Hác Hải Đông, Quách Văn Quý, Steve Bannon và tuyên bố về “Liên bang Trung Quốc”

Hác Hải Đông, Quách Văn Quý, Steve Bannon và tuyên bố về “Liên bang Trung Quốc”

\"郝海东2004年在比赛中\"/
Image captionHác Hải Đông, cựu thiếu tá Quân Giải Phóng, ngôi sao bóng đá Trung Quốc

Chính phủ Trung Quốc không buồn bình luận về \’tuyên ngôn kiến quốc\’ của một nhóm hải ngoại chống Đảng Cộng sản nhưng cộng đồng mạng lại đầy ắp bình luận.

Hai sự kiện liên quan đến việc tuyên bố \”thành lập Tân Trung Quốc\”, một thể chế Liên bang để thay chế độ hiện nay ở CHND Trung Hoa có gây tiếng vang nhất định trên mạng xã hội tiếng Trung và truyền thông Phương Tây.

Ngày 03/06/2020, tại New York, một số dân địa phương và nhà báo ngạc nhiên thấy phi cơ kéo trên bầu trời các biểu ngữ \”Chúc mừng Liên bang tân Trung Quốc\”.

Nhóm phi cơ cánh quạt bay vòng quanh tượng Nữ thần Tự do và sau đó, một video do nhóm chủ trương của vụ việc này được công bố trên YouTube.

Biểu ngữ bằng tiếng Anh và tiếng Hoa tuyên bố ra đời một nhà nước thay thế cho chính quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc hiện nay.

Sự kiện nhằm \”gây tiếng vang\” (stunt) của triệu phú lưu vong Quách Văn Quý được BBC News Tiếng Trung ở London và một số báo Hoa Kỳ, gồm cả New York Times, nhắc đến.

Dùng tên tiếng Anh là Miles Guo (hoặc Kwok), ông Quách Văn Quý đã cùng cựu cố vấn chiến lược của Tổng thống Donald Trump là Steve Bannon đọc diễn văn trước tượng Nữ thần Tự do.

Từ Thiên An Môn đến Covid-19

Ông Quách tuyên bố nhân kỷ niệm 31 năm Thảm sát Thiên An Môn (04/06/1989), rằng chính quyền \”tội ác\” của Đảng CS TQ không còn tính hợp pháp.

Còn Steve Bannon, người đã rời Nhà Trắng năm 2017, gọi Đảng CS TQ là \”tổ chức gangster\” và nói phong trào mang tên \”Pháp quyền\” (Rule of Law Movement) có mục tiêu giải thể Đảng CS TQ và thay bằng luật pháp kiểu Phương Tây như ở Anh và Hoa Kỳ.

Hai người này nói cần có cuộc cách mạng (爆料革命 – Bạo liệu Cách mạng) để bảo vệ tự do, nhân quyền và lật đổ Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Mô hình \”liên bang\” trong văn bản \’New Federal State of China\’ họ đề xuất nước Trung Quốc mới gồm Trung Quốc, Macau, Hong Kong và Tây Tạng, với ba bộ phận sau hưởng tự trị, chỉ để chính phủ liên bang lo về quốc phòng.

Riêng về Đài Loan, họ đề nghị duy trì tình trạng hiện thời, tôn trọng khác biệt và để nhân dân hai bên eo biển Đài Loan quyền quyết định tương lai.

Không chỉ có vậy, họ còn nặng nề đổ lỗi cho chính quyền Trung Quốc \”phạm tội ác\”, \”vi phạm nhân quyền trầm trọng\”, và \”tung ra dịch Covid-19 để hại nhân loại\”.

Các cáo buộc tương tự từng được một số báo chí thiên hữu ở Phương Tây và những người theo thuyết âm mưu nêu ra nhưng bị Trung Quốc bác bỏ.

\"郝海东资料图片\"/
Image captionHác Hải Đông, cựu thiếu tá Quân Giải Phóng, ngôi sao bóng đá Trung Quốc

Bản thân ông Bannon từng tung ra sáng kiến đòi Trung Quốc \”bồi thường nhiều tỷ đô la\” cho Phương Tây vì dịch virus corona.

Sang ngày 04/06, giờ châu Âu, cộng đồng mạng tiếng Trung lại nhận được phát biểu nữa nêu sự ủng hộ cho \”nước Trung Hoa mới\” từ Hác Hải Đông (Hao Haidong), cựu cầu thủ bóng đá nổi tiếng.

Doanh nhân Quách Văn Quý từng xin tỵ nạn tại Hoa Kỳ (2017), nên việc ông ta phê phán chính quyền Trung Quốc không làm ai ngạc nhiên.

