Kết luận điều tra vụ Đồng Tâm: Luật sư, người thân chỉ ra nhiều điểm mâu thuẫn, trái luật

Kết luận điều tra vụ Đồng Tâm: Luật sư, người thân chỉ ra nhiều điểm mâu thuẫn, trái luật

Cao Nguyên
2020-06-15

\"HìnhHình minh hoạ. Đường vào Đồng Tâm bị chặn hôm 20/4/2017 sau khi người dân phản đối việc bắt giữ người tuỳ tiện Reuters

Chiều 12/6/2020, cơ quan điều tra Công an Hà Nội công bố bản kết luận điều tra (KLĐT) vụ án hình sự và đề nghị truy tố vụ án giết người, chống người thi hành công vụ, xảy ra vào ngày 9/1/2020, tại thôn Hoành, Đồng Tâm, Hà Nội.

Theo bản kết luận điều tra, Công an Hà Nội đề nghị truy tố tổng cộng 29 người. Trong đó, 25 người bị đề nghị truy tố về tội danh \”Giết người\” theo khoản 1 điều 123 Bộ luật hình sự (BLHS). Bốn người còn lại bị đề nghị truy tố theo tội danh “Chống người thi hành công vụ”. Tất cả đều là người dân làng Đồng Tâm.

Các luật sư bào chữa và người thân của các bị can cho rằng bản kết luận điều tra có nhiều điểm mâu thuẫn và trái luật.

Trái Luật Tố tụng

Luật sư Đặng Đình Mạnh, người tham gia bào chữa cho vụ án này nhận định với RFA rằng bản Kết Luận Điều Tra (KLĐT) do Công an TP Hà Nội thực hiện là vi phạm luật Tố tụng hình sự. Lý do theo vị luật sư này  vì sau khi sự việc xảy ra vào ngày 9/1, vợ ông Lê Đình Kình và một nhóm công dân đã gởi hai lá đơn tố giác tội phạm. Họ cho rằng lực lượng tấn công vào nhà ông Kình – ở đây là công an TP Hà Nội – cũng chính là thủ phạm gây ra cái chết cho ông Kình:

“Khi các luật sư được xem bản kết luận điều tra thì mới biết được rằng việc tấn công vào nhà của ông Kình hóa ra là thuộc về lực lượng công an Hà Nội. Đó là đã là thông tin chính thức rồi.

Thì điều đó nó mang ý nghĩa rằng chính lực lượng công an TP Hà Nội khi tấn công vào đó cũng đồng thời bị tố giác là tội phạm giết hại ông Lê Đình Kình. Lẽ ra, khi cơ quan công an Hà Nội bị tố giác như vậy thì họ không nên đảm đương các nhiệm vụ khởi tố vụ án, vừa là điều tra vụ án.

Bởi vì, đơn vị của họ đã bị tố giác tội phạm như thế mà họ đứng ra điều tra như vậy thì sẽ mất đi sự khách quan. Và điều này nó cũng trái với điều 21, Bộ luật TTHS rằng những người tiến hành tố tụng, trong trường hợp này là cơ quan điều tra, sẽ không được đảm đương những chức vụ về tố tụng trong vụ án nữa, nếu có những dấu hiệu cho rằng cơ quan điều tra không còn khách quan, vô tư.”

\"Cụ

Cụ Lê Đình Kinh sau khi chết với nhiều vết bầm tím ở sau lưng sau vụ công an tấn công vào Đồng Tâm hôm 9/1/2020 (hình trái), và cảnh sát cơ động ở Đồng Tâm hôm 9/1/2020 (hình phải) Photo: RFA

\"\"/

Về các đơn thư tố cáo của bà Dư Thị Thành và nhóm công dân, theo bản kết luận, công an Hà Nội “căn cứ vào tài liệu chứng cứ thu thập được, cơ quan điều tra xác định nội dung trên các đơn trên là không đúng sự thật”.

Luật sư Ngô Anh Tuấn, người cũng sẽ tham gia bào chữa, bảo vệ quyền lợi cho người dân Đồng Tâm cho rằng việc trả lời đơn thư tố cáo chung vào bản KLĐT như vậy là sai với quy định:

“Trong bản kết luận điều tra này thì có nhắc đến đơn tố cáo nhưng nó không đúng về thủ tục tố tụng. Vì bên bà Thành có yêu cầu riêng, độc lập thì phải trả lời riêng và độc lập. Nó là một nội dung khác chứ không phải trả lời chung vào bản kết luận này được. Đó là vi phạm tố tụng.”

Vị luật sư này cũng nêu quan điểm trên trang cá nhân về cách mà Cơ quan điều tra, Công an TP Hà Nội sử dụng từ ngữ, cách xưng hô trong bản KLĐT:

“Cách dùng từ trong văn bản này thể hiện thái độ không khác gì những kẻ chợ búa, thiếu văn hoá, khi mà họ xưng hô ngang với cụ Kình là Kình. Không có từ nào là ông Kình hay đối tượng tình nghi Lê Đình Kình hay một từ ngữ khác tương tự như vậy.

Bản kết luận điều tra này cũng không khác gì “bản án” đã định sẵn cho người đã chết cũng như số phận pháp lý của 29 người còn lại đang bị giam giữ trong trại giam. Nó đi ngược với nguyên tắc suy đoán vô tội của Bộ luật Hình sự Việt nam năm 2015.”

