Cái chết của George Floyd: Bảy giải pháp cho các vấn đề của cảnh sát Mỹ
Robin Levinson-KingBBC News
Người biểu tình khắp Hoa Kỳ đã xuống đường sau cái chết của George Floyd để yêu cầu chấm dứt sự tàn bạo của cảnh sát và những gì họ coi là phân biệt chủng tộc có hệ thống.
Đáp lại, đảng Dân chủ Mỹ đã đề xuất một dự luật để giải quyết vấn đề bất bình đẳng và giảm các trường hợp thiệt mạng khi bị giam giữ, bao gồm các biện pháp như yêu cầu cảnh sát đeo camera, cấm khóa cổ và các biện pháp giúp việc truy tố cảnh sát dễ dàng hơn.
Dưới đây là một số giải pháp được đề xuất, và các cách khác để cải cách lực lượng cảnh sát.
1. Viết lại chính sách \”sử dụng vũ lực\”
Hầu hết các sở cảnh sát đều có chính sách \”sử dụng vũ lực\”, quy định cách thức và thời điểm cảnh sát có thể sử dụng vũ lực. Những chính sách này thay đổi đáng kể từ chính quyền này đến chính quyền khác. Chẳng hạn hành vi \’khóa cổ\’ mà cảnh sát Derek Chauvin sử dụng đối với George Floyd đã bị cấm ở New York từ năm 1993.
Sau các vụ giết cảnh sát ồn ào dư luận, nhiều bộ phận buộc phải xem xét lại và viết lại các chính sách sử dụng vũ lực bằng các sắc lệnh liên bang. Thành phố Baltimore đã cải tổ chính sách năm 2019 như một phần của sắc lệnh với Bộ Tư pháp Hoa Kỳ sau cái chết của Freddie Gray. Chính sách mới yêu cầu cảnh sát báo cáo các trường hợp phải dùng vũ lực và buộc họ phải can thiệp nếu họ thấy một cảnh sát khác sử dụng vũ lực không phù hợp.
Sau cái chết của Floyd, hội đồng thành phố Minneapolis đã buộc sở cảnh sát tại đây phải cấm hành vi khóa cổ, và phải can thiệp nếu đồng nghiệp của họ sử dụng vũ lực không thích hợp.
Giới vận động cho rằng chỉ đơn giản viết lại các chính sách này sẽ không ngăn chặn hiệu quả các vụ chết người như Floyd và rằng vũ lực vẫn được dùng một cách không thích hợp với các cộng đồng da màu. Một phân tích của New York Times cho thấy cảnh sát thành phố Minneapolis dùng vũ lực với người da màu thường xuyên hơn bảy lần so với người da trắng.
2. Cắt ngân sách của cảnh sát
Người biểu tình cho rằng các thành phố và tiểu bang chi quá nhiều tiền cho sở cảnh sát trong khi không có đủ kinh phí cho giáo dục, sức khỏe tâm thần, nhà ở và các dịch vụ xã hội khác. Một yêu cầu đang ngày càng cấp thiết đang được đặt ra với các chính trị gia là cắt giảm ngân sách cho cảnh sát.
Lời kêu này đã được thị trưởng Los Angeles đáp ứng – người đã cắt giảm 150 triệu đôla từ nguồn tăng ngân sách dự kiến cho cảnh sát thành phố. Thị trưởng New York Bill de Blasio cũng cam kết chuyển tiền từ lực lượng cảnh sát New York sang các dịch vụ xã hội, mặc dù ông không đưa con số là bao nhiêu.
Tại Minneapolis, một nhóm có tên là Black Visions Collective đang yêu cầu hội đồng thành phố cam kết không tăng ngân sách của sở cảnh sát và chuyển 45 triệu đôla ngân sách hiện tại của lực lượng này vào kho bạc của thành phố sau đại dịch virus corona.
