Báo cáo điều tra các nhà khoa học “đặc vụ” đã chuyển virus chết người từ Canada sang Trung Quốc
18/06/20
Năm 2019, một lô hàng bí ẩn bị bắt gặp đang “lén lút mang 1 loại virus” ra khỏi Canada. Người ta đã truy ra, các đặc vụ Trung Quốc đang làm việc tại một phòng thí nghiệm ở xứ sở lá phong này.
Điều tra sau đó của GreatGameIndia đã phát hiện, các đặc vụ này có liên quan đến chương trình Chiến tranh Sinh học Trung Quốc tại Vũ Hán – nơi bị nghi ngờ rò rỉ virus, và gây ra bùng phát đại dịch.
Lưu ý: Những phát hiện của cuộc điều tra này đã được chứng thực bởi chuyên gia Vũ khí sinh học – Tiến sĩ Francis Boyle, người soạn thảo Đạo luật Công ước Vũ khí Sinh học mà nhiều quốc gia đang tuân thủ theo. Báo cáo đã gây ra một cuộc tranh cãi quốc tế lớn, và bị đàn áp kịch liệt bởi một bộ phận truyền thông chính thống.
Mẫu SARS của Saudi
Ngày 13/6/2012, một người đàn ông 60 tuổi người Ả Rập đã được đưa vào bệnh viện tư ở Jeddah – Ả Rập Saudi với các triệu chứng trong suốt 7 ngày như sốt, ho, có đờm và khó thở. Ông không có tiền sử bệnh tim, phổi hoặc bệnh thận, không dùng thuốc dài hạn và cũng không hút thuốc.
Từ những gì tìm thấy trong phổi của bệnh nhân, Tiến sĩ Ali Mohamed Zaki đã phân lập, và xác định một loại virus corona chưa được biết đến trước đây. Sau khi chẩn đoán thông thường không xác định được tác nhân gây bệnh, Zaki đã liên lạc với Ron Fouchier – một nhà virus học hàng đầu tại Trung tâm Y tế Erasmus (EMC) ở Rotterdam, Hà Lan để được tư vấn.
Fouchier đã giải trình tự virus từ mẫu mà Zaki gửi. Ông sử dụng phương pháp phản ứng tổng hợp chuỗi thời gian thực quang phổ rộng (RT-PCR), để xét nghiệm nhằm phân biệt đặc điểm của một số loại virus corona có thể lây nhiễm sang người.
Mẫu coronavirus này được Fouchier bán cho Giám đốc khoa học, Tiến sĩ Frank Plummer (đối tượng chủ chốt trong điều tra virus corona – Frank Plummer gần đây đã bị ám sát ở Châu Phi) thuộc phòng thí nghiệm vi sinh quốc gia Canada (NML) ở Winnipeg. Có báo cáo cho biết, loại virus này đã bị các đặc vụ Trung Quốc đánh cắp từ phòng thí nghiệm Canada.
Phòng thí nghiệm Canada
Từ phòng thí nghiệm Hà Lan, virus Corona đã được đưa đến cơ sở NML Winnipeg của Canada vào ngày 4/5/2013. Phòng thí nghiệm Canada phát triển thêm số lượng virus, và sử dụng nó để đánh giá các xét nghiệm chẩn đoán đang được sử dụng ở Canada. Các nhà khoa học ở Winnipeg đã nghiên cứu xem loài động vật nào có thể bị nhiễm loại virus mới này.
Nghiên cứu được thực hiện liên kết với phòng thí nghiệm quốc gia của cơ quan thanh tra thực phẩm Canada và trung tâm quốc gia về bệnh động vật nước ngoài, nằm trong cùng khu phức hợp với Phòng thí nghiệm vi sinh quốc gia.
NML có lịch sử lâu dài trong việc cung cấp các dịch vụ xét nghiệm toàn diện cho coronavirus. Nó đã phân lập và cung cấp trình tự bộ gen đầu tiên của virus corona SARS, và xác định một chủng virus corona khác là NL63 vào năm 2004.
Rất nhanh sau đó, phòng thí nghiệm Canada có trụ sở tại Winnipeg này đã bị các đặc vụ Trung Quốc nhắm đến trong hoạt động gián điệp sinh học.
