Phạm Đoan Trang: NXBTD bị trấn áp vì muốn khai dân trí và nói sự thật

Phạm Đoan Trang: NXBTD bị trấn áp vì muốn khai dân trí và nói sự thật

  • 22 tháng 6 2020
\"Nhà
Image captionNhà báo, nhà hoạt động xã hội Phạm Đoan Trang cũng là người phát ngôn của NXB Tự do cùng các ấn phẩm do NXB Tự Do phát hành.

\”Trong mắt công an, chúng tôi không được coi là con người nữa rồi\”, nhà báo Phạm Đoan Trang, đại diện Nhà xuất bản Tự Do (NXBTD), chia sẻ về sự trấn áp của chính quyền Việt Nam.

Sự kiện Nhà xuất bản Tự Do được Hiệp hội Xuất bản Quốc tế (IPA) trao giải thưởng Prix Voltaire năm 2020 hồi đầu tháng Sáu gợi nhắc một dòng chảy âm thầm nhưng mãnh liệt tại Việt Nam: những người xuất bản độc lập.

\”Đối với Nhà xuất bản Tự Do, giải thưởng này là sự tưởng thưởng cho nỗ lực, và lòng can đảm của mọi người từ khi thành lập. Trong suốt thời gian đó, các thành viên chưa có một phút nào bình yên, phải sống triền miên trong tình trạng căng thẳng. Tất cả mọi người đều chịu đựng rất nhiều\”, bà Đoan Trang cho hay trong cuộc trao đổi qua điện thoại với BBC News Tiếng Việt.

\”Chúng tôi sẽ phải tiếp tục sứ mệnh là nâng cao dân trí, chiến đấu vì quyền tự do xuất bản, quyền được đọc của người Việt Nam\”.

Vượt ngoài kiểm duyệt

Việt Nam hiện có nhiều công ty tư nhân hoạt động trong lĩnh vực xuất bản sách, nhưng ngành này vẫn nằm dưới sự kiểm soát nghiêm ngặt của nhà nước. Bất kỳ công ty tư nhân hoặc cá nhân nào muốn xuất bản sách đều phải liên kết với một nhà xuất bản nhà nước.

Hành trình để một cuốn sách đến với người đọc vì thế phải đi qua nhiều khâu kiểm duyệt. Trước hết, đó là việc tự kiểm duyệt của tác giả, của công ty tổ chức thực hiện. Tiếp theo, công ty hoặc bản thân tác giả sẽ nộp bản thảo cho nhà xuất bản nhà nước để xin giấy phép.

Đến lượt mình, nhà xuất bản này sẽ nộp lên Cục Xuất bản để xin phép và chỉ khi cơ quan này đồng ý thì việc xuất bản cuốn sách mới được coi là hợp pháp. Đấy là chưa kể sau khi xuất bản, việc phát hành sách ra thị trường cũng đòi hỏi phải đáp ứng một loạt điều kiện nghiêm ngặt.

Bất kỳ hoạt động xuất bản sách để phát hành ra đại chúng nào mà không thông qua quy trình trên đều bị coi là vi phạm pháp luật.

Tuy nhiên, hiện vẫn có không ít người không chịu bước vào vòng kiểm duyệt đó. Họ đã độc lập đứng ra, tự tổ chức xuất bản, tự vận hành hoạt động của mình. Trước đây có nhà xuất bản Giấy Vụn, và hiện nay có Nhà xuất bản Tự Do.

\”Sứ mệnh của Nhà xuất bản Tự Do là khai dân trí, nói lên sự thật cho người Việt Nam, cổ vũ làm sao có thêm nhiều người viết, nhiều người đọc, thêm nhiều nhà xuất bản nữa ra đời. Đó là sứ mệnh dài hạn\”, bà Phạm Đoan Trang nói.

Mới ra đời, nhưng đến nay Nhà xuất bản Tự Do đã ra được khoảng 20 đầu sách, có thể kể tới các cuốn như Cẩm Nang Nuôi Tù, Chính Trị Bình Dân, Cánh Đồng Sênh, Học Chính Sách Công Qua Chuyện Đặc Khu…

\”Chúng tôi xuất bản những cuốn sách không qua kiểm duyệt\”, bà Trang chia sẻ. \”Thực ra sách không qua kiểm duyệt, không có giấy phép ở Việt Nam rất nhiều. Truyện hồn ma báo oán, lịch vạn niên… cũng không có xin giấy phép, không qua nhà xuất bản nào nhưng chính quyền không quan tâm. Chỉ có sách chính trị, xã hội, pháp luật… mới là đối tượng kiểm duyệt gắt gao\”.

