Mỹ hủy visa của vài nghìn sinh viên TQ \’có liên hệ với quân đội\’?

Mỹ hủy visa của vài nghìn sinh viên TQ \’có liên hệ với quân đội\’?

\"Học
Image captionHọc sinh ở Bắc Kinh ngày 27/4

Hoa Kỳ đã lên kế hoạch hủy visa cho một số sinh viên Trung Quốc mà chính quyền Trump tin là “có quan hệ với giới quân sự Trung Quốc”, theo Reuters (28/05/2020).

Tin này ban đầu do báo The New York Times đăng tải cho rằng lệnh hủy visa có thể đến ngay tuần này, và chừng 3000 đến 5000 sinh viên Trung Quốc bị ảnh hưởng.

Đây không phải là con số lớn, trên tổng số 300 nghìn sinh viên TQ du học ở Mỹ, nhưng phản ánh một cách nghĩ của chính quyền Hoa Kỳ hiện nay.

Tin này được loan ra trong tuần Ngoại trưởng Mike Pompeo tuyên bố vì Luật an ninh Bắc Kinh đưa ra về Hong Kong, đặc khu này không còn “tính tự trị”, một quy chế Mỹ trao cho Hong Kong, cho phép nền kinh tế đó hưởng nhiều ưu đãi xuất nhập khẩu với Hoa Kỳ.

\"Sinh
Image captionSinh viên tốt nghiệp trường California State University San Marcos, ngày 15/5

Theo trang The New York Times, quan chức Hoa Kỳ, người cho tờ báo biết về tin liên quan đến việc hủy thị thực của sinh viên TQ, khẳng định điều này không có nghĩa là “các sinh viên đó làm gì sai trái”.

Tuy thế, mối nghi ngờ mà Hoa Kỳ nêu ra là về hoạt động của các viện nghiên cứu, đại học có liên hệ với Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA), lực lượng phục tùng đảng cộng sản.

Đây không phải là lần đầu tiên chính giới Hoa Kỳ nói công khai về điều họ cho là “mối đe dọa từ Trung Quốc” trong khoa học, công nghệ và giáo dục.

Brendan O\’Malley trên trang World University News (02/05/2020) viết rằng nhà chức trách Hoa Kỳ nêu cảnh báo về “mối đe dọa từ hợp tác với các nhà nghiên cứu Trung Quốc”, và việc “sinh viên Trung Quốc đánh cắp công nghệ cao”.

Bài báo cho hay ông Christopher Wray, Giám đốc Cơ quan Điều tra Liên bang (FBI) hồi cuối tháng 4/2020 đã cảnh báo các đại học ở Mỹ “phải rất thận trọng về mối đe dọa mang tính thế hệ” từ Trung Quốc.

Theo ông, mối đe dọa này gồm cả nỗ lực “đánh cắp công nghệ cao, sáng tạo” của Mỹ bởi sinh viên và giới nghiên cứu Trung Quốc.

Ông cũng nói các nước khác, chứ không chỉ TQ “dùng giới nghiên cứu, khoa bảng để đánh cắp công nghệ cao”.

\"Sinh
Image captionSinh viên ở Đại học Columbia, New York ngày 15/5

TQ và các đại học quốc tế trong và sau dịch Covid-19

Trong thời gian châu Âu và Hoa Kỳ bị virus corona gây thiệt hại khủng khiếp, một số đại học Trung Quốc mở chiến dịch quyên góp khẩu trang hoặc tiền giúp cho y tế các trường đối tác.

Một số trường ở Ireland và Anh nhận được quà tặng là hàng nghìn khẩu trang từ các viện, trường đối tác của họ ở Trung Quốc.

Thế nhưng, theo trang World University News thì “ngoại giao khẩu trang” cũng bị cho là cách TQ dùng “sức mạnh mềm” để xua đi chỉ trích về chuyện Trung Quốc đã không ứng phó kịp thời, khiến dịch Covid-19 lan ra khỏi Vũ Hán, ra nước ngoài.

Vào lúc này, khi Trung Quốc và châu Á đã bắt đầu trở lại sinh hoạt gần như bình thường sau nhiều tháng chống Covid-19, giới quan sát về giáo dục đại học nêu ra nhiều lo ngại trước dịp hè 2020.

Theo một số đánh giá, ngành đại học toàn cầu sẽ bị sụt giảm 15% tới 25% số sinh viên đăng ký nhập học năm tới (tính từ mùa thu năm nay).

Vẫn trang World University News cho rằng giáo dục đại học toàn cầu sẽ mất hai năm để phục hồi sau virus corona.

Trang báo này ước tính vai trò của Trung Quốc trong dịch vụ giáo dục quốc tế là rất lớn, và việc sinh viên Trung Quốc không du học nữa sẽ tác động mạnh đến thị trường đại học.

“Thị trường du học 64,6 tỷ USD của Trung Quốc có thể sẽ không bao giờ được như trước,” bài báo viết.

Căng thẳng về Hong Kong sẽ còn tác động thêm vào du học đại học của sinh viên Trung Quốc cũng như môi trường đại học ở Phương Tây.

Cuối năm 2019, tại Anh và Úc đã xảy ra va chạm tại một số trường đại học giữa sinh viên từ Trung Quốc và sinh viên Hong Kong.

Bài Liên Quan

Leave a Comment