Thêm hai chữ “ông, bà” phía trước tên của họ không làm giảm tính uy nghiêm, trịch thượng của người làm văn bản, cũng không làm cho sự việc xoay theo chiều hướng khác đi nhưng nó thể hiện thái độ có văn hoá của người viết ra nó.”

Nhiều chi tiết mâu thuẫn, sai với thực tế

Chị Nguyễn Thị Duyên là cháu dâu của cụ Lê Đình Kình cho biết đã đọc nội dung bản KLĐT và phát hiện ra nhiều chi tiết mâu thuẫn, sai với thực tế.

Thứ nhất, trong phần diễn biến vụ án lý giải về nguyên do lực lượng công quyền tấn công vào thôn Hoành lúc rạng sáng với đông quân số như vậy là do Công an TP Hà Nội đang triển khai lực lượng đảm bảo an ninh trật tự trong thời gian xây dựng tường rào sân bay Miếu Môn.

Vào rạng sáng ngày 9/1/2020, công an Hà Nội phối hợp với Bộ tư lệnh Cảnh sát Cơ động và các lực lượng khác thực hiện kế hoạch đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn xã Đồng Tâm.

Khi di chuyển đến cổng thôn Hoành thì bị các bị can chủ động tấn công bằng lưu đạn, bom xăng, gạch đá… Do đó, công an tại các địa điểm khác được điều động đến để ngăn chặn hành vi phạm tội, bảo vệ tính mạng, tài sản của người dân.

Chị Duyên nói vào thời điểm xảy ra vụ án, người dân làng Đồng Tâm đang ngủ ngon, không có ai gây rối và cũng không ai cần được bảo vệ lúc đó cả:

“Họ nói lý do tấn công vào lúc nửa đêm là để cứu người dân kịp thời khỏi khủng bố. Nhưng thực tế là gia đình tôi đang ngủ rất ngon. Mà tất cả dân làng đang ngủ chứ không có hoành hành gì ở trong làng khiến họ phải bảo vệ lúc nửa đêm, để cứu người dân cả. Và chẳng có người dân nào cần họ phải cứu cả.”

Thứ hai, về nguyên do cái chết của ông Lê Đình Kình, bản kết luận nói rằng tổ công tác phá khoá cửa thì phát hiện ông Lê Đình Kình đang đứng sát cửa ra vào phòng ngủ, tay cầm lựu đạn, lưng quay về hướng tổ công tác nên đã nổ súng 2 lần. Khi chó nghiệp vụ chạy vào cắn chân ông Kình lôi ra thì ông Kình đã chết.

Trên thực tế, rất nhiều vỏ đạn được tìm thấy trong nhà. Trên tường, trên cửa còn lưu lại rất nhiều dấu vết đạn bắn, chứ không phải công an chỉ nổ súng 2 phát như đã nêu:

“Họ nói là họ bắn một phát vào phòng nhưng gia đình tôi lại phát hiện ra rất nhiều vết đạn ở trong phòng của cụ và cũng nhặt được rất nhiều đạn ở trong chính phòng ngủ của cụ.”

Thứ ba, công an mô tả việc ông Lê Đình Kình di chuyển trong phòng, trong nhà, đứng nép cửa ra vào phòng ngủ… là không đúng. Bởi vì, sức khoẻ cụ Kình rất yếu, phải ngồi xe lăn từ năm 2017 đến nay:

“Có một chi tiết mà họ nói là cụ đi tới đi lui và cầm dao để chọc vào tay chiến sĩ, thì tôi nhận định hoàn toàn là sai trái. Bởi vì, cụ hoàn toàn phải di chuyển bằng xe lăn chứ không đi lại được bình thường. Cụ di chuyển bằng xe lăn từ năm 2017, sau khi bị công an lừa ra ngoài cánh đồng và đánh gãy chân.

Sau khi xuất viện ông Nguyễn Đức Chung (Chủ tịch Hà Nội – PV) đã có tặng cụ một chiếc xe lăn và từ đó đến nay là cụ luôn đi xe lăn. Thế nên cái chi tiết bảo cụ đi tới đi lui trong phòng và đi trong nhà là sai hoàn toàn luôn.”

Cuối cùng, chị Duyên cho biết có một số người không có mặt tại xã Đồng Tâm thời điểm xảy ra vụ án nhưng họ vẫn bị bắt sau đó và bị truy tố:

“Có những người không có mặt hôm mùng 9/1 nhưng cũng bị kết tội giết người. Ví dụ như chị Trần Thị Phượng chị Đào Thị Kim bà Mai Thị Phần. Họ là những người phụ nữ đang nuôi con nhỏ. Chị Trần Thị Phượng có con nhỏ chưa được 2 tuổi.”

Về chi tiết này, bản KLĐT ghi rằng hôm 9/1, hai bà Đào Thị Kim và Trần Thị Phượng nghe tiếng nổ ở khu vực nhà Lê Đình Kình liền chạy ra đường “nhằm mục đích chống đối”. Kim và Phượng thấy lực lượng công an thì lao vào chữi bới. Phượng cầm dao lao vào chém vào lực lượng chức năng. Sau đó thì 2 người này bỏ trốn. Đến ngày 11/1/2020 thì ra tự thú.

Bài Liên Quan

Leave a Comment