\”Đây là lúc để đầu tư vào một tương lai an toàn, tự do cho thành phố của chúng ta,\” nhóm này viết. \”Chúng ta không thể tiếp tục tài trợ cho các cuộc tấn công của cảnh sát Minneapolis vào đời sống của người da đen.\”
3. Giải tán lực lượng cảnh sát
Vào Chủ nhật, một nhóm đa số không bị phủ quyết thuộc Hội đồng thành phố Minneapolis đã ký một bản cam kết trước đám đông người biểu tình hứa sẽ \”bắt đầu quá trình chấm dứt Sở cảnh sát thành phố Minneapolis\”. Họ tuyên bố sẽ tạo ra một \”mô hình mới, đổi mới, để tăng sự an toàn\”. Đầu tuần trước, hai thành viên hội đồng và Đại diện bang Minnesota, bà Ilhan Omar, đã dùng từ \”giải tán\” để mô tả kế hoạch của họ.
Tuyên bố này không làm rõ có phải hội đồng chỉ cam kết tái cấu trúc lực lượng cảnh sát của thành phố, hay là họ đang thực hiện lời kêu gọi của một số người biểu tình để \”giải tán cảnh sát\” – điều rõ ràng sẽ là hành động cực đoan nhất. Chủ tịch hội đồng cho biết bà có thể tưởng tượng ra một kịch bản trong đó sở cảnh sát trở thành lực lượng bị chi phối bởi người dân, và một nhóm các chuyên gia y tế và chăm sóc sức khỏe trả lời các cuộc gọi 911 thay vì cảnh sát.
Một nhóm có tên MPD 150 đang kêu gọi \”tương lai không có cảnh sát\” ở Minneapolis, trong đó các chuyên gia sức khỏe tâm thần, nhân viên xã hội, lãnh đạo tôn giáo và giới vận động dựa vào cộng đồng khác sẽ làm thay công việc của cảnh sát.
Có một số tiền lệ lịch sử cho việc giải tán toàn bộ một sở cảnh sát. Vào năm 2012, sở cảnh sát Camden ở New Jersey đã bị giải tán hoàn toàn và tất cả nhân viên mất việc. Tuy nhiên, đây chắc chắn không phải là chấm dứt hoàn toàn – một lực lượng cảnh sát mới của địa hạt sau đó đã được thành lập, và khoảng 100 cựu cảnh sát của Camden đã nộp đơn và có việc trở lại. Động thái này thực sự đã làm tăng thêm số cảnh sát trên đường phố Camden. Sở cảnh sát mới đã thông qua chính sách vũ lực rất nghiêm ngặt và giúp thành phố dễ dàng sa thải các cảnh sát sai phạm hơn.
Lực lượng này đã báo cáo số lượng các vụ giết người và các khiếu nại liên quan đến việc cảnh sát sử dụng vũ lực giảm mạnh.
4. Phi quân sự cảnh sát
Kể từ những năm 1990, quân đội đã chuyển hơn 5 tỷ đôla thiết bị, từ túi ngủ đến đạn dược và xe bọc thép, cho các sở cảnh sát địa phương thông qua chương trình chuyển nhượng đặc biệt với Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ.
Do đó, nhiều người trong giới vận động cải cách lực lượng cảnh sát cho rằng cảnh sát ngày nay hoạt động giống như lính, sử dụng các kỹ thuật và thiết bị được thiết kế để đánh trận, hơn là những người gìn giữ hòa bình trong cộng đồng có nhiệm vụ giữ an toàn cho người dân, và cách tiếp cận này khiến nhiều người dân đã mất mạng.
Tổng thống Barack Obama đưa ra các giới hạn về cách cảnh sát có thể sử dụng chương trình này vào năm 2015, nhưng hầu hết chúng bị chính quyền Trump bãi bỏ vài năm sau đó.
Cảnh sát không chỉ có được nhiều vũ khí hơn trong hai thập niên qua, mà nhiều người còn được dạy các chiến thuật quân đội. Cái gọi là \”huấn luyện chiến binh\” này thường tạo ra một câu chuyện trong đó cảnh sát là những anh hùng chống lại nguy hiểm ở mọi nơi, những người phải học cách tự bảo vệ mình bằng mọi giá – ngay cả khi điều đó có nghĩa là giết thường dân.
