Người dân phớt lờ phong tỏa, thành phố lớn nhất Brazil trả giá đắt

Người dân phớt lờ phong tỏa, thành phố lớn nhất Brazil trả giá đắt

Dù đã áp dụng các biện pháp phong tỏa từ gần hai tháng trước, tình hình dịch bệnh vẫn ngày càng tồi tệ khiến Sao Paulo trở thành ổ dịch nghiêm trọng nhất tại Brazil.

Sao Paulo, thành phố lớn nhất Brazil với 12 triệu dân, đã trở thành ổ dịch nghiêm trọng nhất tại quốc gia Nam Mỹ, khi số người nhiễm bệnh và tử vong vì Covid-19 tăng vọt.

Dù áp dụng các biện pháp phong tỏa từ 2 tháng trước, tình trạng dịch bệnh tại Sao Paulo vẫn tồi tệ đi từng ngày, hệ thống y tế được miêu tả là bên bờ vực \”sụp đổ\”, theo BBC.

Số người nhiễm bệnh có thể tới 600.000

Thị trưởng Sao Paulo Bruno Covas hôm 17/5 cho biết các bệnh viện công của thành phố đã kín 90% số giường bệnh và sẽ sớm không còn khả năng tiếp nhận thêm bệnh nhân. Tới thời điểm hiện tại, Sao Paulo đã ghi nhận hơn 58.000 ca lây nhiễm virus corona, trong đó hơn 3.000 trường hợp tử vong, cao nhất tại Brazil.

Một nghiên cứu do các chuyên gia từ Đại học Sao Paulo tiến hành mới công bố kết quả cho thấy hơn 5% dân số tại thành phố 12 triệu dân Sau Paulo đã có kháng thể chống virus corona trong cơ thể. Điều này có nghĩa số người nhiễm virus corona tại Sau Paulo có thể lên tới 600.000 người, trong đó 91,6% số ca nhiễm không được phát hiện.

\"\"

Nghiên cứu của Đại học Sao Paulo cho kết quả phù hợp với nhận định của các chuyên gia y tế Brazil đưa ra trước đó, khi cho rằng số người nhiễm bệnh tại Sao Paulo nói riêng và trên toàn Brazil nói chung thực tế cao hơn nhiều báo cáo chính thức, do tình trạng thiếu xét nghiệm.

\"Nguoi
Các bệnh viện công tại Sao Paulo sắp tới ngưỡng quá tải. Ảnh: AFP.

\”Brazil chỉ xét nghiệm người bệnh nặng đến mức phải nhập viện. Thật khó để biết thực sự điều gì đang xảy ra nếu chỉ dựa vào dữ liệu hiện có\”, Domingo Alves, chuyên gia từ Đại học Y tế Sao Paulo, trả lời phỏng vấn hãng AFP cho biết.

Ông Alves và một nhóm chuyên gia trước đó đã tiến hành nghiên cứu tính toán rằng số người nhiễm bệnh thực sự có thể cao gấp 15 lần con số được công bố chính thức.

Theo thống kê, Brazil hiện mới tiến hành hơn 735.000 xét nghiệm virus corona, trong khi dân số nước này là hơn 212 triệu người. Tỷ lệ xét nghiệm ở Brazil chỉ ở mức 3.462 xét nghiệm trên 1 triệu dân.

Tỷ lệ xét nghiệm tại Brazil thấp ở mức đáng báo động, chỉ bằng 1/10 so với Mỹ hay thậm chí 1/20 so với Tây Ban Nha. Trong 10 quốc gia có số ca nhiễm Covid-19 trên 100.000 trường hợp, Brazil xếp cuối cùng về tỷ lệ xét nghiệm, đứng dưới cả Iran, quốc gia bị cấm vận nặng nề nhưng vẫn có tỷ lệ xét nghiệm là 8.191 xét nghiệm trên 1 triệu dân.

Người dân coi thường giãn cách xã hội

Thị trưởng Covas cho biết đã nhiều lần thảo luận với thống đốc Joao Doria của bang cùng tên Sao Paulo, nơi thành phố Sao Paulo là thủ phủ, nhằm ban bố các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt hơn, trước khi hệ thống bệnh viện tới ngưỡng giới hạn.

Thông tin do nhà chức trách Sau Paulo thu thập và công bố cho thấy đa phần cư dân của thành phố 12 triệu người đã phớt lờ các biện pháp giãn cách xã hội.

Bang Sao Paulo áp đặt các biện pháp phong tỏa từ đầu tháng 4 khi số ca nhiễm bệnh bắt đầu tăng nhanh. Các cơ sở kinh doanh, trường học, địa điểm công cộng bị đóng cửa, trong khi người dân được yêu cầu ở trong nhà.

