Mỹ thử nghiệm thành công vũ khí laser tiêu diệt máy bay không người lái trên biển, khẳng định sự vượt trội công nghệ so với TQ

Mỹ thử nghiệm thành công vũ khí laser tiêu diệt máy bay không người lái trên biển, khẳng định sự vượt trội công nghệ so với TQ

Ngày đăng 27-05-2020

Ngày 16/5, Hải quân Mỹ đã tiến hành thử nghiệm thành công một loại vũ khí laser cao năng lượng mới có thể tiêu diệt máy bay không người lái (UAV) trong lúc bay tại khu vực Thái Bình Dương. Đây được đánh giá là tiến bộ vượt trội của Mỹ đối với Trung Quốc trong lĩnh vực vũ khí laser tiêu diệt UAV, nhiều khả năng sẽ được Hải quân Mỹ triển khai trong các cuộc tuần tra hàng hải ở Biển Đông trong tương lai.

\"\"/

Hình ảnh tàu Mỹ bắn súng laser hạ UAV trên biển. (Nguồn: Hải quân Mỹ)

Những hình ảnh và đoạn video mà Hải quân Mỹ công bố cho thấy tàu vẫn tải đổ bộ lưỡng cư USS Portland đang triển khai hệ thống laser cao năng lượng để vô hiệu hóa một UAV.Một số bức ảnh cho thấy tia laser phát ra từ phần mũi tàu Portland, trong khi các đoạn video ngắn cho thấy một chieencs UAV đang bốc cháy. Hải quân Mỹ không nêu chi tiết về địa điểm mà họ thực hiện vụ thử nghiệm hệ thống Nguyên mẫu Vũ khí Laser hoàn thiện (LWSD). Sức mạnh của thứ vũ khí này cũng không được tiết lộ, nhưng một bản báo cáo từ Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) năm 2018 từng nói là nó có thể là vũ khí laser 150 KW. “Bằng việc thực hiện các cuộc thử nghiệm chống UAV và chiến đấu cơ cỡ nhỏ trên biển, chúng tôi sẽ thu được thông tin quý giá về khả năng đối phó với các mối đe dọa của LWSD”, Đại tá Hải quân Karrey Sanders, Hạm trưởng tàu USS Portland tuyên bố.

Hải quân Mỹ cho hay laser, còn gọi là vũ khí năng lượng định hướng (DEW), rất hữu hiệu trong việc đối phó với UAV và các tàu vũ trang cỡ nhỏ. “Việc Hải quân Mỹ phát triển DEW giống như LWSD sẽ lập tức mang lại nhiều lợi ích cho lực lượng chiến đấu và cung cấp cho các tướng lĩnh chỉ huy thêm nhiều lựa chọn phản ứng”, theo tuyên bố của Hải quân Mỹ. Năm 2017, kênh CNN từng đăng tải thông tin về một cuộc tập trận bắn đạn thật trong đó sử dụng vũ khí laser 30 KW gắn trên tàu vận tải lưỡng cư USS Ponce trên Vịnh Ba Tư. Vào thời điểm đó, Đại úy Hải quân Cale Hughes, phụ trách hệ thống vũ khí laser, đã mô tả về cách thức mà nó vận hành. “Nó phóng đi một lượng lớn photon vào một vật thể đang lao tới”, ông Hughes lý giải “Chúng tôi không phải lo lắng về sức gió, tầm bắn, hay bất cứ thứ gì khác. Chúng tôi có thể xử lý các mục tiêu nhờ vào vận tốc ánh sáng”.

Trong những năm gần đây Trung Quốc đã phát triển nhiều mẫu vũ khí laser, vũ khí điện từ từ công suất thấp đến cao, có thể bắn hạ máy bay không người lái, phá hủy cảm biến hay gây mù mắt. Đáng chú ý, trong số những khí tài hiện đại sẽ có nhiều loại được Bắc Kinh triển khai phi pháp ở Biển Đông nhằm gia tăng khả năng kiểm soát tình hình, răn đe các nước liên quan và từng bước phụ vụ âm mưu thôn tính Biển Đông. Hệ thống vũ khí laser LW-30của Trung Quốc được giới thiệu có khả năng bắn hạ máy bay không người lái, bom và tên lửa không đối đất. LW-30 do Tập đoàn công nghiệp và khoa học hàng không vũ trụ Trung Quốc (CASIC) nghiên cứu và sản xuất. Tổ hợp này bao gồm một xe chỉ huy và liên lạc, xe chiến đấu với pháo laser và thiết bị hỗ trợ. LW-30 được thiết kế để tấn công các mục tiêu đường không như máy bay không người lái, máy bay cánh cố định bay thấp, trực thăng, bom, tên lửa không đối đất. Hệ thống gồm trạm vũ khí laser điều khiển từ xa lắp trên nóc thùng xe. Nó được tích hợp sẵn cảm biến quang-điện để tìm kiếm và chỉ thị mục tiêu. LW-30 có thể bắn tia laser với công suất 30 kW, có thể tiêu diệt mục tiêu ở cự ly 25 km. Một trạm radar di động được triển khai cùng LW-30 để hỗ trợ phát hiện mục tiêu tầm xa. Hệ thống LW-30 có thể hoạt động độc lập hoặc kết hợp trong đội hình phòng không. Song CASIC cho rằng LW-30 đặc biệt thích hợp với nhiệm vụ tiêu diệt các mục tiêu bay thấp, chậm và có kích thước nhỏ (LSS), vốn được các nhóm vũ trang sử dụng để mang theo thuốc nổ và chất phóng xạ.

