George Floyd: Vì sao các cuộc biểu tình tại Mỹ lần này mạnh mẽ như vậy?

George Floyd: Vì sao các cuộc biểu tình tại Mỹ lần này mạnh mẽ như vậy?

Helier CheungBBC News, Washington DC

  • 10 tháng 6 2020
\"Một
Image captionMột người phụ nữ đeo khẩu trang với dòng chữ \”Tôi không thể thở\” ở Nantes, vào 8/6/2020, trong một cuộc biểu tình \’Black Lives Matter\’ chống lại nạn phân biệt chủng tộc và sự tàn bạo của cảnh sát sau cái chết của George Floyd.

Hàng ngàn người Mỹ đang xuống đường để phản đối tệ trạng phân biệt chủng tộc – nhiều người đi biểu tình lần đầu trong đời. Tại sao bi kịch này lại tạo nên sự hưởng ứng lớn đến vậy?

George Floyd không phải là trường hợp đầu tiên cái chết của một người Mỹ gốc Phi trong lúc bị cảnh sát bắt giữ làm nổ ra các cuộc biểu tình.

Trước đây từng có những cuộc biểu tình và kêu gọi thay đổi sau khi Tamir Rice, Michael Brown và Eric Garner bị cảnh sát giết chết.

Nhưng lần này có vẻ khác, khi phản ứng kéo dài và lan rộng hơn. Biểu tình đã nổ ra trên khắp Hoa Kỳ – ở tất cả 50 tiểu bang và thủ đô Washington DC – bao gồm cả ở các thành phố và cộng đồng nông thôn nơi người da trắng chiếm đa số.

Chính quyền địa phương, giới thể thao và các doanh nghiệp lần này có vẻ sẵn sàng hơn trong việc bày tỏ lập trường – đáng chú ý nhất là việc hội đồng thành phố Minneapolis biểu quyết giải tán phòng cảnh sát.

\"\"/
Mục sư Al Sharpton đọc điếu văn tại lễ tang George Floyd

Và các cuộc biểu tình Black Lives Matter (Sinh mạng người da đen cũng đáng kể) lần này có vẻ đa dạng về sắc tộc hơn – với số lượng lớn người biểu tình da trắng, và người biểu tình từ các sắc dân khác sát cánh cùng các nhà hoạt động da đen.

Có một số yếu tố hội tụ để tạo ra \”cơn bão hoàn hảo cho hành động nổi loạn\” liên quan đến cái chết của George Floyd, Frank Leon Roberts, một nhà hoạt động đang dạy khóa học về phong trào Black Lives Matter tại Đại học New York, nói với BBC.

Cái chết của Floyd đặc biệt \’khủng khiếp và rõ ràng\’

Một cảnh sát, Derek Chauvin, ghì đầu gối trên cổ ông Floyd trong gần chín phút – ngay cả khi Floyd liên tục nói \”Tôi ngộp thở rồi\” và cuối cùng trở nên bất động. Sự việc được ghi lại rõ ràng trong video.

\”Trong nhiều vụ bạo lực của cảnh sát trước đây, đó thường là một câu chuyện mơ hồ được thuật lại – có thể là một tường thuật không trọn vẹn về những gì xảy ra, hoặc cảnh sát nói rằng họ đã phải đưa ra quyết định trong giây lát do lo ngại tính mạng bị đe dọa\”, ông Roberts nói.

\”Trong trường hợp này, đó là một hành xử bất công rất rõ ràng – mọi người có thể thấy người đàn ông này [Floyd] hoàn toàn không vũ trang và mất năng lực phản kháng.\”

\"Wengfay
Image captionWengfay Ho (thứ hai từ trái) cho biết cô lần đầu tiên tham gia cuộc diễu hành Black Lives Matters sau cái chết của George Floyd

Nhiều người tham gia tuần hành gần đây là những người lần đầu đi biểu tình, họ giải thích khi nhìn thấy cái chết của George Floyd họ cảm thấy không thể ở nhà được nữa.

