‘Xả thân cứu bệnh nhân Covid nhưng ngày mai tôi có thể bị trục xuất’
Stephanie HegartyPhóng viên mảng Dân số
Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ đang xem xét một đạo luật có thể khiến hàng trăm ngàn người được đưa vào nước này bất hợp pháp khi còn nhỏ, có nguy cơ bị trục xuất.
Đạo luật Dreamers (được thông qua vào năm 2012) cho những người trẻ tuổi này cơ hội làm việc và học tập hợp pháp tại Mỹ, nhưng Donald Trump muốn lật ngược nó. Một số người có nguy cơ bị trục xuất là nhân viên y tế đối phó với đại dịch virus corona.
Vào đầu tháng Tư, một hàng dài xe cảnh sát chạy chậm xung quanh một bệnh viện ở Winston-Salem, North Carolina, với ánh đèn xanh lóe lên dưới ánh mặt trời rực rỡ. Đó là một cử chỉ bày tỏ sự ghi ơn, họ nói, đối với các nhân viên y tế mạo hiểm mạng sống của mình để săn sóc bệnh nhân mắc bệnh Covid-19.
Nhưng với Jonathan Vargas Andres, một y tá điều trị cho bệnh nhân Covid trong phòng cấp cứu của một bệnh viện ở North Carolina, những cử chỉ to lớn này có vẻ hơi trống rỗng.
Ông làm việc trong phòng chăm sóc đặc biệt trong bốn năm trong cùng đơn vị với vợ và anh trai – cũng là y tá – và tuần vừa qua đã chứng kiến sự gia tăng đột biến các bệnh nhân ở phòng này.
Jonathan cũng ở Mỹ không có giấy tờ hợp lệ và trong vài tuần tới, sẽ biết liệu đất nước mà ông mạo hiểm mạng sống của mình để bảo vệ sẽ có quyết định trục xuất mình hay không.
\”Tôi cố gắng không nghĩ về nó bởi vì nếu tôi nghĩ về nó quá lâu, tôi cảm thấy mệt mỏi\”, Jonathan nói trong giọng miền nam, mềm mại của mình. \”Về cơ bản tôi đã phải khoanh vùng ý nghĩ này vì sức khỏe của chính mình.\”
\”Đó là sự sợ hãi hơn là bất cứ điều gì.\”
Đạo luật \’The Dream Act\’
Jonathan là một \’\’Dreamer\’\’, tức người được hưởng quy chế Daca (Deferred Action on Childhood Arrivals), một đạo luật ra đời từ thời cựu tổng thống Obama năm 2012. Đạo luật này, còn gọi là The Dream Act, che chở cho những người trẻ tuổi được đưa đến Mỹ bất hợp pháp khi còn là trẻ em khỏi bị trục xuất. Daca cung cấp cho họ giấy phép làm việc và học tập. Jonathan đến từ Mexico khi ông mới 12 tuổi.
Năm 2017, Donald Trump đã tạm dừng chương trình này và nó hiện đang được Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ xem xét.
Trong vài ngày tới, Jonathan có thể sẽ bất chợt được thông báo rằng ông không còn quyền làm việc hoặc sống ở Hoa Kỳ.
Những ai là \”Dreamers\”?
- Để đủ điều kiện được hưởng quy chế Daca, người nộp đơn năm 2012 phải dưới 30 tuổi và đã sống ở Mỹ từ năm 2007.
- Họ phải đang đi học, vừa mới tốt nghiệp hoặc đã được giải ngũ một cách danh dự.
- Ứng viên phải có một hồ sơ tội phạm trong sạch và trải qua kiểm tra lý lịch của FBI.
Có khoảng 800.000 người được hưởng quy chế Daca ở Hoa Kỳ. Trung tâm Centre for American Progress, một nhóm chuyên gia có khuynh hướng cánh tả ước tính rằng 29.000 người trong số họ là nhân viên y tế tuyến đầu – bác sĩ, y tá, nhân viên y tế – và hơn 12.900 làm việc trong các khía cạnh khác của ngành chăm sóc sức khỏe.
Jonathan mô tả công việc của mình như một sứ mệnh. Ông thích làm y tá mặc dù phải đối mặt với đại dịch trong khi mới chỉ có bốn năm trong sự nghiệp.
\”Nó rõ ràng đáng sợ khi bạn ở trong phòng cấp cứu,\” ông nói. \”Bạn trở nên rất, rất, rất âu lo về những gì bạn chạm vào.\”
\”Nhưng bạn phải tạm bỏ điều đó ra khỏi đầu bởi vì bạn ở đó để tìm cách giúp đỡ những bệnh nhân này. Bạn không phải là quan tâm chính.\”
Bệnh viện của Jonathan Vargas Andres có vừa đủ PPE. Họ đang sử dụng nó một cách tiết kiệm, điều khiến ông lo lắng nhưng cái khó khăn hơn, ông nói, là phải chứng kiến mọi người chết một mình.
\”Rất buồn, rất trầm cảm khi thấy các gia đình phải nói lời tạm biệt cuối cùng qua một chiếc iPad,\” ông chia sẻ. \”Nó không chỉ căng thẳng mà còn cạn kiệt cảm xúc.\”
Ít nhất là trong phòng cấp cứu có sự đoàn kết nhưng đôi khi ông cảm thấy như mình đang sống một cuộc sống hai mặt.
