Các nhà lập pháp Hoa Kỳ yêu cầu NIH giải thích về việc xử lý các nhà khoa học Mỹ làm gián điệp cho Trung Quốc

\"Các

Hạ nghị sĩ Jim Banks (trái) và Mike Gallagher (phải) yêu cầu NIH giải thích về việc xử lý các nhà khoa học Mỹ làm gián điệp cho Trung Quốc.

Các nhà lập pháp Hoa Kỳ yêu cầu NIH giải thích về việc xử lý các nhà khoa học Mỹ làm gián điệp cho Trung Quốc 

 Bình luậnVăn Thiện • 00:25, 04/05/20• 4055 lượt xem

Hai thành viên của Quốc hội đã yêu cầu một lời giải thích từ Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH) về hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ của Trung Quốc tại các tổ chức nghiên cứu y tế do Mỹ tài trợ.

Hạ nghị sĩ Jim Banks và Mike Gallagher đã mở một cuộc điều tra về việc xử lý NIH đối với các trường hợp các nhà khoa học – người nhận tài trợ của Hoa Kỳ nhưng không tiết lộ mối quan hệ của họ với chính quyền Trung Quốc.

Theo Washington Free Beacon, trong một bức thư (pdf) gửi vào ngày 30/4 tới Giám đốc của NIH Francis Collins, các nghị sĩ yêu cầu ông Collins giải thích các thủ tục để xử lý kỷ luật đối với các nhà nghiên cứu có thể đã nhận được tài trợ của Hoa Kỳ nhưng không tiết lộ mối quan hệ của họ với một chính phủ nước ngoài.

Giám đốc chương trình nghiên cứu ngoại khóa của NIH Michael Lauer tiết lộ với Science Magazine rằng, Bắc Kinh đã thâm nhập vào chương trình tài trợ của NIH để có được thông tin về các khoản tài trợ được đề xuất của Hoa Kỳ. Dựa trên thông tin này, các tổ chức Trung Quốc đã thành lập các “phòng thí nghiệm bí mật” mà bắt chước các phòng thí nghiệm của Mỹ để sao chép “nghiên cứu do NIH tài trợ mà họ đánh cắp được”. Ông Lauer không cung cấp thêm chi tiết về các hoạt động này, nhưng đã đề cập đến Chương trình Nghìn Nhân tài (TTP) trong việc đánh cắp tài sản trí tuệ của Bắc Kinh.

Tham khảo cuộc phỏng vấn ông Lauer, bức thư nêu rõ rằng vào tháng 8/2018, “NIH đã mở cuộc điều tra đối với 250 nhà nghiên cứu của cơ quan này do có mối quan hệ đáng ngờ với nước ngoài”.

Ông Laure nói, một cách để xác định liệu các nhà khoa học có mối quan hệ với Bắc Kinh hay không là kiểm tra xem họ có liệt kê các mối liên kết kép khi xuất bản các bài báo khoa học hay không và xem xét kỹ lưỡng những liên kết Trung Quốc trước.

Cuộc điều tra của NIH đã phát hiện ra 5 trường hợp các nhà nghiên cứu gửi thông tin bí mật đến Trung Quốc từ Trung tâm Ung thư Anderson của Đại học Texas.

Theo bức thư, một nhà khoa học đã gửi dữ liệu nghiên cứu bí mật đến Trung Quốc để đổi lấy 75.000 USD và sự bổ nhiệm thời gian một năm theo Chương trình Nghìn Nhân tài. Một nhà khoa học khác từ cùng một tổ chức đã đề nghị chuyển lậu tài liệu nghiên cứu cho Bắc Kinh.

Cả hai nghị sĩ đều nói rằng cách tốt nhất để chống lại gián điệp của Bắc Kinh là loại bỏ những kẻ sai trái, và tuyên dương NIH vì các cuộc điều tra.

Ủy ban Thượng viện về An ninh Tổ Quốc và Chính phủ đã mở một cuộc điều tra lưỡng đảng về kế hoạch tuyển dụng nhân tài của Trung Quốc và nhận thấy rằng từ cuối những năm 1990, “Bắc Kinh đã bắt đầu tuyển dụng các nhà khoa học và nhà nghiên cứu có trụ sở tại Hoa Kỳ và khuyến khích họ chuyển giao tài sản trí tuệ được tài trợ từ tiền thuế của người Mỹ sang Trung Quốc để đổi lấy lợi ích kinh tế và quân sự của Bắc Kinh… trong khi các cơ quan liên bang đã làm rất ít để ngăn chặn việc này”.

Theo một công bố, tiểu ban đã đưa ra một báo cáo về các mối đe dọa đối với các doanh nghiệp nghiên cứu Hoa Kỳ do Kế hoạch Nghìn Nhân tài đặt ra. Báo cáo nói rằng phản ứng của Cục Điều tra Liên bang (FBI) và các cơ quan liên bang khác đối với mối đe dọa này là “chậm” và FBI chỉ bắt đầu có phản ứng từ giữa năm 2018.

Báo cáo cũng cung cấp những trường hợp điều tra về các cá nhân duy trì mối quan hệ không được tiết lộ cho các tổ chức do chính quyền Trung Quốc chỉ đạo. Trong số đó có 2 nhà khoa học, một người làm việc cho một trường y ở Hoa Kỳ, người thứ hai cho một tổ chức nghiên cứu y khoa của Hoa Kỳ, cả 2 đều nhận được tài trợ của NIH. Nhưng họ không tiết lộ rằng họ cũng là giáo sư tại các trường đại học Trung Quốc và cả hai đều nhận được tài trợ từ Quỹ khoa học quốc gia của nước này.

Các nhà lập pháp cho biết trong bức thư, báo cáo bao gồm 7 trường hợp như vậy, “tất cả đều liên quan đến một nhà nghiên cứu không tiết lộ mối quan hệ tài chính hoặc hợp đồng với chính phủ Trung Quốc. Nhưng không có trường hợp điều tra nào dẫn đến các hành động kỷ luật ngay lập tức của NIH”.

Bức thư cho biết, NIH đã xác định hơn 130 cá nhân bị nghi ngờ không tiết lộ rằng họ đã nhận “tài trợ nước ngoài” và xác định rằng hành động xử phạt hành chính là cần thiết cho 66 người trong số họ. “Nhưng trong hầu hết các trường hợp, NIH không có hành động nào”.

Văn Thiện

Theo The Epoch Times

Bài Liên Quan

Leave a Comment