Gián điệp sinh học Trung Quốc
Tháng 3/2019, “trong một sự kiện bí ẩn” – một lô hàng virus cực kì độc hại từ Canada NML đã đến Trung Quốc. Sự kiện này đã gây ra một vụ bê bối lớn, khi các chuyên gia về chiến tranh sinh học đặt câu hỏi, tại sao Canada lại gửi loại virus gây chết người như thế đến Trung Quốc? Các nhà khoa học từ NML cho biết, các loại virus gây chết người này là một vũ khí sinh học tiềm năng.
Sau điều tra, sự việc được dần sáng tỏ khi phát hiện “các đặc vụ Trung Quốc đang làm việc tại NML”. Tháng 7/2019, một nhóm các nhà virus học Trung Quốc bị buộc phải rời khỏi phòng thí nghiệm vi sinh quốc gia Canada (NML). NML là cơ sở cấp 4 duy nhất của Canada, và là một trong số ít cơ sở tại Bắc Mỹ được trang bị để xử lý các bệnh nguy hiểm nhất thế giới bao gồm Ebola, SARS, Coronavirus, v.v.
Xiangguo Qiu – Đặc vụ chiến tranh sinh học Trung Quốc
Một nhà khoa học của NML cùng chồng đã bị áp giải ra khỏi phòng thí nghiệm Canada, một nhà sinh vật học khác và các thành viên trong nhóm nghiên cứu của cô cũng được cho là đặc vụ Chiến tranh sinh học Trung Quốc. Qiu là người đứng đầu bộ phận phát triển vaccine, và các liệu pháp chống virus trong chương trình mầm bệnh đặc biệt tại NML.
Khâu Hương Quả (Xiangguo Qiu) sinh ra ở Thiên Tân, là một nhà khoa học xuất sắc của Trung Quốc. Bà tốt nghiệp và nhận bằng bác sĩ y khoa tại Đại học Y Hà Bắc – Trung Quốc năm 1985, và đến Canada để học cao học năm 1996. Sau đó, bà đã liên kết với Viện Sinh học Tế bào và Khoa Nhi và Sức khỏe Trẻ em của Đại học Manitoba , Winnipeg, đặc biệt là bà “không tham gia nghiên cứu mầm bệnh”.
Nhưng đã có sự thay đổi, từ năm 2006, với lý do nào đó bà đã bắt đầu nghiên cứu các loại virus nguy hiểm ở Canada NML. Ví như loại virus được chuyển từ NML sang Trung Quốc là do chính bà nghiên cứu vào năm 2014 (cùng với các loại virus Machupo, Junin, Rift Valley Fever, Crimean-Congo Hemorrhagic Fever và Hendra).
Xâm nhập phòng thí nghiệm Canada
Chồng của Xiangguo Qiu là Tiến sĩ Thành Khắc Định (Keding Cheng) – người đã từng liên kết với NML. Trước đó, Cheng là một nhà vi khuẩn học và sau này ông chuyển sang ngành virus học. Cặp vợ chồng này chịu trách nhiệm xâm nhập NML của Canada, cùng nhiều đặc vụ khác là sinh viên Trung Quốc, tất cả họ đều có liên quan trực tiếp với Chương trình Chiến tranh Sinh học của Trung Quốc, cụ thể:
- Viện thú y quân sự, Viện khoa học quân y – Trường Xuân
- Trung tâm phòng chống dịch bệnh, quân khu Thành Đô
- Viện Virus học Vũ Hán, Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc – Hồ Bắc
- Viện Vi sinh, Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc – Bắc Kinh
Tất cả bốn cơ sở Chiến tranh Sinh học Trung Quốc đã đề cập trên đều hợp tác với Tiến sĩ Xiangguo Qiu trong lúc virus Ebola bùng phát, Viện Thú y Quân đội cũng tham gia một nghiên cứu về virus sốt – Rift Valley, trong khi Viện Vi sinh học thì tham gia một nghiên cứu về virus Marburg. Đáng chú ý là loại thuốc được sử dụng trong nghiên cứu thứ hai – Favipiravir được Viện Khoa học Quân y Trung Quốc thử nghiệm thành công với chỉ định là JK-05 (ban đầu là phát minh của Nhật Bản đã đăng ký bằng sáng chế tại Trung Quốc vào năm 2006), nhằm chống lại virus Ebola và các virus liên quan.
Dù có rất nhiều cơ sở và công trình nghiên cứu như vậy, nhưng thực tế cho thấy các nghiên cứu của Tiến sĩ Qiu tiến bộ đáng kể, và dường như rất quan trọng đối với sự phát triển vũ khí sinh học của Trung Quốc bao gồm, các loại virus gây sốt như corona, Ebola, Nipah, Marburg hay Rift Valley.
