10 con đường pháp lý có thể dùng để yêu cầu ĐCSTQ bồi thường vì dịch bệnh

10 con đường pháp lý có thể dùng để yêu cầu ĐCSTQ bồi thường vì dịch bệnh

Ngày đăng 14-04-2020BDN

Hiệp hội nghiên cứu chính sách ngoại giao Henry Jackson nước Anh (Henry Jackson Society) gần đây đã công bố báo cáo cho biết, chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trong vấn đề xử lý dịch bệnh virus corona mới (còn gọi là virus Trung Cộng, virus viêm phổi Vũ Hán) đã vi phạm Điều lệ Y tế Quốc tế, mang đến tổn thất cho toàn cầu, chỉ riêng tổn thất của 7 nước công nghiệp lớn (G7) đã lên đến 4.000 tỷ USD. 

\"\"/

Bản báo cáo có tiêu đề “Bồi thường virus corona mới (virus Trung Cộng)? Đánh giá về tội ác tiềm ẩn của Trung Quốc (ĐCSTQ) và các con đường ứng phó về pháp lý“, đưa ra kiến nghị toàn cầu nên đoàn kết lại, khởi tố ĐCSTQ, yêu cầu ĐCSTQ bồi thường và bù đắp những tổn thất cho các nước vì che giấu dịch gây ra.

Báo cáo tổng kết nói, các nước có thể thông qua 10 con đường pháp luật để ứng phó, khiến ĐCSTQ phải gánh vác trách nhiệm và hậu quả khi để dịch bệnh lây lan.

HJS: Virus Trung Cộng không những đem đến bi kịch nhân loại, mà còn gây ra tổn thất kinh tế nghiêm trọng

Trong báo cáo, HJS viết, toàn thế giới đang trong nguy cơ. COVID-19 (còn gọi là viêm phổi Vũ Hán, viêm phổi Trung Cộng) xuất hiện tại Vũ Hán Trung Quốc từ tháng 11 hoặc tháng 12/2019. Virus này nhanh chóng lan rộng do tỷ lệ lây truyền giữa người với người rất cao, khiến cho hàng chục ngàn người tử vong, tạo ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế toàn cầu. Tính đến ngày 1/4, ngoài châu Nam Cực ra, các đại lục còn lại đều bị virus tấn công. Mặc dù COVID-19 không phải là là dịch bệnh lớn đầu tiên trong thế kỷ 21, nhưng cũng là lần dịch bệnh chí mạng nhất.

Báo cáo nói, sự bùng phát của COVID-19, đầu tiên là đem đến bi kịch cho nhân loại, cũng tạo thành ảnh hưởng ngày càng nghiêm trọng đối với kinh tế toàn cầu. Rất nhiều quốc gia/khu vực đã thực thi cách ly quy mô lớn, biện pháp hạn chế du lịch và hạn chế giao lưu xã hội dẫn đến chi tiêu của người tiêu dùng và doanh nghiệp giảm. Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva đã nói trong bài phát biểu hôm 23/3 rằng, năm nay thế giới sẽ đối mặt với “sự suy thoái nghiêm trọng tương đương hoặc nghiêm trọng hơn so với thời kỳ khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.”

Bộ trưởng Kinh tế và Tài chính Pháp Bruno Le Maire mới đây cũng cho biết, do sự ảnh hưởng của dịch bệnh, nước Pháp đang đối mặt với suy thoái kinh tế nghiêm trọng nhất kể từ Thế chiến thứ Hai đến nay.

Theo báo cáo của HJS, do những tổn thất do dịch bệnh mang đến, nước Mỹ có thể đòi ĐCSTQ bồi thường ít nhất 1,1 nghìn tỷ USD, Anh có thể đòi bồi thường 430 tỷ USD. Nhóm các nước G7 là những nền kinh tế phát triển lớn của thế giới, 7 nước này có thể đề xuất ĐCSTQ bồi thường 4 nghìn tỷ USD.

 ĐCSTQ vi phạm Điều lệ Y tế Quốc tế

Theo báo cáo điều tra của HJS, có chứng cứ cho thấy Chính quyền ĐCSTQ vi phạm Điều lệ Y tế Quốc tế. Nếu trong thời gian bùng phát dịch bệnh lần này, ĐCSTQ thực hiện nghĩa vụ quy định trong Điều lệ Y tế Quốc tế, thảm họa hiện nay có thể tránh được. Nhưng ĐCSTQ dường như vẫn chưa tiếp thu bài học khi dịch SARS bùng phát. Thời kỳ đầu khi virus bùng phát, chính quyền hết lần này đến đến lần khác nói dối về dịch bệnh. Họ còn đàn áp những bác sĩ lên tiếng cảnh báo về dịch bệnh, có người bị giam giữ vì “phát tán tin đồn”.