\”Khi tôi đi làm và nói chuyện với đồng nghiệp, họ không biết về tình trạng giấy tờ của tôi\”, ông nói. \”Nhưng sau đó tôi trở về nhà và nhận ra rằng, bạn biết đấy, tôi đang sống dưới radar.\”
\”Bạn thậm chí không biết liệu bất cứ điều gì bạn đang làm để giúp đất nước của bạn có sẽ được đánh giá cao. Và trong một vài tháng, bạn có thể bị trục xuất.\”
Đổi đời
Jonathan sinh ra ở Mexico, tại một thị trấn nhỏ gần Puebla, năm 1990. Cha ông lái xe buýt để kiếm sống nhưng gia đình dù chật vật cũng tạm đủ ăn.
Ông nhớ ngôi nhà họ sống – nó không có cửa sổ, sàn nhà bẩn, không có nước máy.
Cha ông rời Mỹ trước, vào năm 2000, và đưa gia đình qua Mỹ hai năm sau đó.
Cùng với anh trai và mẹ, ông băng qua giòng sông ngăn cách Mexico và Mỹ và đi bộ qua sa mạc, vào Mỹ mà không được phép.
Cho đến năm 2012 cả gia đình sống dưới radar. Là những đứa trẻ không có giấy tờ, chúng có thể học trường công nhưng không được vào trường đại học công lập và trường cao đẳng tư thục quá xa xỉ.
Khi học xong cấp ba ông làm việc lặt vặt. Ông đang sửa lốp xe trong một tiệm bán lốp xe khi chương trình Daca được công bố.
\”Đó là cả một sự đổi đời,\” ông nói. \”Tôi không biết làm thế nào khác để mô tả biến cố đó. Biết rằng tôi sẽ có cơ hội làm việc hợp pháp và có khả năng đi học [trường đại học].\”
Ông đã ở Mỹ được mười năm vào thời điểm đó và mặc dù ông nói rằng cảm thấy mình là người Mỹ, ông không có giấy tờ để chứng minh điều đó.
Khi Daca xảy ra, ông và anh trai ngay lập tức tìm cách gia nhập quân đội nhưng họ đã bị từ chối vì tư cách công dân của họ.
Thay vào đó, mong muốn phục vụ của họ đã đưa họ vào ngành điều dưỡng.
\”Trở về bên kia sông\”
Mặc dù ông yêu thích công việc, bốn năm qua là một thời gian nhiều lo lắng.
Jonathan đã bắt đầu nghiến chặt hàm trong giấc ngủ. Đôi khi ông làm điều đó rất nhiều đến nỗi khớp sưng lên và đau khi ăn hoặc nói chuyện. Đó là một điều kiện thường liên quan đến tình trạng căng thẳng.
\”Tôi đã đối phó với sự căng thẳng này từ năm 2015, khi Donald Trump tuyên bố đang tranh cử tổng thống và điều đầu tiên ông sẽ làm là tấn công người Mexico\”.
\”Đe dọa đó trở nên rất, rất thật khi ông Trump nhậm chức.\”
Kể từ đó Jonathan nói rằng ông ấy cảm thấy nhiều người có thái độ thù địch với mình hơn và đã trải qua sự phân biệt chủng tộc. Ông tin rằng một số người bây giờ cảm thấy họ có quyền bày tỏ sự kỳ thị.
Ông mô tả một sự cố bên ngoài phòng tập thể dục của mình trước khi phong tỏa, trong đó một người đàn ông hét lên những lời phân biệt chủng tộc và bảo ông ta \”trở về bên kia sông\’\’ vì ông đậu xe không đúng cách.
Ngụy trang
Jonathan kết hôn hai năm trước và vợ ông là một công dân Mỹ. Ông đang xin thẻ xanh, nhưng đó không phải là điều đương nhiên sẽ được. Việc vào Mỹ bất hợp pháp khi còn nhỏ có thể là điều gây bất lợi cho ông.
Nếu một đứa trẻ không có giấy tờ không rời khỏi Hoa Kỳ trong vòng một năm sau khi 18 tuổi, đứa trẻ này phải chịu trách nhiệm pháp lý cho việc nhập cảnh của mình.
Và nếu phán quyết của Tối cao Pháp viện lạ tạm dừng chương trình Daca, Jonathan có thể mất quyền làm việc.
Jonathan đang cố gắng không nghĩ về những gì sẽ xảy ra nếu quyết định của Tối cao Pháp viện bất lợi cho mình. Jonathan nói ông sẽ không đến Mexico, ông không tin nghề y tá có giá trị ở đó nhưng ông và anh trai đã nghiên cứu việc chuyển đến Canada.
Ông sẽ phải rời xa cha mẹ và bỏ lại cuộc sống mình đã sống sau 18 năm. Ông hiện đang học bán thời gian để có thêm bằng cấp về điều dưỡng, ông cũng có thể phải bỏ việc đó.
Mặc dù nỗi sợ hãi về Covid và phán quyết của Tối cao Pháp viện luôn đè nặng lên mình mỗi ngày, ông cảm thấy một cảm giác an toàn trong những thiết bị y tế màu xanh đậm của mình.
\”Đôi khi tôi cảm thấy như thể những bộ quần áo hoặc đồng phục mà tôi mặc đi làm là một loại ngụy trang\”, ông nói. \”Mọi người thấy tôi mặc thiết bị y tế và họ cho rằng tôi là một trong những\” người tốt \”hoặc tôi ở đây một cách hợp pháp.\”
\”Nhưng ngay khi tôi thay đổi ra thường phục, không có cách nào để họ biết tôi là một y tá, vì vậy tôi trở thành một người lưng ướt như họ nghĩ về bất cứ người khác trông giống người châu Mỹ La tinh.\’\’