\"Các
Image captionẤn phẩm của NXB Tự Do chủ yếu về chính trị, xã hội và luật pháp.

Bà Trang cho biết Nhà xuất bản Tự Do chọn thực hiện sách tiếng Việt, do người Việt viết, về chính trị, xã hội, pháp luật, về tất cả các vấn đề của Việt Nam hiện nay.

\”Nói chung đó là sách phi hư cấu do người Việt viết. Chúng tôi không ưu tiên sách dịch\”.

Theo bà Trang, đó là những cuốn sách mà \”trong hoàn cảnh Việt Nam hiện nay thì không có cửa để được xuất bản qua hệ thống nhà nước. Không bao giờ có thể lọt qua lưới kiểm duyệt, không thể tới được Cục Xuất bản để thẩm định được\”.

\”Thực ra việc tìm kiếm và thẩm định bản thảo ở Việt Nam không phải khó. Các bản thảo như vậy rất nhiều. Thậm chí năm ngoái Nhà xuất bản Tự Do in lại cuốn Đêm Giữa Ban Ngày của tác giả Vũ Thư Hiên bán rất chạy\”, nhà báo Phạm Đoan Trang chia sẻ.

Bà giải thích thêm:

\”Tức là ở Việt Nam, nhu cầu đọc là có, đặc biệt là nhu cầu đọc sách phi hư cấu rất lớn. Những cuốn sách nói lên sự thật được tìm đọc rất nhiều. Những ý kiến cho rằng văn hóa đọc ở Việt Nam thấp, đó là chúng ta tưởng như vậy rồi nói vậy thôi. Đó là do các nhà xuất bản không biết cách để đưa sách tới tay độc giả. Do người viết và nhà xuất bản không chủ động nên người đọc không quan tâm, chứ tôi thấy những cuốn sách nói lên sự thật, mà tác giả dám viết, nhà xuất bản dám in thì có rất đông người đọc\”.

Nhưng để tiếp tục công việc xuất bản và hướng tới mục tiêu dài hạn là khai dân trí, thì \”trong ngắn hạn, chúng tôi nghĩ làm sao sống được đã, tức là không bị giết ấy, với cách càn quét và đàn áp của công an thì tôi nghĩ đó là câu chuyện nghiêm trọng. Thực sự thì không biết là mọi người có thể sống được bao lâu\”.

Nhà báo Phạm Đoan Trang nói rằng giải Prix Voltaire một mặt là nguồn động viên rất lớn đối với nhóm của bà, nhưng mặt khác, nó sẽ khiến \”sự căm thù của công an càng cao hơn\”.

\’Họ muốn dồn chúng tôi đến chỗ chết\’

\”Nhà xuất bản Tự Do được thành lập vào tháng 2/2019, từ đó tới nay là một năm bốn tháng, chúng tôi chưa có một phút nào bình yên cả\”, nhà báo Phạm Đoan Trang cho biết.

Theo bà, có nhiều cách đàn áp mà chính quyền thực hiện đối với các thành viên Nhà xuất bản Tự Do.

\”Cách dễ nhất là phong tỏa hết mọi tài khoản mà Nhà xuất bản Tự Do mở ra. Họ còn rình chủ tài khoản xuất hiện để bắt. Họ chặn nguồn tiền độc giả gửi\”, bà Trang kể.

\”Nặng hơn thì họ giăng bẫy bắt người giao hàng. Một khi họ bắt được là đánh, đánh rất dã man. Đánh cho chết luôn. Thường thì đánh tới tấp mặt mũi tại chỗ, rồi sau đó đưa lên ô tô. Lên ô tô đánh tiếp, về tới đồn đánh tiếp\”.

\”Đó là hành vi bắt cóc. Tức là đầu tiên cướp điện thoại, khống chế rồi đánh cho tối tăm mặt mũi trước khi đưa lên ô tô. Có mấy trường hợp gần đây anh em bị bắt, bị đánh rồi may mắn thoát được, chứ không phải công an thả\”, bà kể và giải thích thêm:

\”Phải nói rõ ở đây không có gì gọi là luật pháp cả. Chúng ta hay nói về việc có luật pháp, có giấy triệu tập, thực tế là ở đây không có gì cả. Chỉ là phục kích, đánh đập, bắt cóc đưa về đồn đánh tiếp\”.