Theo báo cáo, dù cho ĐCSTQ đã báo cáo dịch bệnh với Tổ chức Y tế Thế giới vào ngày 31/12/2019, nhưng họ (ĐCSTQ) không cung cấp thông tin chi tiết về chứng cứ dịch bệnh lây lan từ người sang người mà họ đang nắm giữ, đồng thời tiếp tục ngăn chặn số liệu rõ ràng về phương diện này, cho đến khi họ tiến hành phong tỏa Vũ Hán vào ngày 23/1/2020, nhưng thời điểm đó đã có 5 triệu người rời khỏi Vũ Hán.

Ngày 13/1, Thái Lan thông báo trường hợp nhiễm COVID-19 đầu tiên, người bệnh đi du lịch vừa mới trở về từ Vũ Hán. Ngày 23/1/2020, 2 du khách Trung Quốc đến Milan (Ý), ngày 30/1 trở thành trường hợp nhiễm COVID-19 đầu tiên được phát hiện ở Ý.

Theo báo cáo, trong thời kỳ đầu bùng phát COVID-19, ĐCSTQ quyết định không chia sẻ thông tin ra bên ngoài. Hậu quả trực tiếp của cách làm này chính là dịch bệnh lây lan nhanh hơn nhiều so với thông tin mà họ công bố, dẫn đến các nước cũng bị trở ngại trong phòng ngừa dịch lây lan.

Báo cáo cho rằng, nếu ĐCSTQ cung cấp thông tin chuẩn xác trong giai đoạn quan trọng, việc ngăn chặn virus lan truyền ra ngoài là có khả năng làm được.

Một nghiên cứu của Đại học Southampton tại Anh Quốc phát hiện, nếu sự hồi đáp của ĐCSTQ về dịch bệnh sớm 1 tuần, 2 tuần hoặc 3 tuần, thì số ca lây nhiễm có thể giảm lần lượt 66%, 86% và 95%.

Trung Quốc (ĐCSTQ) là một trong 194 nước ký kết “Điều lệ Y tế Quốc tế” vào năm 2005, cho nên vụ việc nói trên đối với ĐCSTQ là có sự ràng buộc về luật pháp. Ông James Kraska, Giám đốc Trung tâm Luật quốc tế Stockton (Stockton Center for International Law) thuộc Học viện Chiến tranh Hải quân Mỹ, kiêm Giáo sư Luật biển Quốc tế cho biết, về sự kiện đột phát liên quan đến khả năng cấu thành ẩn hoạn về y tế công cộng, ĐCSTQ có trách nhiệm nhanh chóng thu thập thông tin, đồng thời cần có được cống hiến mà trước đó đã đạt được nhận thức chung với quốc tế.

Điều 6 trong “Điều lệ Y tế Quốc tế” yêu cầu các nước cung cấp nhanh chóng, kịp thời, chính xác thông tin đầy đủ và chi tiết về tình huống y tế công cộng khẩn cấp tiềm ẩn, để có biện pháp phòng chống dịch bệnh lan rộng ra thế giới.

Điều số 10 còn có một nhiệm vụ, xác minh các báo cáo không chính thức về nguồn gốc vi sinh vật gây bệnh đối với các nước. Các nước cần cung cấp thông tin kịp thời và minh bạch trong 24 giờ, đồng thời tham gia vào công tác phối hợp đánh giá về những rủi ro xuất hiện. Tuy nhiên, ĐCSTQ từ chối viện trợ điều tra virus mà WHO đề xuất vào tuần cuối tháng Một (và cả đề xuất của Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Bệnh tật Mỹ hồi đầu tháng Hai), trong khi đó họ lại không đưa ra bất cứ giải thích nào.

Trong báo cáo, HJS nói, Chính phủ Trung Quốc do ĐCSTQ lãnh đạo chưa thực hiện nghĩa vụ của mình. Thực tế, điều này ít nhất có thể là hành vi cố ý nói dối.

Báo cáo nói, hành động của ĐCSTQ là xuất phát từ kịch bản chuyên chế của họ. ĐCSTQ có ý đồ che giấu thông tin xấu ở trong nước với thế giới bên ngoài. Bắc Kinh lặp lại nhiều sai lầm hồi năm 2003, khi đó họ gây trở ngại thông tin về nguy cơ dịch SARS, từ đó khiến cho nguy cơ trở lên nghiêm trọng hơn.

