Virus corona: Các thuyết âm mưu \’chọi nhau\’ từ Mỹ và TQ

Virus corona: Các thuyết âm mưu \’chọi nhau\’ từ Mỹ và TQ

Shayan Sardarizadeh và Olga RobinsonBBC Monitoring

\"Composite
Image captionTrên mạng thời gian qua tràn ngập các đồn đoán về nguồn gốc của virus corona chủng mới

Từ giai đoạn đầu khi virus corona bắt đầu bùng phát, các thuyết âm mưu về nguồn gốc và quy mô của bệnh đã được lan truyền trên các nền tảng trực tuyến.

Trong số này có tuyên bố sai lầm rằng virus là một phần của \”chương trình vũ khí sinh học bí mật\” của Trung Quốc, và một tuyên bố vô căn cứ rằng một nhóm gián điệp Canada-Trung Quốc đã gửi virus corona cho Vũ Hán.

Tuyên bố rằng virus này do con người tạo ra đã bị nhiều nhóm thuyết âm mưu đẩy lên Facebook, bao trùm các tài khoản Twitter và thậm chí còn chen được vào chương trình truyền hình nhà nước Nga trong giờ cao điểm.

Và nhiều tháng sau khi bùng phát, những thuyết này không những không phai mờ, mà còn có thêm những tuyên bố mới, chưa được xác minh, được các quan chức chính phủ, chính trị gia cao cấp và các cơ quan truyền thông ở Trung Quốc và Hoa Kỳ, cổ súy.

\’Nghi vấn\’

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên đã nhiều lần cổ súy – mà không có bằng chứng – cho ý tưởng theo đó nói Covid-19 có thể có nguồn gốc từ Mỹ.

Hôm 12/3, ông Triệu nói trong một tweet rằng có thể chính quân đội Hoa Kỳ đã mang virus đến Vũ Hán.

Một ngày sau đó, ông tweet một bài báo của trang web Global Research với tiêu đề \”Bằng chứng nữa cho thấy virus có nguồn gốc từ Mỹ\” và kêu gọi người đọc và chia sẻ nó. Bài báo này sau đó đã bị xóa.

Nhật báo Hoàn cầu Thời báo của Trung Quốc lập lại suy nghĩ của ông Triệu Lập Kiên. Trong khi nhấn mạnh là nhà ngoại giao này đưa ra tuyên bố trong \”tư cách cá nhân\”, nhận xét của ông đã gây được tiếng vang \”với những nghi vấn tương tự được đưa ra bởi công chúng Trung Quốc\”, tờ báo viết.

Các tuyên bố của ông Triệu cũng đã được khuếch đại bởi một số đại sứ quán và người dùng của phương tiện truyền thông xã hội Trung Quốc tại nhiều khu vực khác nhau trên thế giới.

\"\"/
Virus corona: những bệnh nhân đầu tiên tiêm thử vaccine

Kerry Allen, chuyên theo dõi tình hình Trung Quốc của bộ phận BBC Monitoring, nói rằng trong trong khi ông Triệu nổi tiếng là một người thẳng thắn – đặc biệt là trên phương tiện truyền thông xã hội – ông có một tính cách khác với Trung Quốc đại lục và không nhất thiết phải luôn thể hiện quan điểm của giới lãnh đạo.

Được thành lập vào năm 2001 tại Canada, Global Research là trang web của Trung tâm Nghiên cứu Toàn cầu. Theo PolitiFact, một trang web kiểm tra thực tế độc lập có trụ sở tại Hoa Kỳ, Global Research \”đã đưa ra các thuyết âm mưu chuyên sâu về các chủ đề như 9/11, vaccine và tình trạng nóng ấm toàn cầu\”.

Bài báo mà ông Triệu tweet đi được chấp bút bởi cây bút thường xuyên là Larry Romanoff, người nhắc lại kết luận từ bài viết trước đó của ông – hiện đã bị xóa – rằng virus không bắt nguồn từ Trung Quốc.

Nhưng nghiên cứu và bài báo của Trung Quốc trên tạp chí Khoa học mà ông trích dẫn không thực sự đặt câu hỏi Trung Quốc có phải là nơi bùng phát của virus corona hay không. Thay vào đó, họ chỉ đề xuất rằng cụ thể chợ hải sản tươi sống ở Vũ Hán có thể không phải là nơi khởi phát dịch bệnh.

Ông Romanoff cũng tuyên bố rằng các nhà khoa học Nhật Bản và Đài Loan \”đã xác định rằng virus corona mới có thể có nguồn gốc từ Mỹ\”.

Nhưng kết luận dường như được dựa trên một tường trình hồi tháng Hai của truyền hình Nhật Bản mà giờ đây đã bị lật tẩy, và tuyên bố của ông giáo sư ngành dược chuyển thành chính trị gia từ một đảng thân Bắc Kinh trên truyền hình Đài Loan, mà ông Romanoff mô tả sai là \”nhà virus học hàng đầu\” khi đề cập đến ông này lần đầu tiên.