\”Có hàng trăm cái chết không được ghi lại trên video, nhưng tôi nghĩ rằng sự kinh khủng và cái ác trong video đó đã đánh thức mọi người\”, Sarina LeCroy, một người biểu tình từ Maryland, nói với BBC.

Tương tự, Wengfay Ho cho biết cô vốn luôn ủng hộ phong trào Black Lives Matter, nhưng cái chết của George Floyd là một \”chất xúc tác\” đặc biệt khiến cô lần đầu tiên xuống đường.

Nó \”gợi nhiều cảm xúc hơn, và lời kêu gọi thay đổi hiện trở nên cấp bách hơn\”.

Sự việc xảy ra giữa đại dịch, và tỷ lệ thất nghiệp cao

\”Lịch sử thay đổi khi có một sự tập hợp lực lượng bất ngờ,\” ông Roberts lập luận.

Cái chết của ông Floyd xảy ra giữa lúc đại dịch virus corona đang khiến người Mỹ bị buộc phải ở nhà, và gây ra mức thất nghiệp cao nhất kể từ Đại suy thoái vào những năm 1930.

\”Hoàn cảnh ở đây là toàn bộ đất nước đang bị phong tỏa, và số người xem TV cao hơn… có thêm nhiều người bị buộc phải chú ý – họ ít nhìn đi chỗ khác, ít bị phân tâm hơn.\”

Đại dịch đã thay đổi cách chúng ta sống và làm việc, và dẫn đến việc có nhiều người Mỹ ở nhà \”tự vấn rằng điều gì trong cuộc sống là điều không thể chấp nhận được\”, ông nói thêm.

Nếu xét ở tính thực tiễn, thì mức thất nghiệp 13% của Hoa Kỳ có nghĩa là đang có nhiều người hơn có thể đi biểu tình và vận động bình thường mà không phải lo làm bổn phận của mình.

\’Giọt nước tràn ly\’

Cái chết của ông Floyd xảy ra theo sau cái chết của Ahmaud Arbery và Breoanna Taylor.

Arbery, 25 tuổi, bị bắn vào ngày 23/2 khi đang chạy bộ ở Georgia, sau khi một vài cư dân nói rằng anh trông giống một nghi phạm trộm cắp. Breoanna Taylor, 26 tuổi, là một nhân viên y tế đã bị bắn 8 lần khi cảnh sát xông vào căn hộ của cô ở Kentucky.

Tên của hai người đều xuất hiện trên biểu ngữ trong các cuộc biểu tình mới nhất của phong trào Black Lives Matters, và người biểu tình được khuyến khích hô vang tên Taylor.

Ông Roberts mô tả cái chết của George Floyd là \”giọt nước tràn ly với nhiều cộng đồng\”, nói thêm rằng vụ việc xảy ra vào mùa hè, khi mọi người muốn ra ngoài trời, cũng là một yếu tố đáng lưu ý.

Vì năm nay có bầu cử, điều đó cũng có nghĩa là các chính trị gia có nhiều khả năng chú ý và phản ứng hơn, ông nói.

Biểu tình đa sắc tộc hơn

Mặc dù không có thống kê cụ thể về sắc tộc của người tham gia biểu tình, nhưng nhiều cuộc biểu tình dường như thu hút một tỉ lệ cao những người tham gia không phải là người Mỹ gốc Phi.

\"Laura
Image captionLaura Hopman đã đưa hai con trai chín tuổi đi biểu tình hôm thứ Bảy ở Washington DC

Chẳng hạn, ở Washington DC, hàng chục ngàn người đã xuống đường hôm thứ Bảy – và khoảng một nửa đám đông dường như không phải là người da đen. Nhiều người phản đối đã đưa ra những khẩu hiệu cho thấy mong muốn trở thành đồng minh của phong trào.

Điều này có thể xuất phát từ sự thay đổi quan điểm.

Một cuộc thăm dò của ABC cho thấy 74% người Mỹ cảm thấy rằng vụ giết ông Floyd là một phần của vấn đề rộng lớn hơn trong việc cảnh sát đối xử với người Mỹ gốc Phi.

