Virus corona: Dịch còn kéo dài, Mỹ – Trung chia rẽ, thế giới mất niềm tin

Virus corona: Dịch còn kéo dài, Mỹ – Trung chia rẽ, thế giới mất niềm tin

  • 2 phút trước
\"ambulance

BBC News Tiếng Việt giới thiệu một số ý kiến đánh giá tình hình tổng quan về tương lai gần trong lúc các quốc gia tiếp tục gồng mình chống chọi dịch Covid-19.

Thủ tướng Singapore, ông Lý Hiển Long nói với CNN ông tin rằng dịch virus corona “sẽ mất thời gian bằng năm chứ không phải bằng tháng để lan ra toàn cầu và hết đi.

Tác gia nổi tiếng Yuval Harari thì lấy làm tiếc là các chính phủ dân tuý đã quá chia rẽ và làm hỏng niềm tin của công chúng lâu nay nên công tác chống Covid-19 bị tác động xấu.

Cây bút John Krampfner cho rằng châu Âu đã thất bại bước đầu khi bị virus corona tấn công nhưng còn cơ hội để làm lại, làm tốt hơn, trong lúc xu thế lợi dụng tình hình nhằm tăng quyền kiểm soát, bóp chẹt tự do cá nhân đang tăng.

Thủ tướng Lý Hiển Long:

Trả lời Fareed Zakaria của CNN hôm 29/03, thủ tướng Singapore không nghĩ rằng đại dịch virus corona sẽ biến đi sau vài tháng nữa, mà “thấy nó lây lan ra các phần khác của thế giới, Ấn Độ, châu Phi, Đông Nam Á và châu Mỹ Latinh”.

Ông tin rằng phải tính đến đơn vị năm, thứ không phải tháng, để bệnh dịch qua đi.

\"Thủ
Image captionThủ tướng Singapore, ông Lý Hiển Long

Thủ tướng họ Lý cũng không lạc quan về tình hình thế giới hiện nay:

“Đây là tình hình ở điểm tệ nhất (most unfortunate). Tôi thấy quan hệ Mỹ – Trung thì đã rất phức tạp ngay cả khi trước dịch. Nhưng nếu chúng ta muốn giải quyết con virus này thì tất cả các nước cần hợp tác, nhất là Hoa Kỳ và Trung Quốc.

\”…Nếu Trung Quốc và Hoa Kỳ vẫn tiếp tục tố cáo lẫn nhau, lăng mạ nhau, buộc tội lẫn nhau là ai đã tạo con virus để thả nó ra thế giới, thì tôi không nghĩ là điều đó sẽ giúp chúng ta giải quyết vấn đề nhanh hơn.\”

Mới đây nhất, quan chức tình báo Hoa Kỳ được Bloomberg trích thuật nói họ đã báo cáo lên Nhà Trắng thông tin rằng “Trung Quốc đã che giấu mức độ bùng phát thực sự của virus corona ở nước này”.

Theo nguồn tin này, Bắc Kinh đã công bố không đủ ca nhiễm và con số tử vong ở Vũ Hán và các nơi khác khi dịch bùng phát. Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã bác bỏ các cáo buộc đó.

\"Couple\"/

Sử gia Israel Yuval Noah Harari:

Trả lời tờ South China Morning Post (01/04/2020), ông nhắc lại các đại dịch đã có thời cổ đại, khi nhân loại chỉ biết chịu chết và đổ lỗi cho cơn giận dữ của thần linh.

\”Ngày nay, con người đã nắm được nhiều phương tiện khoa học, và chỉ sau hai tuần đã “giải mã virus corona”. Nhưng vấn đề chính vẫn là các chính quyền, và sự yếu kém, bất hợp tác của họ khiến dịch virus corona thành đại họa.

“Chúng ta đang chứng kiến khắp thế giới không phải là thảm họa thiên nhiên, mà là sự thất bại của con người (human failure).

“Các chính phủ vô trách nhiệm đã lơ là, bỏ qua hệ thống y tế công, đã không phản ứng tức thời, và ngay lúc này vẫn tiếp tục thất bại, không chịu hợp tác hiệu quả trên tầm vóc toàn cầu. Chúng ta có quyền lực để chặn virus nhưng cho đến nay lại thiếu trí tuệ cần thiết.”

\"Yuval
Image captionYuval Harari

Ông cho rằng tạo niềm tin trong công chúng vẫn là cách tốt nhất và không phải cứ chính quyền độc đoán thì thành công.

“Sẽ xử lý đại dịch tốt hơn nếu bạn có quần chúng nhân dân được thông tin tốt, có động cơ tự thân đúng, hơn là phải dùng theo dõi, giám sát toàn thể nhân dân vốn đầy nghi ngờ.