Còn hiện tại, nguy cơ này khác với dịch SARS ở chỗ, ĐCSTQ bố trí một phong trào tuyên truyền tin tức giả tiên tiến và phức tạp để đưa ra hồi đáp nhằm thuyết phục thế giới: Bắc Kinh không những không nên gánh vác trách nhiệm về nguy cơ dịch bệnh này, ngược lại, thế giới cần biểu thị sự cảm kích với những gì mà ĐCSTQ đã làm. ĐCSTQ phát động hoạt động tuyên truyền quy mô lớn trên Twitter, lợi dụng hàng chục ngàn tài khoản Twitter của “đảng năm xu” để phục vụ mục đích này của họ.

Báo cáo nói, thực tế là ĐCSTQ phải chịu trách nhiệm đối với việc COVID-19 lan truyền. Nếu toàn cầu cùng kiện Bắc Kinh theo luật pháp, ĐCSTQ có thể phải trả khoản bồi thường khổng lồ. Báo cáo này ghi lại sai lầm của ĐCSTQ trong thời kỳ đầu bùng phát dịch, và phân tích xem sai lầm này dẫn đến virus lây lan như thế nào.10 con đường pháp lý mà các nước có thể dùng để kiện ĐCSTQ

Báo cáo tổng kết 10 con đường pháp lý mà các nước có thể dùng để yêu cầu ĐCSTQ tiến hành bồi thường cho những tổn thất do dịch bệnh lây lan gây ra. Báo cáo nói, những nhà hoạch định chính sách của các nước có thể hy vọng sử dụng những con đường này, có 2 nguyên nhân: Đầu tiên là, chống lại dịch bệnh đã khiến các nước phải chịu gánh nặng khổng lồ về kinh tế; Thứ hai, muốn trật tự quốc tế dựa trên quy tắc theo đúng nghĩa thì cần phải duy hộ nó. Trong sự kiện COVID-19, ĐCSTQ đã vi phạm luật quốc tế, dẫn đến kinh tế toàn cầu bị phá hoại, khiến rất nhiều người thiệt mạng. Nếu lần này, cộng đồng quốc tế không đưa ra hồi đáp nào về hành vi vi phạm luật quốc tế, vậy thì lúc nào họ (ĐCSTQ) mới đưa ra hồi đáp?

Báo cáo cho rằng, lựa chọn hành động cần dũng khí, cũng cần toàn cầu đoàn kết. ĐCSTQ có hồ sơ phản ứng mạnh mẽ đối với các mối đe dọa mà họ cảm thấy trên trường thế giới. Do đó, nhiều quốc gia yêu cầu bồi thường cùng nhau hành động sẽ càng có lợi, cũng có thể hành động dưới sự hỗ trợ của một tổ chức quốc tế.

Những quốc gia này có thể thông qua 10 con đường pháp lý dưới đây để yêu cầu ĐCSTQ bồi thường:

  1. Báo cáo tranh chấp lên WHO, nói rõ ĐCSTQ vi phạm nghĩa vụ được quy định trong Điều lệ Y tế Quốc tế;
  2. Trình yêu cầu bồi thường lên Tòa án Quốc tế;
  3. Thông qua Tòa án Trọng tài Thường trực (Permanent Court of Arbitration) thụ lý tố tụng;
  4. Cá nhân, công ty hoặc quốc gia căn cứ vào Hiệp định Đầu tư Quốc tế để có biện pháp giải quyết tranh chấp;
  5. Căn cứ vào quy định của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển để có biện pháp hành động;
  6. Căn cứ vào quy tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới để lựa chọn hành động liên quan;
  7. Đệ đơn tố tụng lên tòa án Hồng Kông, cáo buộc hành vi của ĐCSTQ vi phạm quyền lợi của quy định Công ước Quốc tế về quyền lợi kinh tế, xã hội và văn hóa;
  8. Đệ đơn tố tụng về tình huống ngoại lệ phù hợp với Đạo luật miễn trừ có chủ quyền nước ngoài (FSIA) đối với ĐCSTQ lên Tòa án Liên bang Mỹ;
  9. Đệ đơn tố tụng thực thể thương mại có liên quan đến Chính phủ ĐCSTQ lên Tòa án Liên bang Mỹ;
  10. Đệ đơn tố tụng thực thể thương mại có liên quan đến Chính phủ ĐCSTQ lên Tòa án Anh Quốc.
\"ĐCSTQ

(Ảnh: Shutterstock, Trí Thức VN đồ họa)