Con số này tăng mạnh so với một cuộc thăm dò tương tự vào năm 2014, sau cái chết của Michael Brown và Eric Garner – khi có 43% người Mỹ cảm thấy rằng những sự cố đó phản ánh một vấn đề rộng lớn hơn, ABC cho hay.

Dù phong trào Black Lives Matter \”luôn luôn đa sắc tộc… nhưng người da trắng ở Mỹ không thực sự dành nhiều ngôn từ để nói nhiều về chủng tộc\”, ông Roberts nói.

\”Điều đó thật khó chịu, và họ cho rằng bất kỳ cuộc trò chuyện nào về phân biệt chủng tộc đều là một sự công kích vào chính sự hiện hữu của họ, hoặc cảm thấy họ không có tư cách để lên tiếng trong trường hợp họ xúc phạm ai đó.\”

Tuy nhiên, ông nói rằng bây giờ ông đang chứng kiến có nhiều đồng minh da trắng lên tiếng và \”cảm thấy thoải mái hơn về điều vốn dĩ không thoải mái đối với họ\”.

Ngoài các cuộc tuần hành rầm rộ ở các thành phố lớn, cũng có những cuộc biểu tình ở các thị trấn nhỏ, bao gồm cả Anna, vốn được dân chúng mô tả là một trong những \”nơi phân biệt chủng tộc nhất\” ở Illinois và Vidor, ở Texas, nơi từng nổi tiếng là một thành trì của Ku Klux Klan, nhóm theo thuyết người da trắng thượng đẳng.

\"Presentational

Việc tình huống gây ra cái chết của ông Floyd rất rõ ràng cũng có thể khiến mọi người dễ trở nên đoàn kết hơn.

Trong một bài viết nhan đề \”Thị trấn nhỏ bé với toàn dân da trắng của tôi vừa biểu tình. Chúng tôi không đơn độc\”, nhà báo Judy Mueller viết rằng đã \”sửng sốt\” khi thấy khoảng 40 người tại một buổi cầu nguyện ở Norwood, Colorado.

Những người tổ chức buổi cầu nguyện nói \”việc ủng hộ cảnh sát và ủng hộ Black Lives Matter không mâu thuẫn nhau\”, trong khi một ủy viên hội đồng thị trấn địa phương, đảng viên Cộng hòa Candy Meehan, nói, \”Tôi không nghĩ đây là chuyện chính trị. Sai là sai.\”

\"Ceri
Image captionCeri Menendez (trái) cho biết trước đây cô chưa từng tham gia tuần hành Black Lives Matter – nhưng cảm thấy cần phải xuất hiện vào lúc này

Các nhà hoạt động xã hội da đen hoan nghênh sự hưởng ứng của các cộng đồng.

Eric Wood, cư dân Washington DC, cho biết ông đã tham gia biểu tình sau cái chết của Khayvon Martin năm 2012 và cái chết của Breoanna Taylor vào đầu năm nay, nhưng làn sóng phản đối lần này \”có lẽ là lớn nhất\”.

\”Người Mỹ gốc Phi và các sắc dân thiểu số đã phản đối việc [phân biệt chủng tộc] trong nhiều năm. Tiếng nói của chúng tôi rõ ràng không có nhiều sức mạnh như khi có thêm các bạn da trắng giúp sức.\”

Trong khi đó, ông Roberts lập luận: \”Lịch sử cho thấy rõ ràng là những người cần thay đổi trước khi vỡ đập là những người đã được hưởng lợi từ các hệ thống hiện có.\”

Hành động của cảnh sát có gây ảnh hưởng?

Phần lớn các cuộc biểu tình trên khắp Hoa Kỳ khá ôn hòa – và trong một số trường hợp, cảnh sát địa phương cũng bày tỏ sự ủng hộ.

Tuy nhiên, cũng có một số cuộc đối đầu và đụng độ gây chú y giữa người biểu tình và cảnh sát.

Tuần trước, các nhà chức trách đã đuổi người biểu tình ôn hòa khỏi một quảng trường bên ngoài Nhà Trắng. Ngay sau đó, Tổng thống Donald Trump băng qua đường để đến chụp ảnh trước một nhà thờ.

