi Anh (Crash Landing on You) và bộ phim hành động chiếu rạp Đại Thảm Hoạ Núi Baekdu (Ashfall).

\”Gần đây, giới chức và các nhà sản xuất Hàn Quốc đã cho ra các phim ảnh, phim truyền hình bài xích, mang nội dung dối trá, thêu dệt, lố bịch và ô uế, khiến toàn bộ những nỗ lực của họ trở thành thứ tuyên truyền chiến lược,\” bài xã luận viết.

Bắc Hàn rất nhạy cảm trước bất kỳ chỉ trích nào nhằm vào mình.

Quan hệ của miền Bắc với miền Nam xấu đi trong năm ngoái, dẫu cho Bình Nhưỡng đã có những bước đi chưa từng có trong quan hệ ngoại giao quốc tế với Seoul và Washington trong năm 2018.

\’Sỉ nhục tới mức không thể chấp nhận được\’

Phim hành động Ashfall xoay quanh chuyện Núi Paektu – một núi lửa đang ngủ ở Bắc Hàn, nơi lưu giữ vị trí đặc biệt trong văn hóa Triều Tiên ở cả hai miền – đột nhiên phun trào, gây các trận động đất trên bán đảo.

Theo kịch bản phim, cách duy nhất để chặn tình trạng hỗn loạn là đặt một trái bom hạt nhân vào sâu trong núi, bom sẽ nổ và làm chấm dứt các trận động đất.

Ý tưởng có kẻ đánh cắp vũ khí hạt nhân của Bắc Hàn để cho nổ tung núi thiêng này hẳn là không được Bình Nhưỡng hứng thú.

Phần kết – một chính phủ thống nhất giám sát việc tái thiết Bán đảo Triều Tiên – có lẽ cũng khiến miền Bắc thất vọng.

Ashfall cũng thể hiện cảnh một tòa nhà sụp đổ, nơi được coi là tổng hành dinh của Đảng Lao động Triều Tiên cầm quyền tại Bình Nhưỡng, và có lẽ hình ảnh mang biểu tượng chính trị này là quá đà đối với miền Bắc.

\"This
Image captionNhà lãnh đạo Bắc Hàn cưỡi bạch mã trong chuyến thăm đầy tính biểu tượng, tới Núi Paektu

Núi Paektu có vị trí đặc biệt trong bản sắc đất nước.

Đỉnh núi được coi là nơi thiêng liêng trong văn hóa dân gian Triều Tiên, và cũng là một phần trong các hoạt động tuyên huấn theo đó vinh danh gia đình họ Kim, những người được coi là mang \”dòng máu Núi Paektu\”.

Hệ thống tuyên truyền của Bắc Hàn nói rằng \”Lãnh đạo Kính yêu\” Kim Chính Nhất, người qua đời năm 2011, đã chào đời trong một cabin trên núi.

Không phải là bất hợp lý khi cho rằng cốt truyện gây ra \”sự sỉ nhục tới mức không thể chấp nhận được\”, bài báo viết.

\”Đáng tiếc là phim đó và những người làm chương trình lại cho ra những thứ có tính sỉ nhục trong khi vứt bỏ đi tính chính trực, tôn nghiêm và lương tri của người nghệ sỹ, và bị che mờ mắt với việc kiếm tiền.\”

\"North
Image captionHình ảnh Núi Paektu được dùng làm phông nền của trường quay chính, xuất hiện hàng ngày trên truyền hình Bắc Hàn

Phim tình cảm vượt biên giới

Một sản phẩm khác có thể là mục tiêu tấn công là loạt phim truyền hình Hạ Cánh Nơi Anh, vừa trở thành phim tình cảm ăn khách mới nhất ở Nam Hàn.

Bộ phim tình cảm lãng mạn kể câu chuyện về một cô gái, người thừa kế của một gia đình giàu có ở Nam Hàn, tình cờ đáp xuống Bắc Hàn khi chơi dù lượn.

Việc cô được một quân nhân Bắc Hàn cứu đã làm bùng lên cuộc tình với bối cảnh là hai miền Triều Tiên vẫn đang trong cảnh phân ly.

Loạt phim được ca ngợi về những nghiên cứu kỹ lưỡng và miêu tả sống động đời sống Bắc Hàn, do có một người đào tẩu Bắc Hàn cùng tham gia dựng kịch bản.

\"Kwak
Image captionKwak Moon-wan – một người đào tẩu Bắc Hàn, đóng vai trò cố vấn của phim Hạ Cánh Nơi Anh

Một số người ở miền Nam cũng chỉ trích phim này là tán dương quốc gia hàng xóm cô độc quá mức khi coi đó như một nơi bình an, đáng sống. Thế nhưng khán giả miền Bắc lại có cái nhìn khác.

Bắc Hàn được miêu tả như một nước kém phát triển, nơi người dân sống trong tình trạng thường xuyên mất điện trong lúc giới tinh hoa được hưởng một cuộc sống đầy đặc quyền.

Bài xã luận trên Uriminzokkiri đặc biệt nhắm vào những người \”biến sự phân chia bi thảm của Triều Tiên thành thứ tiêu khiển\”, và gọi đó là \”những kẻ bủn xỉn, cặn bã, vô lương tâm\”.

Bài báo nói tới những hậu quả có thể xảy ra: \”Chính phủ Nam Hàn và các nhà sản xuất sẽ phải trả giá cho việc làm ra những phim, những chương trình đó, vốn đầy sự bóp méo, hư cấu, sỉ nhục tình hình tươi đẹp của miền Bắc.\”

Đây đương nhiên không phải là lần đầu tiên Bắc Hàn cảm thấy bị xúc phạm trên màn ảnh.

Bình Nhưỡng hồi 2014 đã rất tức giận với bộ phim The Interview, trong đó nhân vật Kim Jong-un hư cấu được nhìn thấy trong tình trạng trần truồng trước khi chết.

Một vụ tin tặc nhắm vào Sony Pictures, hãng sản xuất bộ phim này, sau đó được quy trách nhiệm cho Bắc Hàn.

Tường thuật: Taejun Kang và Krassi Twigg

Bài Liên Quan

Leave a Comment