Giới chỉ trích nói rằng khóa đào tạo này dạy cảnh sát phải sợ, và bắn trước, nghĩ sau.
Vào năm 2019, Thị trưởng thành phố Minneapolis Jacob Frey đã cấm cảnh sát tham gia khóa đào tạo \”kiểu chiến binh\”, ngay cả khi họ tự trả tiền. Nhưng liên minh cảnh sát địa phương gọi lệnh cấm là \”bất hợp pháp\” và tiếp tục cung cấp các khóa đào tạo.
Có nghiên cứu cho thấy quân sự hóa dẫn đến bạo lực trong lực lượng cảnh sát. Năm 2017, một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nghiên cứu và Chính trị cho thấy cảnh sát càng có nhiều vũ khí quân sự thì càng nhiều khả năng họ sẽ sử dụng chúng.
5. Kiện cảnh sát
Người dân đi kiện cảnh sát vì xử dụng bạo lực quá mức tại tòa án dân sự thường thấy các hồ sơ vụ kiện của họ bị ném ra ngoài vì một học thuyết pháp lý được gọi là \”miễn trừ đủ điều kiện\”. \’\’Miễn trừ đủ điều kiện\’\’ được thiết kế bởi Tòa án Tối cao để bảo vệ các nhân viên chính phủ khỏi các vụ kiện phù phiếm và cho phòng cảnh sát sự dễ thở trong lúc phải có những quyết định trong tích tắc.
Để một vụ kiện được cứu xét, tòa chỉ đạo rằng phải đặt ra hai câu hỏi: thứ nhất, có phải là việc sử dụng bạo lực quá mức vi phạm tu chính thứ Tư của hiến pháp? Và nếu vậy, thì có một phán quyết trước tòa \”được thiết lập rõ ràng\” nào trước đó (luật tiền lệ) cho các hành vi này là cảnh sát viên biết hành vi của mình là bất hợp pháp không?
Câu hỏi thứ hai này là điểm những người đấu tranh nói rằng tòa án cho cảnh sát được một miễn trừ thoải mái, loại bỏ các vụ kiện nếu không có luật tiền lệ nào với một loạt các sự kiện gần như giống hệt nhau. Một phân tích của Reuters cho thấy hơn một nửa các vụ kiện liên quan đến cảnh sát dùng bạo lực quá mức ở Mỹ bị tòa ném ra ngoài với lý do \”miễn trừ đủ điều kiện\”.
Một phần của \’Đạo luật Công lý trong việc Hành pháp 2020\’ sâu rộng được\’ các thành viên đảng Dân chủ tại Hạ viện và Thượng viện giới thiệu trong tuần sẽ loại bỏ quyền miễn trừ đủ điều kiện cho cảnh sát. Thẩm phán Tòa án tối cao Sonya Sotomayor và Clarence Thomas đều nói rằng họ tin rằng học thuyết này cần phải được xem xét lại. Hiện tại có tám trường hợp miễn trừ đủ điều kiện trước tòa án cao nhất của đất nước.
6. Giám sát cảnh sát
Đôi khi, bạo lực của cảnh sát đối với người da đen được quy cho một \”quả táo xấu\” – một cảnh sát tức giận và phân biệt chủng tộc phản ứng thái quá trong nhiệm vụ.
Trong một nỗ lực để ngăn chặn chúng, một số lực lượng cảnh sát đã sa thải các cảnh sát công khai thừa nhận các ý tưởng phân biệt chủng tộc. Tháng 7 năm ngoái, Sở Cảnh sát Philadelphia đã sa thải 13 cảnh sát đăng các tin nhắn phân biệt chủng tộc, bạo lực trên phương tiện truyền thông xã hội – nhưng chỉ sau khi một nhóm vận đưa những tin nhắn này ra ánh sáng.
But the reality is a bit more complicated than just one bad apple ruining the bunch.
Nhưng thực tế phức tạp hơn một chút so với chỉ một quả táo xấu làm hỏng cả rổ.