\"Nguoi
Brazil hiện có hơn 16.000 ca tử vong vì dịch, nhưng con số này có thể là không đầy đủ. Ảnh: AP.

Thế nhưng, việc thiếu đi những chế tài xử phạt nghiêm khắc đã khiến biện pháp cách ly của chính quyền bang Sao Paulo không đủ sức thuyết phục, nhiều Paulistanos, cách người dân Sau Paulo tự gọi bản thân, vẫn lựa chọn lái xe tới bãi biển vào cuối tuần, hay tụ tập đông người.

\”Quy định mới về việc bắt buộc đeo khẩu trang cũng thường xuyên bị phớt lờ. Tôi nhìn thấy rất nhiều người đạp xe hay chạy bộ ở bên ngoài vào Chủ nhật, họ không đeo khẩu trang hoặc hạ khẩu trang thấp xuống dưới cổ. Có cảm giác người dân không thực sự coi virus là chuyện nghiêm túc\”, Katy Watson, cộng tác viên của BBC tại Sau Paulo, cho biết.

Chính quyền không đủ quyết tâm?

Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro hiện vấp phải làn sóng chỉ trích dữ dội từ công luận trong nước cũng như quốc tế, sau khi nhà lãnh đạo này nhiều lần công khai phát biểu giãn cách xã hội sẽ phá hủy nền kinh tế.

Hồi tháng 4, Tổng thống Bolsonaro đã tham gia cuộc biểu tình phản đối biện pháp hạn chế do chính quyền các bang của Brazil thực thi. Ông Bolsonaro cho rằng việc đóng cửa nền kinh tế sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng nghèo đói và thất nghiệp.

\”Tinh thần\” của ông Bolsonaro \”được yêu thích\” tại Sao Paulo, thành phố nay đã trở thành ổ dịch lớn nhất tại Brazil. Hồi tháng 3, hàng nghìn người dân thành phố Sao Paulo đã xuống đường ủng hộ thông điệp chống các biện pháp hạn chế của Tổng thống Bolsonaro.

Chợ bán buôn CEAGESP ở Sao Paulo, một trong những chợ lớn nhất Nam Mỹ, đã ghi nhận số ca nhiễm virus corona được miêu tả là \”không đếm xuể\”, trong khi số ca tử vong là 30, theo lời Cláudio Furquim, chủ tịch công đoàn những nhà phân phối hàng hóa của chợ.

\"Nguoi
Tổng thống Bolsonaro tham gia cuộc gặp gỡ với người ủng hộ trong thời gian dịch bệnh bắt đầu bùng phát ở Brazil. Ảnh: Getty.

Tuần qua, truyền thông Brazil đăng tải các bản tin cho thấy đám đông khách hàng và tiểu thương đứng san sát nhau tại chợ ở CEAGESP, phần lớn không đeo khẩu trang. Tình trạng tương tự xảy ra ở nhiều khu chợ khắp Brazil.

Khi được hỏi lý do các khu chợ vẫn chưa bị đóng cửa dù đã được xác định là nguồn phát tán virus, nhà chức trách nhiều địa phương tại Brazil cho rằng việc đóng cửa các khu chợ có thể gây ra tình trạng thiếu thực phẩm.

Tuần trước, Bộ trưởng Y tế Brazil Nelson Teich đã từ chức dù mới nắm quyền chưa đầy một tháng. Ông Teich rời nhiệm sở sau khi công khai chỉ trích một nghị định của Tổng thống Bolsonaro cho phép các phòng gym và cơ sở làm đẹp hoạt động trở lại. Người tiền nhiệm của ông Teich trước đó bị sa thải vì bất đồng với Tổng thống Bolsonaro.

\”Trước các thông điệp trái ngược của các quan chức, và quá ít sự trợ giúp của chính phủ, không nhiều người dân Brazil lựa chọn ở nhà, điều này không có ích trong làm chậm sự lây lan của virus\”, Candace Piette, biên tập viên của BBC khu vực châu Mỹ, bình luận.

Theo công bố của Bộ Y tế Brazil, nước này ghi nhận thêm 7.938 ca nhiễm virus corona trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca bệnh lên trên 241.000 trường hợp, trong đó hơn 16.000 ca tử vong. Brazil hiện là quốc gia có số ca nhiễm Covid-19 cao thứ 4 thế giới, chỉ sau Mỹ, Nga và Anh.

Bài Liên Quan

Leave a Comment