Ngân hàng Thế giới: \’Đại dịch sẽ ảnh hưởng sinh kế hàng tỷ người\’
Dharshini DavidPhóng viên Thương mại
- 7 tháng 6 2020
Chủ tịch Ngân hàng Thế giới, ông David Malpass, nói đại dịch virus corona đánh một \”cú tàn phá\” vào nền kinh tế toàn cầu.
Ông Malpass cảnh báo rằng sinh kế hàng tỷ người sẽ bị ảnh hưởng bởi đại dịch.
Ông nói sụp đổ kinh tế có thể kéo dài trong một thập niên.
Vào tháng 5, ông Malpass cảnh báo rằng 60 triệu người có thể bị đẩy vào tình trạng \”nghèo cùng cực\” do ảnh hưởng của virus corona.
Ngân hàng Thế giới định nghĩa \”nghèo cùng cực\” là sống dưới mức $2,4 đôla một người mỗi ngày.
Tuy nhiên, trong một cuộc phỏng vấn hôm thứ Sáu, ông Malpass nói rằng hơn 60 triệu người có thể có ít hơn $1,25 đôla mỗi ngày để sống.
Ông Malpass nói với chương trình Thế giới Cuối tuần Này của BBC Radio 4: \”Nó [virus corona] đã đánh một cú tàn phá vào nền kinh tế.\’\’
\”Sự kết hợp của đại dịch và phong tỏa có nghĩa là kế sinh nhai của hàng tỷ người bị gián đoạn. Điều đó rất đáng quan tâm.\’\’
\”Cả hậu quả trực tiếp, nghĩa là mất thu nhập, và sau đó là hậu quả về sức khỏe, hậu quả xã hội, đều rất khắc nghiệt.\”
Ông Malpass cảnh báo rằng những người nghèo khổ nhất là những người bị ảnh hưởng nhiều nhất.
\”Chúng ta có thể thấy thị trường chứng khoán ở Mỹ tương đối cao, nhưng người dân ở các nước nghèo không chỉ thất nghiệp, mà còn không thể tìm được bất kỳ công việc nào ngay cả trong khu vực phi chính thức. Và điều đó sẽ có hậu quả trong một thập niên.\’\’
Ngân hàng Thế giới cùng các đối tác đã và đang hỗ trợ cho các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất, nhưng nói rằng cần nhiều hỗ trợ hơn nữa.
Ngân hàng đang kêu gọi các nhà cho vay như ngân hàng và quỹ hưu trí xóa nợ cho các nước nghèo.
Ông cũng muốn họ làm cho các điều khoản vay nợ được rõ ràng hơn, để khiến các nhà đầu tư khác tự tin hơn về việc đưa tiền đầu tư vào các nền kinh tế đó.
Ngân hàng Thế giới lập luận rằng, hỗ trợ của chính phủ và các biện pháp nhằm củng cố khu vực tư nhân cũng rất quan trọng để xây dựng lại các nền kinh tế.
Đầu tư và hỗ trợ sẽ tạo ra việc làm trong các lĩnh vực như sản xuất, để thay thế những công việc trong các lĩnh vực bị ảnh hưởng xấu nhất, như du lịch, có thể đã bị mất vĩnh viễn.
\’Căng thẳng và bất bình đẳng\’
Ông Malpass thừa nhận thiệt hại cho thương mại toàn cầu, và khuynh hướng đưa chuỗi cung ứng đến gần hơn hoặc dựng lên các rào cản thương mại, là một thách thức.
\”Khi thương mại sụt giảm, điều đó tạo ra một loạt căng thẳng và bất bình đẳng riêng… Tôi chắc chắn [nền kinh tế toàn cầu] sẽ được kết nối với nhau trong tương lai, có thể ít hơn so với trước COVID.\”
Nhưng cuối cùng, ông Malpass nói rằng \”thảm họa\” có thể được khắc phục và mọi người khá \”linh hoạt, kiên cường\”.
\”Tôi nghĩ rằng có thể tìm thấy những giải pháp, một công việc rất khó nhọc cho các quốc gia và chính phủ.\’\’
\”Nhưng chúng ta nên khuyến khích nỗ lực đó … Tôi là một người lạc quan, về lâu dài, bản chất con người là mạnh mẽ và sự đổi mới có thật. Thế giới đang phát triển nhanh chóng và kết nối … chưa bao giờ cao hơn. Và điều đó mang lại hy vọng cho tương lai.\”
Tuy nhiên, ông thừa nhận thách thức nằm ở chỗ có được kế hoạch đúng đắn vào đúng thời điểm – và trong khi chờ đợi, nỗi thống khổ có thể sẽ đáng kể.