Cảnh sát làm việc trong cái mà các nhà nghiên cứu xã hội gọi là \”hệ thống khép kín\”, nơi có rất ít sự giám sát bên ngoài và lòng trung thành được đánh giá cao. Nếu một cảnh sát vượt qua ranh giới, những người khác sẽ bao che cho họ. Không có video về vụ việc, thì vụ kiện sẽ là giữa lời nói của một \”tội phạm\” và một cảnh sát đáng kính.
Đó là lý do tại sao nhiều người đang thúc đẩy cảnh sát bắt buộc phải đeo máy ảnh gắn trên người, để ghi lại các tương tác của cảnh sát. Biện pháp máy ảnh gắn trên người đã được New York áp dụng một vài năm trước sau cái chết của Eric Garner và Quốc hội đang đề xuất biến chúng thành ra điều bắt buộc trên toàn quốc.
Nhưng có rất ít bằng chứng cho thấy điều đó giảm được bạo lực, theo một phân tích gần đây của 70 nghiên cứu xem xét hiệu quả của máy ảnh trên người cảnh sát.
Chiến dịch Zero, tổ chức phi lợi nhuận đằng sau hashtag # 8cantwait thúc đẩy cải cách cảnh sát, cho biết máy ảnh trên người ít được sử dụng. Trong khi các cảnh quay về sự tàn bạo của cảnh sát đóng một vai trò quan trọng trong việc phơi bày vấn đề, những clip này phần lớn được quay bởi công dân, không phải cảnh sát. Máy ảnh trên người cơ thể có thể tắt đi, và những đoạn phim cảnh sát quay có nhiều khả năng được sử dụng bởi các công tố viên chống lại thường dân trong các phiên tòa hình sự, hơn là một phương tiện để chứng minh sự tàn bạo của cảnh sát.
7. Bắt đầu tính sổ
Không có gì nghi ngờ rằng người Mỹ da đen có nhiều khả năng bị cảnh sát giết và phải chịu các hình thức bạo lực khác của cảnh sát. Nhưng điều vẫn chưa rõ là chính xác có bao nhiêu nạn nhân, hoặc bộ phận nào là những kẻ phạm tội tồi tệ nhất.
Năm 2014, Tổng thống Obama đã ký thành luật Đạo luật Báo cáo về Cái chết Trong tay Cảnh sát để buộc các sở cảnh sát phải báo cáo mỗi khi một công dân chết trong tù. Luật cũng yêu cầu dữ liệu phải được chuyển cho bộ trưởng tư pháp, người sẽ phải công bố báo cáo về các cách để giảm tử vong cứ sau hai năm.
Bốn năm sau, tổng thanh tra của Bộ Tư pháp cho biết bộ này vẫn không có cơ chế thu thập dữ liệu từ các tiểu bang và không nghĩ sẽ có cho đến năm 2020.
Trong khi đó, FBI đã khởi động dự án Thu thập Dữ liệu Sử dụng Bạo lực Quốc gia, để theo dõi không chỉ những người bị cảnh sát giết mà mỗi khi cảnh sát sử dụng vũ lực. Họ bắt đầu thu thập dữ liệu này vào năm 2019, nhưng các cơ quan thực thi pháp luật địa phương không bắt buộc phải tham gia và thông tin vẫn chưa được công khai.
Trong khoảng trống này, các tổ chức phi chính phủ và các nhà báo đã phải lấp đầy những khoảng trống. Năm 2015, The Washington Post bắt đầu ghi lại mọi vụ bắn chết người bởi một sĩ quan cảnh sát đang làm nhiệm vụ ở Mỹ. Kể từ đó, họ đã ghi nhận hơn 5.000 người bị cảnh sát giết, sử dụng hỗn hợp các báo cáo tin tức, phương tiện truyền thông xã hội và báo cáo của cảnh sát. Dữ liệu của họ, thường được sử dụng bởi các nhà nghiên cứu chính sách, cho thấy người da đen có khả năng bị giết gần gấp 2,5 lần so với người da trắng.
(Jessica Lussenhop góp phần trong bài viết này)