Việt Nam: Tòa án ‘nên nỗ lực chống oan sai, thay vì dựng tượng’

Việt Nam: Tòa án ‘nên nỗ lực chống oan sai, thay vì dựng tượng’

\"Mô
Image captionMô hình TAND Tối cao với tượng Lý Thái Tông

Nhân dự án lập tượng Vua Lý ở ngành Tòa án của Việt Nam đang là tâm điểm dư luận mới đây, BBC hỏi bình luận của một số người tại Việt Nam quanh vấn đề dựng tượng đài.

Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện, từ Viện nghiên cứu Hán Nôm, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam nói với BBC News Tiếng Việt hôm 01/5/2020:

\”Theo tôi, thực chất của việc dựng tượng đài là một dự án tiêu tiền ngân sách. Vì sao việc dựng tượng đài lại trở nên rầm rộ trong nhiều năm trở lại đây?

\”Là vì dự án tượng đài có lá bùa là liên quan đến lãnh tụ và các vị anh hùng dân tộc hoặc những nhân vật nổi tiếng trong sử sách. Việc dựng tượng đài sẽ đảm bảo về mặt chính trị khiến cho cấp trên nhanh chóng phê duyệt, đồng tình và ít khi bị bác bỏ.

\”Từ lá bùa này, việc dự toán và quyết toán thuận lợi, vì sẽ không ai để xảy ra lùm xùm sợ ảnh hưởng đến chính trị. Số tiền làm tượng đài bao giờ cũng khủng và việc đội giá sẽ bị bỏ qua. Đó là lý do mà phong trào làm tượng đài trở nên rầm rộ.\”

Trước câu hỏi ngành Tòa án và ngành khoa học lịch sử, ngành mỹ thuật, điêu khắc, tạc tượng, đặc biệt là những bên tư vấn, tham mưu chuyên môn cho dự án, có thể có những việc gì đáng làm và ưu tiên hơn, Tiến sỹ Xuân Diện nói:

\”Qua vụ việc dựng tượng Vua Lý Thái Tông cho thấy là thứ nhất ngành Toà án đưa ra tối kiến và khi bị dư luận phản đối thì chống chế yếu ớt.

\”Thứ hai, các giáo sư, tiến sĩ tham gia tư vấn thì tệ hơn nữa. Họ không hiểu biết hoặc cố tình đánh lẫn lộn \”nhân vật tiêu biểu\” với \”biểu tượng\” và xúi Toà án tối cao đi vào chỗ bế tắc.

\”Thứ ba là nhà điêu khắc thì lười sáng tạo và đi theo lối mòn sáo rỗng dẫn đến ba mẫu thiết kế vừa mâu thuẫn Á – Âu, vừa rập khuôn máy móc và kém sáng tạo, lệ thuộc, sao chép.

\”Và cuối cùng thứ tư, về phối cảnh kiến trúc cũng vậy. Đó là một bản vẽ pha trộn Á – Âu, mô phỏng đơn giản, kém sáng tạo.

\”Bản vẽ ban đầu phối cảnh Quảng trường Công lý, nơi đặt tượng Vua Lý, rất lạ. Cột vòng cung tại sảnh tòa sẽ khiến người ta nghĩ ngay đến vành móng ngựa. Đặt Vua như vậy, nhìn ngoài vào khác gì Vua đang đứng sau vành móng ngựa. May là dừng\”.

Tuy nhiên qua sự kiện này, Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện cũng rút ra thêm một số điểm mà theo ông là đáng tuyên dương:

\”Mạng xã hội nhanh chóng lên tiếng, giới luật sư rất có trách nhiệm, báo chí làm đúng chức năng và kịp thời; và Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao biết lắng nghe, biết sợ dư luận.\”

\"Tượng
Image captionTượng đài Vua Lý Thái Tổ ở Hà Nội

\’Đất nước của tượng đài và lăng mộ?\’

Cũng hôm thứ Sáu, khi được BBC News Tiếng Việt liên lạc, Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Chu, một nhà quan sát từ Việt Nam, nhắc lại quan điểm mà ông đã viết mới đây trên Facebook:

\”Dựng tượng tiêu biểu ngành, tạc tượng lưu danh các chánh án, có phải Tòa án Nhân dân Tối cao đang muốn tiên phong mở đường cho một xu thế làm suy yếu đất nước?

\”Nếu bộ nào cũng dựng tượng các bộ trưởng, ngành nào cũng dựng tượng đầu ngành, thì đất Hà Nội đâu đủ chỗ cho các tượng đây?

\”Những năm gần đây, hình thành phong trào xây tượng đài. Cả nước xây tượng đài. Tốn kém vô kể về tiền bạc và đất đai.

\”Cũng những năm gần đây, hình thành phong trào xây lăng mộ. Các quan càng to lăng mộ càng lớn. Có người lăng mộ còn chiếm nhiều đất hơn cả vua.\”

Theo Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Chu, người ta không thể \”lưu danh cho hậu thế\” bởi tượng đài và lăng mộ do mình tự dựng lên. Hậu thế sẽ dỡ bỏ nếu hậu thế không tự nguyện tôn vinh.

Ông Nguyễn Ngọc Chu đề nghị:

\”Điều mà Tòa án Nhân dân Tối cao cần làm – là chấm dứt các án oan sai, chấm dứt hối lộ trong xử án, chấm dứt án bỏ túi, chấm dứt chạy án, và loại bỏ các quan tòa dốt nát về trình độ, băng hoại về đạo đức ra khỏi ngành tòa án. Lúc đó nhân dân sẽ tự động tôn vinh ngành tòa án.

\”Đừng biến Việt Nam thành đất nước của tượng đài và lăng mộ,\” Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Chu viết trên Facebook cá nhân của ông.

Bài Liên Quan

Leave a Comment