\”Bạn làm sao có thể bắt cả triệu người rửa tay bằng xà phòng mỗi ngày bằng cách đặt công an đứng canh họ hoặc gắn camera trong toilet? Đó là điều rất khó khăn. Nhưng nếu người dân được giáo dục và tin tưởng vào thông tin họ được cung cấp thì họ sẽ tự có sáng kiến làm những điều đúng.”

Đây cũng là điều ông Lý Hiển Long nói với CNN.

Ông không muốn nhận thành tích “xã hội phụ quyền” (đề cao quyền người trên) cho Singapore trong việc ngăn chặn virus corona, mà nói rất cả nhờ vào chính sách thông tin minh bạch chứ không phải chính phủ thể hiện quyền lực quá mức.

\”Chúng tôi đã bỏ nhiều công sức giải thích cho công chúng đề tình hình, và bản thân tôi đã làm trực tiếp vài lần trên truyền hình, để mọi người thấy chúng tôi ngửa bài, và nói thẳng. Chúng tôi nói đây là tin xấu (bad news) và nếu có những điều cần làm thì chính phủ sẽ nói ngay.”

\”Tôi nghĩ chính quyền phải giữ được niềm tin nơi cômg chúng vì nếu không thì dù có biện pháp đúng cũng sẽ rất khó thực hiện.”

Còn ông Harari thì giải thích vì sao:

“Vấn đề là những năm qua, chính trị gia dân tuý khắp các nước, kể cả các nước dân chủ, đều cố ý hạ thấp niềm tin của người dân đối với khoa học, truyền thông và cơ quan công quyền.

\”Giải pháp không phải là áp đặt chế độ chuyên quyền, mà là xây dựng niềm tin vào khoa học, truyền thông và cơ quan công quyền. Khi người ta có niềm tin thì tự họ sẽ hành xử đúng mà không cần theo dõi liên tục hay làm vì sợ bị trừng phạt.”

\"New

Nhà bình luận John Kampfner:

Châu Âu sẽ phải làm gì?

Bài viết “Coronavirus: If Europe fails, who will succeed?” của John Kampfner, người sáng lập Creative Industries Federation, Anh Quốc trên The New European 02/04 nêu ra lo ngại về các biện pháp khẩn cấp gần như tất cả các quốc gia công bố để chống dịch.

“Việc buộc người dân ở nhà, trưng dụng các cơ sở thiết yếu, đóng biên giới, tung ra công nghệ giám sát, theo dõi sẽ có thể tiếp tục hạn chế tự do của công dân.”

Cùng thời gian, các nhân vật như Vladimir Putin và Tập Cận Bình “đang vui mừng trước nỗi vất cả của EU”, John Kampfner, người sinh ra ở Singapore, và hiện là những \”bộ óc\” nổi tiếng của Anh Quốc viết.

“Nước Nga đang ở trước đỉnh dịch, và có các vấn đề riêng, khác nữa. Nhưng từ mấy năm qua, Nga không bỏ qua cơ hội nào để hạ thấp EU, như ủng hộ các các đảng phái cực đoan và tung ra chiến dịch nhiễu loạn thông tin.

“Cách tiếp cận của Trung Quốc thì mang tính dài hạn, chiến lược hơn. Nay khi vừa bước ra khỏi đại dịch, họ đã ra tay xoay chuyển cuộc chơi (nguyên văn: turning the tables) và tìm cách lung lay các nước như Hungary và Ý qua viện trợ y tế, và tài chính.”

\"Woman

Tác giả này tin rằng hiện đang có “cuộc chiến toàn cầu ai hơn ai” trong cách mô tả công cuộc chống dịch Covid-19 như lời lãnh đạo ngành ngoại giao EU, Josep Borrell, cảnh báo về chuyện Trung Quốc “dùng chính trị hảo tâm” để tạo ảnh hưởng nhắm vào châu Âu.

Theo John Kampfner thì sau dịch virus, EU sẽ đối mặt với các vùng bị tàn phá, và “nhiều đội quân thất nghiệp, nghèo khổ, thất vọng sẽ là mảnh đất màu mỡ cho chủ nghĩa dân tuý”.

Lãnh đạo EU đã phản ứng chậm trước virus corona và họ sẽ còn phải làm rất nhiều trong tình hình hiện nay.

Về tương lai, sau dịch bệnh EU chắc chắn sẽ cần một chương trình tái thiết như Marshall Plan (sau Thế Chiến 2) cho Tây Ban Nha, Ý và tất cả các nước thành viên, John Kampfner nêu ý kiến.

Bài Liên Quan

Leave a Comment