Chiến lược phòng thủ không gian : Nga tố Mỹ « hiếu chiến »

Chiến lược phòng thủ không gian : Nga tố Mỹ « hiếu chiến »

Đăng ngày: 20/06/2020

\"Tổng
Tổng thống Mỹ Donald Trump sau khi xem phóng phi thuyền Crew Dragon lên không gian ngày 30/05/2020 tại Cape Canavera, Florida, Hoa Kỳ. REUTERS – JONATHAN ERNST

Thùy Dương

Bộ Ngoại Giao Nga hôm qua 19/06/2020 tố cáo « sự hiếu chiến » trong chính sách không gian của chính quyền Mỹ, hai ngày sau khi Washington công bố « chiến lược phòng thủ mới trong không gian ».QUẢNG CÁO

Trong một thông cáo, bộ Ngoại Giao Nga nhấn mạnh Mỹ coi không gian như là chiến trường. Nga kêu gọi Mỹ tiếp cận vấn đề này một cách có trách nhiệm, bởi vì « một cuộc đối đầu vũ trang trong không gian có thể dẫn đến những hậu quả tiêu cực cho an ninh quốc tế và sự ổn định chiến lược\”Đồng thời, Matxcơva khẳng định chủ trương « ưu tiên sử dụng và thăm dò không gian chỉ vì mục đích hòa binh » và nỗ lực « ngăn chặn một cuộc chạy đua vũ trang trong không gian ».

Theo chiến lược Lầu Năm Góc công bố hôm 17/06, Mỹ muốn ngăn chặn khả năng Trung Quốc và Nga kiểm soát không gian. Washington cũng dự tính dựa vào các đồng minh, cả về tài chính, để đạt mục tiêu chiến lược không gian. Tài liệu của Lầu Năm Góc còn khẳng định « Trung Quốc và Nga đại diện cho mối đe dọa chiến lược quan trọng nhấtbởi vì họ đã phát triển, thử nghiệm và triển khai năng lực quân sự trong không gian và học thuyết quân sự của họ cũng dự kiến sử dụng chúng trong trường hợp xung đột xảy ra ».

Theo AFP, bộ Quốc Phòng Mỹ cũng khẳng định : « Học thuyết quân sự của Trung Quốc và Nga nhìn nhận không gian là quan trọng đối với chiến tranh hiện đại và coi việc sử dụng vũ khí không gian như một biện pháp làm giảm hiệu quả quân sự của Hoa Kỳ và các đồng minh của Hoa Kỳ, và để chiến thắng trong các cuộc chiến tranh trong tương lai ».

Kiểm soát vũ khí hạt nhân : Mỹ – Nga nối lại thương lượng

Tại Vienna, Áo, vào ngày thứ Hai 22/06, Mỹ và Nga sẽ nối lại đàm phán về kiểm soát vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, theo giới quan sát, sẽ không có nhiều hy vọng là hai bên đạt thỏa thuận. 

Đại sứ Marshall Billingslea, đại diện của tổng thống Trump về các vấn đề giải trừ vũ khí, và thứ trưởng Ngoại giao Nga, Sergei Riabkov, sẽ thảo luận về hiệp ước song phương New Start được ký kết vào năm 2010, sẽ hết hạn vào đầu năm 2021 – ngay sau khi Donald Trump hết nhiệm kỳ.

Matxcơva đã kêu gọi đàm phán để gia hạn hiệp ước kể từ cuối năm 2019, nhưng chính quyền Trump cho đến nay vẫn muốn Bắc Kinh tham gia đàm phán. Mỹ lo ngại là số vũ khí hạt nhân của Trung Quốc sẽ tăng gấp đôi trong vòng 10 tới trong khi Bắc Kinh lại thiếu minh bạch. Trung Quốc từ chối tham gia các cuộc thương lượng ba bên, nhưng để mở khả năng thảo luận đa phương.

Theo báo cáo mới nhất của Viện Nghiên Cứu Hòa Bình Quốc Tế Stockholm (Sipri), Nga và Mỹ vẫn nắm giữ hơn 90% số  vũ khí hạt nhân trên thế giới.

Bài Liên Quan

Leave a Comment