Nhưng sự xuất hiện của Hác Hải Đông, cựu thiếu tá Quân Giải Phóng, ngôi sao bóng đá Trung Quốc chính thức ủng hộ một sáng kiến phản kháng, cho dù có vẻ như \”hoang tưởng\”, đã gây chấn động dư luận.

Trong video mà trang Deutsche Welle của Đức viết rằng có vẻ như \”quay tại Tây Ban Nha\”, ông Hác Hải Đông cùng vợ, bà Diệp Chiêu Dĩnh (Ye Zhaoyin) tuyên bố ủng hộ cho \”Liên bang Trung Quốc Cộng hòa quốc\” và kêu gọi lật đổ Đảng Cộng sản.

Cặp vợ chồng này rất nổi tiếng ở Trung Quốc vì ông Hác từng đem về những bàn thắng và cúp vàng vô địch toàn quốc cho đội Đại Liên Vạn Đại, và là gương mặt của Trung Quốc trong làng bóng đá châu Á. Bà Diệp từng là quán quân môn cầu lông thế giới, đại diện cho đội Trung Quốc ở Olympics tại Sydney 2000.

\"Steve
Image captionSteve Bannon

Trong các dòng trạng thái đăng trên mạng xã hội sau đó, ông Hác cảm ơn vợ đã dũng cảm cùng ông xuất hiện trên video, ủng hộ cho \”Liên bang Trung Quốc\”.

Theo các báo tiếng Trung ở hải ngoại, \”tuyên ngôn kiến quốc\” của vợ chồng Hác Hải Đông khiến cộng đồng người Hoa trên thế giới chú ý.

Có tin nói chỉ trong một ngày, trang Sina-Weibo của ông Hác Hải Đông với trên 7 triệu người hâm mộ đã bị công an mạng ở Trung Quốc khóa ngay lập tức.

Theo trang Nikkei Asian Review (04/06/2020), tài khoản của ông Hác trên Zhihu, một trang hỏi đáp ở Trung Quốc, ngay lập tức bị nhà chức trách xóa.

Nhiều bình luận tiếng Trung và tiếng Anh đã ủng hộ ông Hác và phê phán chính quyền Trung Quốc.

\"郝海东在视频中\"/
Image captionHác Hải Đông sinh năm 1970 ở Thanh Đảo

Ba nhân vật đằng sau tuyên ngôn

Theo Deutsche Welle, Hác Hải Đông sinh năm 1970 ở Thanh Đảo và đá cho đội bóng của Quân đội trước khi được đội Đại Liên của triệu phú bất động sản Vương Kiện Lâm (Wang Jianlin), chủ tập đoàn Vạn Đại.

Để rời đội bóng quân đội, Hác Hải Đông phải bỏ quân hàm thiếu tá, và việc ông về đá cho Đại Liên năm 1997 chỉ xảy ra sau khi giới chức bóng đá Trung Quốc không cho ông sang đá ở Tây Ban Nha với một hợp đồng lương 200 nghìn USD/năm.

Sau đó, đội Đại Liên được một triệu phú khác mua lại. Đây là thời gian Bạc Hy Lai làm lãnh đạo thành phố Đại Liên và các đấu đá chính trị sau đó khiến ông bị bắt và xử tù.

Có vẻ như những trải nghiệm tiêu cực trong nền bóng đá bị lũng đoạn bởi tiền bạc, chính trị và chuyện đấu đá nội bộ ở Trung Quốc khiến Hác Hải Đông có cái nhìn phê phán về thể chế ở nước này, theo Deutsche Welle.

Ngoài ra, nhờ có thời gian ra sống ở nước ngoài, Hác Hải Đông đi tới quan điểm như ông vừa bày tỏ.

Theo báo Đức và Mỹ, sau phát biểu vừa rồi, chắc chắn vợ chồng Hác Hải Đông – Diệp Chiêu Dĩng không thể trở về Trung Quốc.

Tuy vậy, chính quyền Trung Quốc hiện không muốn nói gì về vụ việc.

Trả lời câu hỏi của báo chí nước ngoài, một người phát ngôn cho Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói \”Tôi không buồn bình luận chuyện đó\”.

\"Ông
Image captionÔng Quách Văn Quý

Quách Văn Quý, sinh năm 1970, là doanh nhân đã rời khỏi Trung Quốc vào năm 2014 sau các vụ việc mang tính truy bức chính trị, theo lời tố cáo của ông.