Kêu gọi buộc ĐCSTQ chịu trách nhiệm trên toàn cầu

Mới đây, trong cuộc trao đổi trên Breitbart News Saturday, Thượng nghị sĩ Cộng hòa Marsha Blackburn nói rằng Hoa Kỳ cần phải gây áp lực mạnh mẽ để buộc Trung Quốc phải chịu trách về đại dịch virus corona Vũ Hán. Bà Thượng nghị sĩ cũng nhấn mạnh thế giới cần phải điều tra ảnh hưởng của Trung Quốc trong các tổ chức quốc tế quan trọng, trong đó có Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Hôm thứ Hai 6/4, Chủ tịch Ủy ban Tư pháp Thượng viện Hoa Kỳ, ông Lindsey Graham cho rằng Trung Quốc phải trả giá, theo nghĩa đen, cho những hành động của họ đối với dịch bệnh virus corona đã khiến nó lây lan khắp nơi trên thế giới. “Theo tôi, toàn thế giới nên gửi cho Trung Quốc một tờ hóa đơn thanh toán cho đại dịch này. Đây là trận đại dịch thứ ba đến từ Trung Quốc và chúng đến từ những chợ động vật hoang dã, nơi họ bán cả dơi và khỉ đã nhiễm virus, mang theo virus, hòa vào các nguồn cung cấp thức ăn. Nếu là tôi thì chắc chắn tôi sẽ khiến Trung Quốc trả giá rất lớn,” thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa nói trong một chương trình của kênh Fox News.

Giáo sư luật học người Mỹ gốc Hàn John Yoo tại Đại học California-Berkeley có bài viết đăng trên trang National Review cho biết, hiện tại cộng đồng quốc tế đã có biết được việc ĐCSTQ che giấu dẫn đến dịch bệnh mất kiểm soát. Bài viết lấy ví dụ, Mỹ có thể chấm dứt hợp tác thương mại với Chính phủ ĐCSTQ, tịch biên tài sản của doanh nghiệp quốc hữu Trung Quốc. Còn có thể thông qua con đường pháp luật để tịch thu tài sản của “Một vành đai, Một con đường” của Chính phủ ĐCSTQ tại các nước trên thế giới, đồng thời yêu cầu Chính phủ ĐCSTQ dùng phương thức xóa nợ để bồi thường tổn thất cho các nước.

Trước đó, tại thành phố Boca Raton, Florida, ngày 13/3, công ty luật Berman Law Group chuyên về các vụ kiện thương tích cá nhân (Berman Law Group, gọi tắt là BLG), đã đại diện cho “Hoa Kỳ, các cá nhân cùng chủ doanh nghiệp tại Florida”, khởi kiện ĐCSTQ và bộ máy chính quyền các cấp của thể chế này, trước những tổn thất mà họ gặp phải do đại dịch viêm phổi corona (hay còn gọi viêm phổi Trung Cộng, SARS-CoV-2).

Salvatore Babones, một nhà xã hội học nổi tiếng kiêm phó giáo sư người Úc tại Đại học Sydney, tin rằng việc ĐCSTQ che giấu sự thật đã mang lại thảm họa cho thế giới, phải bị lên án và phải chịu trách nhiệm. “Không còn nghi ngờ gì nữa, ĐCSTQ phải chịu trách nhiệm không thể chối cãi về những cái chết do dịch bệnh gây nên và thiệt hại gây ra cho nền kinh tế. Chính quyền ĐCSTQ hiểu rõ rằng việc che giấu sự thật về virus sẽ gây ra những cuộc khủng hoảng nào. Mặc dù ĐCSTQ có đầy đủ luật pháp minh xác, nhưng lại không chấp hành những quy định này. Điều quan trọng nhất là khi bệnh dịch bùng phát, chính quyền ĐCSTQ đã chọn cách đàn áp thông tin chân thực. Phản ứng của ĐCSTQ đối với virus đã vi phạm quyền con người cơ bản của hàng triệu người.”

Hiệp hội Luật sư Ấn Độ sẽ kiện Chính phủ ĐCSTQ lên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, yêu cầu ĐCSTQ chịu trách nhiệm vì che giấu dịch bệnh khiến cho virus lây lan ra toàn cầu. Hiện tại, hồ sơ vụ kiện này đã được đệ trình lên Tòa án Liên bang Texas.

Ngoài ra, theo Arab News – tờ báo tiếng Anh của Ả Rập Xê-út đưa tin hôm 7/4, một luật sư người Ai Cập tên Mohamed Talaat trú tại tỉnh Gharbia ở phía Nam Châu thổ sông Nile, căn cứ vào báo cáo của nhiều kênh truyền thông về việc ĐCSTQ chế tạo virus làm vũ khí sinh học, đã đệ đơn khởi kiện đối với Tổng Bí thư ĐCSTQ Tập Cận Bình.

Bài Liên Quan

Leave a Comment