Ông Romanoff cũng tuyên bố – mà không có bằng chứng chứng minh – rằng phòng thí nghiệm mầm bệnh của quân đội Hoa Kỳ tại Fort Detrick, Maryland, có thể là nguồn gốc của virus. Ông nói thêm rằng \”điều này sẽ không gây ngạc nhiên\” vì cơ sở này đã \”đóng cửa hoàn toàn\” vào năm ngoái do \”không có biện pháp bảo vệ để ngăn chặn rò rỉ mầm bệnh\”.

Trên thực tế, như tờ New York Times đưa tin vào thời điểm đó, cơ sở này không phải là ngừng hoạt động mà chỉ tạm dừng hoạt động nghiên cứu, và một phát ngôn viên cho biết \”không có rò rỉ tài liệu nguy hiểm nào bên ngoài phòng thí nghiệm\”.

\’Đặc thù Trung Quốc\’

Ông Romanoff tự nhận mình là \”nhà tư vấn quản lý và doanh nhân đã nghỉ hưu\” và là \”giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Phúc Đán của Thượng Hải, trình bày nghiên cứu về các vấn đề quốc tế cho các lớp EMBA cao cấp\”.

Theo Wall Street Journal, giới chức tại hai chương trình MBA của trường đại học không biết gì về ông Romanoff.

BBC News đã yêu cầu Đại học Phúc Đán xác nhận liệu ông Romanoff có bất kỳ liên kết nào với trường như một giáo sư thỉnh giảng hay không nhưng chưa nhận được phản hồi.

\"\"/
Dịch Covid-19: Tiền cứu trợ từ đâu ra?

Là người viết bài thường xuyên cho Global Research, hầu hết các bài viết của ông Romanoff có vẻ chỉ trích Mỹ và ủng hộ Trung Quốc, bao gồm một bài báo trong đó ông mô tả cuộc biểu tình của sinh viên Quảng trường Thiên An Môn 1989 là một \”cuộc cách mạng màu do người Mỹ xúi bẩy\”.

Trong một số tuyên bố đáng nghi ngờ khác, ông nói với một podcast trong tháng này rằng trong giai đoạn đầu của dịch bệnh, Covid-19 mang tính \”đặc thù Trung Quốc\” và không lây nhiễm cho những ai có nguồn gốc và chủng tộc khác.

BBC News đã tiếp cận ông Romanoff để yêu cầu bình luận nhưng chưa nhận được phản hồi.

\’Vô tình thoát ra\’

Tuyên bố của các viên chức trong chính phủ và phương tiện truyền thông Trung Quốc về việc virus có thể có nguồn gốc từ Hoa Kỳ đã khiến Tổng thống Mỹ Donald Trump, người gọi Covid-19 là \”virus Trung Quốc\” có phản ứng. Ngoại trưởng Mike Pompeo đã đòi Trung Quốc phải ngừng lan truyền \”thông tin sai lệch\”.

Tổng thống Trump gần đây tuyên bố rằng ông sẽ ngừng tài trợ cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cáo buộc tổ chức này là \”thiên Trung Quốc\”. Đáp lại, Tổng giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus nói đây \”không phải là lúc\” để cắt giảm ngân sách dành cho cơ quan thuộc Liên Hiệp Quốc này.

Nhưng một số chính trị gia và nhà bình luận Mỹ cũng đã đưa ra những tuyên bố vô căn cứ về nguồn gốc của virus.

Người dẫn chương trình của Fox News, Tucker Carlson, đã trích dẫn một nghiên cứu nêu lên khả năng virus corona \”vô tình thoát ra khỏi một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán\”.

Các thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Tom Cotton và Ted Cruz cũng đều đưa ra cùng một suy đoán.

Nghiên cứu được công bố vào đầu tháng Hai dưới dạng \”bản in trước\” hoặc bản thảo sớm của hai nhà nghiên cứu Trung Quốc – Botao Xiao và Lei Xiao từ Đại học Công nghệ Nam Trung Quốc tại Quảng Châu – và không được đồng nghiệp đánh giá. Nó kết luận rằng \”virus corona chết người có lẽ có nguồn gốc từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán\”.

\"Tổng
Image captionTổng thống Trump cáo buộc là WHO thiên Trung Quốc

Nhưng ông Xiao sau đó nói với tờ Wall Street Journal rằng ông đã rút lại nghiên cứu. \”Suy đoán về nguồn gốc có thể được dựa trên các bài nghiên cứu đã được công bố và trên truyền thông, nhưng không được hỗ trợ bởi bằng chứng trực tiếp\”, tờ Wall Street Journal dẫn lời ông Xiao nói.

Washington Post đưa tin giữa tháng Tư rằng hai nhà ngoại giao khoa học từ Đại sứ quán Hoa Kỳ đã đến thăm Viện Virus học Vũ Hán năm 2018 và cảnh báo Washington về \”sự an toàn không đầy đủ tại phòng thí nghiệm, nơi đang tiến hành các nghiên cứu rủi ro về virus corona từ dơi\”.

Jeremy Konyndyk, người dẫn đầu nỗ lực đối phó của Hoa Kỳ trước dịch Ebola, đã tweet khi trả lời các báo cáo về rò rỉ phòng thí nghiệm tình cờ: \”Khoa học không loại trừ nguồn gốc từ phòng thí nghiệm nhưng có vẻ điều đó rất khó xảy ra.\”

Bài Liên Quan

Leave a Comment