Kể từ đó, ông Quách liên tục đăng tin nhắn và và video trên YouTube để nêu ra điều ông ta cho là \”tội tham nhũng của các thành viên cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc, bao gồm Vương Kỳ Sơn, người đứng đầu chiến dịch chống tham nhũng ở Bắc Kinh thời gian đó.

Mặc dù ông Quách không cung cấp đầy đủ bằng chứng đáng kể cho các tuyên bố của ông, nhưng hoạt động chỉ trích đích danh nhiều lãnh đạo cao cấp của ông đã khiến Bắc Kinh giận dữ.

Chính phủ Trung Quốc hồi tháng 4/2017 ra phát lệnh truy nã đỏ qua Interpol để bắt ông Quách.

Được biết chính quyền Trung Quốc đã điều tra ông Quách về ít nhất 19 tội trạng bao gồm tội bắt cóc, gian lận, rửa tiền và cả tội \”hối lộ\” cựu Thứ trưởng Bộ Công an, Mã Kiến, với 60 triệu tệ (8,7 triệu đô la).

Steve Bannon, sinh năm 1953, là nhân vật có tiểu sử phong phú và vẫn được giới báo chí cánh hữu ở Hoa Kỳ và châu Âu, gồm cả phe dân tộc chủ nghĩa tại Nga ngưỡng mộ.

Từng được cho là \”tạo bước ngoặt, giúp Donald Trump thắng cử\”, Steve Bannon đã làm sĩ quan Hải quân Hoa Kỳ, nhà đầu tư ngân hàng, nhà sản xuất phim Hollywood, nhà báo, chủ show truyền thanh, và chiến lược gia chính trị.

Tuy nhiên, hoạt động quan trọng nhất của ông ta là việc thành lập ra Breibart News, phản ánh quan điểm cực hữu, vào năm 2007.

Ông vào Nhà Trắng cùng Donald Trump sau khi đóng vai trò chủ chốt, CEO của Bộ tham mưu tranh cử cho Trump, và giữ chức \”chiến lược gia chính\’ (Chief Strategist) cho tổng thống Trump.

Năm 2017, Bannon bị Trump sa thải, nhưng vẫn tiếp tục đi khắp các nước vận động cho phong trào thiên hữu.

Các phát biểu của ông Bannon về Anh Quốc, Nga, EU đều được báo chí chú ý dù một số giới có thể không thích, cho là cực đoan, dân tuý.

Chẳng hạn trả lời Jon Sopel của BBC hồi tháng 7/2019, ông ta \”tiên đoán\” rằng Boris Johnson sẽ chọn phương án Brexit cứng để Anh rời EU.

Mối quan tâm của Steve Bannon không chỉ giới hạn vào chính trị Mỹ và Anh.

Ông ta có quan hệ với các nhân vật như Alexander Dugin, \’người cha tinh thần\’ của phe dân tộc Đại Nga, người từng được Vladimir Putin sùng bái.

Theo các báo Anh, hai người từng gặp nhau tại Rome năm 2018 và chia sẻ cái nhìn về \’liên minh vĩ đại Mỹ – Nga\’, về thuyết \’truyền thống\’ (traditionalism), một chủ thuyết bảo thủ, chống di dân \’da màu\’ để bảo vệ văn minh Ki Tô giáo.

Nhà báo Luke Harding của tờ The Guardian tại Anh viết rằng ai đó có thể nghĩ Steve Bannon nói toàn điều \”lập dị\” (crackpot), nhưng nếu nhìn vào cách Donald Trump \”xé toang bộ máy chính quyền Mỹ\” thì sẽ biết các ý tưởng đó tác động ra sao.

Càng gần đây, Steve Bannon càng chú ý nhiều về Trung Quốc.

Trong hai năm qua, ông ta thường xuyên xuất hiện với Quách Văn Quý trên các video nói về phong trào ủng hộ biểu tình ở Hong Kong.

Cuối năm 2019, theo các báo Đài Loan, Steve Bannon phát biểu qua hội thoại video do hai tổ chức của Nhật Bản và Đài Loan tổ chức, thúc giục cử tri Đài ủng hộ ứng viên Dân Tiến Đảng, bà Thái Anh Văn ra tái tranh cử tổng thống.

Trong đoạn diễn văn được trang Taiwan News (14/12/2019) trích đăng, ông Steve Bannon nói chỉ có bà Thái Anh Văn thực sự xứng đáng bảo vệ nền dân chủ Đài Loan, và cho rằng Quốc Dân Đảng ở Đài Loan \”hoàn toàn tham nhũng\” và \”ôm chặt lấy Trung Quốc\”.

Bài Liên Quan

Leave a Comment