Bên cạnh vũ khí laser,gần đây, Trung Quốc còn tăng cường đáng kể việc triển khai hoạt động của thiết bị bay không người lái ở Biển Đông và Biển Hoa Đông. Theo các báo cáo của Bộ Quốc phòng các nước, hải quân Mỹ, Nhật Bản và Philippines đã nhiều lần phát hiện và thậm chí còn chụp được hình ảnh về các UAV của Hải quân Trung Quốc hoạt động trong vùng biển thuộc khu vực đảo Phú Lâm và nhóm đảo An Vĩnh thuộc quần đảo Hoàng Sa, ở khu vực bãi Cỏ Mây thuộc quần đảo Trường Sa và trên các tàu chiến của Trung Quốc hoạt động nhiều khu vực khác nhau của Biển Đông và Biển Hoa Đông. Tổ chức Nghiên cứu Project 2049 Institute (Mỹ) cho hiện nay, quân đội Trung Quốc đã triển khai ở Biển Đông và Biển Hoa Đông 04 loại UAV, gồm BZK-005, S-100, ASN-209 và GJ-1.

Đặc điểm và tính năng, nhận dạng của các loại UAV này có thể dựa vào các căn cứ như: Loại S-100 có kích thước dài 3,11 m, cao 1,11 m, rộng 4,06 m, có tầm bay xa 100-200 km và có thể cát cánh từ các tàu hộ vệ tên lửa lớp 054/054A. Loại S-100 của các nước khác được sơn nhiều màu khác nhau, song loại của Trung Quốc phổ biến là màu trắng để tránh bị phát hiện trên không. Loại ASN-209 có kích thước dài 4,3 m, rộng 5 m và cáo 2,6 m, có tầm bay xa 200 km, cất cánh nhờ bệ phóng phản lực lắp rời và hạ cánh bằng dù, cho phép cất cánh ở mọi nơi có đủ không gian để đặt thiết bị phóng và có thể hạ cánh ở mọi địa điểm. ASN-209 biến chế trong hải quân Trung Quốc được sơn nhiều màu khác nhau, nhưng phổ biến nhất vẫn là màu trắng. ASN-209 được Trung Quốc triển khai ở quần đào Hoàng Sa và dự kiến có thể triển khai ở các đảo nhân tạo của Trung Quốc mới bồi đắp ở Trường Sa. Loại BZK-005 có kích thước dài 9,14 m, rộng 16,76 m, tầm bay xa 2.400 km, cất cánh bằng bệ phóng, biên chế trong không quân Trung Quốc có màu xanh da trời, còn hải quân Trung Quốc có màu trắng và xám. BZK-005 hiện được phóng từ các bệ phóng trong đất liền thuộc đảo Hải Nam, song có thể hoạt động dao trùm khắp Biển Đông. Loại GJ-1 có kích thước dài 9 m, rộng 14 m, cao 2,8 m, màu sơn xám, có tầm bay xa tối đa 4.000 km nên có thể bao trùm toàn bộ Biển Đông, có thể cất cánh từ các căn cứ quân sự ở miền Nam Trung Quốc và bao trùm toàn bộ Biển Hoa Đông nếu cất cánh từ các căn cứ phía Đông của Trung Quốc.

Vì vậy, việc thử nghiệm thành công loại vũ khí tiêu diệt UAV mới của Hải quân Mỹ sẽ giúp nước này đối phó với những chiến thuật và hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông nói riêng và thế giới nói chung. Nhiều khả năng Mỹ sẽ dùng loại vũ khí này để ngăn chặn việc Trung Quốc sử dụng các UAV để theo dõi, trinh sát và quẫy nhiễu tàu thuyền, bay Mỹ trên Biển Đông như nhiều vụ việc thời gian qua.

Bài Liên Quan

Leave a Comment