Biển Đông: Đại sứ Mỹ tại VN ‘kịch liệt’ phản đối và lên án TQ
Trong một động thái đáng chú ý, hôm 28/4/2020, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, ông Daniel Kritenbrink đã công khai nói với truyền thông Việt Nam rằng Mỹ phản đối kịch liệt và lên án các hành vi \’phi pháp, khiêu khích\’ của Trung Quốc trên Biển Đông khi lợi dụng thế giới và khu vực mắc bận đối phó với đại dịch Covid-19.
\”Chúng tôi kịch liệt phản đối và lên án Trung Quốc lợi dụng việc các nước trong khu vực đang tập trung chống dịch để thúc đẩy những hành vi phi pháp và mang tính khiêu khích ở Biển Đông,\” ông Krintenbrink nói hôm thứ Ba, khi trả lời phỏng vấn Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV).
\”Thay vì cùng tham gia tập trung chống dịch Covid-19 với các nước khác, Trung Quốc trong vài tháng qua đã tiến hành nhiều hành vi khiêu khích gây bất ổn trong khu vực như đâm chìm tàu cá của Việt Nam gần quần đảo Hoàng Sa, điều các tàu ra dọa dẫm tàu các nước khác cũng như tuyên bố thành lập các khu hành chính mới ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trung Quốc cũng đã thiết lập \”các trạm nghiên cứu đại đương\” trên đá Subi và đá Chữ thập.
\”Đây không phải là những hành vi thể hiện thiện chí đối tác cũng như có thể giúp Trung Quốc nhận được sự tin cậy trong khu vực. Tôi muốn nhắc lại quan điểm đã nêu ở trên, Mỹ kịch liệt lên án và phản đối những hành vi khiêu khích của Trung Quốc khi lợi dụng tình hình dịch bệnh để thúc đẩy những hành vi phi pháp và hiếu chiến hòng đạt được những yêu sách phi lý.\”
Quan chức ngoại giao Hoa Kỳ nhân dịp này nhấn quan điểm của Mỹ qua các động thái của hai cơ quan là Bộ Ngoại giao và cả Bộ Quốc phòng Mỹ, trong đó kêu gọi các quốc gia trong khu vực \’lên tiếng phản đối hành vi Trung Quốc\’ và tái khẳng định các nguyên tắc, quan điểm của Mỹ về an ninh khu vực:
\”Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng Mỹ đều đã ra tuyên bố lên án hành vi lợi dụng việc các nước tập trung chống dịch để thúc đẩy những yêu sách phi pháp của Trung Quốc.
\”Chúng tôi cho rằng, điều quan trọng nhất hiện nay là mọi quốc gia trong khu vực cần lên tiếng phản đối hành vi này của Trung Quốc. Trong hai tuyên bố được nêu ở trên, tôi muốn nhấn mạnh tuyên bố của Ngoại trưởng Mike Pompeo trong đó nêu bật 2 yếu tố quan trọng:
\”Thứ nhất là tái khẳng định cam kết của Mỹ đối với khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và mối quan hệ đối tác với Việt Nam. Thứ hai, tôi cho rằng, tuyên bố của Ngoại trưởng Mike Pompeo cũng nhấn mạnh đến sức mạnh của mối quan hệ đối tác toàn diện Việt-Mỹ…\”.
Đại sứ Mỹ tại Hà Nội kêu gọi các quốc gia tin tưởng vào những \”nguyên tắc và giá trị\” mà Mỹ chia sẻ, đồng thời nhấn mạnh mục tiêu chung vào thời điểm hiện nay ở Biển Đông và khu vực:
\”… Chúng tôi kêu gọi mọi quốc gia tin tưởng vào những nguyên tắc và giá trị nêu trên cần lên tiếng mạnh mẽ. Đó chính là lý do Mỹ đang khuyến khích các quốc gia cùng phản đối các hành vi sai trái của Trung Quốc và rất nhiều đối tác và bạn bè của chúng tôi đã làm như vậy.
\”Tôi được biết, Việt Nam đã ra tuyên bố bày tỏ quan ngại về những hành vi khiêu khích của Trung Quốc. Philippines cùng rất nhiều đối tác khác trong khu vực như Australia và Nhật Bản cũng đã làm như vậy. Mục tiêu của chúng ta là nhấn mạnh điều quan trọng nhất trong thời điểm này chính là cần có các biện pháp thúc đẩy hòa bình, thịnh vượng trong khu vực trong khi tập trung ứng phó với Covid-19 chứ không phải những bước đi có thể làm mất ổn định trong khu vực.\”
\’Tiếp cận Hoàng Sa và tập trận\’
Trong một diễn biến liên quan ở khu vực, hôm 28/4, kênh truyền hình quốc tế Trung Quốc CGTN nói các lực lượng của Trung Quốc ở khu vực đang \”theo dõi một tàu chiến của Mỹ áp sát Hoàng Sa\” mà Trung Quốc gọi là Tây Sa.
Các nguồn tin theo dõi thời sự trên Biển Đông từ phía Mỹ trong dịp này cũng được trích thuật cho hay ngày 28/4 Hoa Kỳ đã thông báo một tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Barry (DDG-52) của nước này đã \”tiến vào vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa\”.
Tuần trước, đài VOA của Hoa Kỳ xác nhận và đưa tin các lực lượng hải quân Mỹ và Úc đã triển khai một cuộc tập trận chung trên Biển Đông với sự tham gia của tuần dương hạm USS Bunker Hill, tàu đổ bộ tấn công USS America và tàu hộ vệ HMAS Parramatta hôm 18/4.
Các động thái diễn ra sau khi Bộ Ngoại giao Mỹ cùng ngày trên đã lên tiếng bày tỏ quan ngại sâu sắc trước thông tin về \”những hành động khiêu khích liên tiếp của Trung Quốc nhắm đến hoạt động phát triển dầu và khí đốt xa bờ\”, đồng thời với việc Trung Quốc điều một nhóm tàu, trong đó có tàu thăm dò Hải dương Địa chất 8 (HD-8), hiện diện ở khu vực nam Biển Đông, tiếp cận gần tới cả Malaysia.
Về phần mình, Trung Quốc nhiều lần phát biểu cho hay nước này thực hiện các hoạt động \’nghiên cứu khoa học\’ bên cạnh các hoạt động khác theo đúng luật pháp quốc tế và kế hoạch.
Hôm 17/4, Trung Quốc cũng gửi lên LHQ một công hàm cáo buộc Việt Nam xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc và chiếm đóng trái phép biển, đảo của Trung Quốc ở khu vực.
Bắc Kinh gửi kèm lên LHQ các bằng chứng ủng hộ chủ quyền của mình tại Hoàng Sa, Trường Sa, trong đó có bản công hàm từ năm 1958 của Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Phạm Văn Đồng, gửi người đồng cấp Chu Ân Lai, Thủ tướng Quốc vụ Viện CHND Trung Hoa như một viện dẫn,