Cuộc điều tra của Canada đang tiếp tục và câu hỏi đặt ra là, liệu có hành động vận chuyển virus hay các chế phẩm thiết yếu khác đến Trung Quốc diễn ra từ năm 2006 đến 2018 hay không?
Năm 2018, Xiangguo Qiu cũng hợp tác với 3 nhà khoa học của Viện nghiên cứu bệnh truyền nhiễm quân đội Hoa Kỳ, để nghiên cứu liệu pháp miễn dịch sau phơi nhiễm đối với virus Ebola và Marburg ở khỉ, nghiên cứu này được hỗ trợ bởi cơ quan Giảm thiểu Đe dọa Quốc phòng Hoa Kỳ.
Virus Corona Vũ Hán
Xiangguo Qiu đã có ít nhất 5 chuyến đi đến phòng thí nghiệm an toàn sinh học quốc gia Vũ Hán trong thời gian 2017-2018.
Thật trùng hợp, Phòng thí nghiệm an toàn sinh học quốc gia Vũ Hán chỉ cách chợ hải sản Vũ Hán 20 dặm – nơi được cho là nguồn gốc bùng phát dịch bệnh virus Corona, sau đó được đổi tên thành virus Vũ Hán.
Phòng thí nghiệm an toàn sinh học quốc gia Vũ Hán được đặt tại cơ sở quân sự của Viện Virus học Vũ Hán Trung Quốc, và nó có liên quan đến Chương trình Chiến tranh sinh học Trung Quốc.
Đây là phòng thí nghiệm đầu tiên ở Đại Lục được thiết kế để đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn sinh học cấp 4 (BSL-4) – mức độ nguy hiểm sinh học cao nhất, nghĩa là nó sẽ đủ điều kiện để xử lý các mầm bệnh nguy hiểm nhất.
Tháng 1/2018, phòng thí nghiệm đã phục vụ cho các hoạt động “thí nghiệm toàn cầu” trên mầm bệnh BSL-4, Guizhen Wu đã viết trên tạp chí Biosquil and Health rằng: “Sau sự cố rò rỉ SARS từ phòng thí nghiệm năm 2004, Bộ Y tế Trung Quốc trước đây đã khởi xướng việc xây dựng các phòng thí nghiệm bảo quản các mầm bệnh cấp độ cao như SARS, coronavirus và virus cúm đại dịch”.
Vũ khí sinh học virus Corona
Trong quá khứ, Viện Vũ Hán đã từng nghiên cứu virus corona, bao gồm cả chủng gây ra Hội chứng hô hấp cấp tính nặng, SARS, virus cúm H5N1, viêm não Nhật Bản và sốt xuất huyết. Các nhà nghiên cứu tại Viện cũng nghiên cứu mầm bệnh gây ra bệnh than – một tác nhân sinh học từng được phát triển ở Nga.
Dany Shoham – một cựu sĩ quan tình báo quân đội Israel đã từng nghiên cứu về chiến tranh sinh học (BW) của Trung Quốc nói: “SARS nói chung được nghiên cứu trong chương trình BW của Trung Quốc, và được xử lý ở một số cơ sở thích hợp, các loại virus corona (đặc biệt là SARS) đã được nghiên cứu tại Viện, và có lẽ chúng được cất giữ tại đó”.
James Giordano – Giáo sư thần kinh học tại Đại học Georgetown kiêm thành viên cao cấp của phòng Chiến tranh sinh học Mỹ cho biết, sự đầu tư ngày càng tăng của Trung Quốc vào khoa học sinh học, quy định lỏng lẻo hơn về chỉnh sửa gen, công nghệ tối ưu cùng sự tích hợp giữa chính phủ và học viện,… tất cả điều đó đã làm tăng nỗi ám ảnh rằng những mầm bệnh như vậy sẽ được “vũ khí hóa”.
Điều đó có nghĩa là với một tác nhân tấn công nào đó, hoặc một loại vi trùng đã qua chỉnh sửa và chúng “được lệnh thả ra”. Mà duy chỉ có Trung Quốc mới có thuốc điều trị hoặc vaccine cho loại vi trùng này. “Thực chất đây không phải là chiến tranh”, ông James Giordano nói, “tuy nhiên, những gì nó làm là tận dụng thời cơ để đóng vai vị cứu tinh toàn cầu, từ đó tạo ra các cấp độ phụ thuộc kinh tế vi mô, cũng như nắm trong tay năng lượng sinh học”.