Hàng chục nhà báo đưa tin về các cuộc biểu tình cũng báo cáo đã bị lực lượng an ninh nhắm làm mục tiêu đàn áp, sử dụng hơi cay và đạn cao su.

Một số người biểu tình đã xuống đường sau khi họ cảm thấy cảnh sát sử dụng vũ lực quá mức.

\"Ben
Image caption\’\’Đây là lần đầu tiên trong đời tôi sợ cảnh sát\”

Hai nhân viên y tế Ben Longwell và Justine Summers cho biết vì những hành động đàn áp của cảnh sát, họ đã quyết định tham gia các cuộc biểu tình ở DC – bất kể khó khăn trong việc duy trì sự xa cách xã hội.

\”Đây là lần đầu tiên trong đời tôi sợ cảnh sát\”, ông Longwell nói.

Trong khi đó, bà Summers nói rằng trước đó bà không định tham dự biểu tình – nhưng \”khi tôi nghe về việc cảnh sát bắt người bạo lực như thế nào thì thấy dường như đó là việc tôi cần phải làm\”.

Một cuộc thăm dò được thực hiện cho CNN cho thấy 84% người Mỹ thấy các cuộc biểu tình ôn hòa phản ứng lại việc cảnh sát dùng bạo lực với người Mỹ gốc Phi là hợp lý, trong khi 27% cho rằng ngay cả khi biểu tình trở nên bạo động cũng có hiểu được – mặc dù sự ủng hộ cho các cuộc biểu tình bạo lực đã bị chia rẽ rõ ràng theo quan điểm chính trị.

\”Thực tế là chúng tôi không muốn ai bị tổn thương. Nhưng chúng tôi cũng phải nhận ra rằng, dù xấu hay tốt, bạo loạn thường là một chiến lược chính trị và truyền thông, để các nhà hoạt động đảm bảo rằng các máy ảnh và máy quay phim để giải quyết vấn đề\”, Roberts nói.

Biểu tình có thể dẫn đến đâu?

\"Kenny
Image captionDylan Pegram, 10 tuổi có mặt với cha trong lần diễu hành đầu tiên.

Nhiều người biểu tình đã kêu gọi thay đổi cụ thể – bao gồm bắt buộc các sĩ quan cảnh sát phải đeo máy ảnh gắn trên người, giảm tài trợ cho lực lượng cảnh sát hoặc khuyến khích mọi người đi bầu.

Ông Roberts cho biết còn quá sớm để nói liệu các cuộc biểu tình hiện nay có dẫn đến sự thay đổi lâu dài hay không – \”Hãy nhớ phong trào dân quyền [của những năm 1950 và 1960] đã diễn ra trong hơn một thập niên.\”

Tuy nhiên, ông cũng hy vọng rằng: \”Chúng ta sống ở một đất nước chỉ mất một khoảnh khắc giống như Rosa Parks để thay đổi mọi thứ.\”

Rosa Parks đã bị bắt sau khi bà từ chối nhường chỗ cho một người đàn ông da trắng vào năm 1955 – gây ra những vụ tẩy chay, và một phong trào quần chúng cuối cùng đã dẫn đến một bộ luật dân quyền vào năm 1964.

Nhiều người biểu tình ở DC cuối tuần qua cũng cảm thấy rằng họ đang ở trên đỉnh của một thời khắc lịch sử.

\”Chúng tôi đang ở thời điểm mà mọi thứ thực sự có thể thay đổi,\” Laura Hopman nói thêm rằng cô đã mang theo hai đứa con trai chín tuổi vì \”Tôi muốn chúng là một phần của tiến trình này – để biến nó thành một bước ngoặt cuộc đời của các con và đời sống của nhiều người khác.\’\’

Dylan Pegram, 10 tuổi, cũng có mặt với cha, trong lần diễu hành đầu tiên.

\”Tôi thấy hơi căng thẳng, nhưng đồng thời nó cũng tốt, bởi vì chúng tôi cần thay đổi,\” ông nói.

Bài Liên Quan

Leave a Comment