Chương trình chiến tranh sinh học Trung Quốc
Trong một bài báo học thuật năm 2015, Shoham – thuộc Trung tâm nghiên cứu chiến lược Begin-Sadat khẳng định: Hơn 40 cơ sở của Trung Quốc có liên quan đến sản xuất vũ khí sinh học.
“Học viện Khoa học Quân y Trung Quốc thực sự đã phát triển một loại thuốc Ebola – được gọi là JK-05 – nhưng rất ít thông tin về nó và việc nó được sở hữu bởi cơ sở quốc phòng, điều này khiến cho việc nghiên cứu các tế bào Ebola trở thành một phần kho vũ khí chiến tranh sinh học của Trung Quốc”, Shoham nói với National Post.
Ebola được Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ phân loại là một tác nhân khủng bố sinh học hạng A, nghĩa là nó có thể dễ dàng lây truyền từ người này sang người khác, dẫn đến tỷ lệ tử vong cao và có thể “gây hoảng loạn”. CDC liệt kê virus Nipah là một tác nhân hạng C – một mầm bệnh chết người mới xuất hiện có thể được thiết kế để phát tán rộng rãi.
Chương trình Chiến tranh sinh học của Trung Quốc được cho là đang ở trong giai đoạn nâng cao, bao gồm các khả năng nghiên cứu và phát triển, sản xuất và vũ khí hóa. Kho hàng hiện tại của nó được cho là có đầy đủ các tác nhân hóa học, và sinh học truyền thống với các hệ thống cung cấp đa dạng bao gồm tên lửa pháo, bom trên không, vòi phun và tên lửa đạn đạo tầm ngắn.
Vũ khí hóa công nghệ sinh học
Chiến lược quốc gia về hợp nhất quân sự-dân sự của Trung Quốc đã chọn sinh học là ưu tiên hàng đầu, và Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA) có thể đi đầu trong việc mở rộng và khai thác kiến thức này.
PLA đang theo đuổi các ứng dụng quân sự của sinh học, và xem xét các kết hợp đầy hứa hẹn với các ngành khác bao gồm khoa học não bộ, siêu máy tính và trí tuệ nhân tạo. Từ năm 2016, Ủy ban Quân sự Trung ương đã tài trợ cho các dự án về khoa học não bộ quân sự, hệ thống phỏng sinh học tiên tiến, vật liệu sinh học và phỏng sinh học, nâng cao hiệu suất con người và công nghệ sinh học “khái niệm mới”.
Cùng năm 2016, một nhà nghiên cứu – tiến sĩ của AMMS đã xuất bản một luận án: “Nghiên cứu về đánh giá Công nghệ Nâng cao Hiệu suất Con người”, đã miêu tả CRISPR-Cas là một trong ba công nghệ chính có thể giúp tăng hiệu quả chiến đấu của quân đội. Nghiên cứu bổ trợ này đã xem xét hiệu quả của thuốc Modafinil – có ứng dụng trong việc nâng cao nhận thức, và kích thích xuyên sọ – một loại kích thích não bộ, đồng thời cho rằng tiềm năng lớn của CRISPR-Cas như là “một công nghệ răn đe quân sự”, khi đó Trung Quốc sẽ “nắm thế chủ động” để phát triển nó.
Giá trị chiến lược tiềm tàng của thông tin di truyền đã khiến chính phủ Trung Quốc cho ra mắt Ngân hàng Gen quốc gia, dự định sẽ trở thành kho lưu trữ dữ liệu lớn nhất thế giới. Mục tiêu của nó là “phát triển và sử dụng các nguồn tài nguyên di truyền có giá trị của Trung Quốc, bảo vệ an ninh quốc gia trong thông tin sinh học, và tăng cường năng lực của Trung Quốc để nắm bắt các đỉnh cao chỉ huy chiến lược” trong lĩnh vực Chiến tranh công nghệ sinh học.
Quân đội Trung Quốc quan tâm đến sinh học, như một lĩnh vực chiến tranh mới nổi dẫn đầu bởi các chiến lược gia – những người đàm luận về “vũ khí di truyền” tiềm năng, và một “chiến thắng không đổ máu”.
Mai Trang (theo Greatgameindia)