\”Tức là cách cư xử của họ như với thú vật ấy. Trong mắt công an, chúng tôi không phải là người, thế nên đừng nói chuyện quyền công dân ở đây, đừng nói chuyện luật pháp, giấy mời, đối thoại ở đây\”, bà tố cáo.

\”Đây là đánh, tra tấn, bức cung và để lại thương tích rất nặng. Có trường hợp gần đây có anh bị đánh, ba ngày sau mới ói ra máu. Ngoài ra còn biện pháp nữa là đe dọa người nhà. Tất cả anh chị em ở Nhà xuất bản Tự Do đều đi khỏi nhà, không ai ở nhà hết. Tết, lễ, ngày sinh nhật người thân cũng không về. Họ còn tới nhà đe dọa, yêu cầu người thân cho biết địa điểm chúng tôi ở đâu. Nói chung họ dùng mọi biện pháp tàn bạo để trấn áp\”.

Việc chính quyền trấn áp các thành viên và cộng tác viên của Nhà xuất bản Tự Do mới đây đã được Tổ chức Ân Xá Quốc Tế lên tiếng trong thư gửi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ngày 14/5.

Kêu gọi trả tự do và ngưng đàn áp các thành viên Nhà xuất bản Tự Do, thư của Ân Xá Quốc Tế viết: \”Hiến pháp Việt Nam và luật nhân quyền quốc tế đều bảo đảm quyền tự do biểu đạt, bao gồm quyền tiếp nhận và truyền đạt thông tin và ý tưởng. Điều này bao gồm truy cập và đọc thông tin có trong các cuốn sách như những cuốn được Nhà xuất bản Tự do ấn hành\”.

Trong một thông điệp công bố giữa tháng 6/2020, Tổ chức Quan Sát Nhân Quyền (HRW) cũng nêu việc chính quyền Việt Nam gia tăng trấn áp các nhà báo độc lập, bao gồm các tác giả có sách xuất bản tại Nhà xuất bản Tự Do như Phạm Thành.

\”Các đồng minh và đối tác thương mại của Việt Nam nên lên tiếng với Hà Nội về những trường hợp mới này và yêu cầu chính quyền thả những tù nhân chính trị này\”, ông John Sifton, Giám đốc vận động nhân quyền khu vực châu Á của HRW, lên tiếng.

Bà Phạm Đoan Trang mô tả cách đánh của công an:

\”Cách đánh của họ rất hiểm. Họ dùng ngón tay móc vào sườn, để yên ở đó, để nạn nhân sau đó ba, bốn ngày mới ói ra máu do bị thương dạ dày, nội tạng. Họ bắt cả người nhà, đó là kiểu đe dọa \’mày muốn sống thì gọi người nhà về đây\’. Đó là kiểu dồn chúng tôi tới chỗ chết, đó không phải là kiểu để có thể hy vọng đối thoại được với nhau\”.

\”Chúng tôi không hiểu là tại sao có thể đối xử tàn độc như vậy với công dân. Cứ cho là chúng tôi làm tài liệu xấu độc như cách họ nói đi, thì chẳng lẽ không có cơ hội đối thoại với nhau hay sao. Thực tế là không có cơ hội nào cả, trong đầu họ chỉ có ý nghĩ tiêu diệt, tiêu diệt mà thôi\”.

Dù bị truy bức như vậy, nhưng những người làm xuất bản tự do vẫn tiếp tục hoạt động. Nhà báo Phạm Đoan Trang giải thích:

\”Chúng tôi tồn tại đến ngày hôm nay, hoạt động được đến ngày hôm nay là nhờ sự ủng hộ, bảo vệ của độc giả. Vì sao họ ủng hộ, bảo vệ? Theo tôi, trước hết họ thấy được mục đích trong sáng của mình. Họ thấy được sự dấn thân và hy sinh của mình cho nên họ ủng hộ\”.

\"Ông
Image captionÔng Martin Patzelt, một nghị sỹ Đức đang đọc sách của Nhà xuất bản Tự Do.

Từ thực tế hoạt động của mình, nhà báo Phạm Đoan Trang rút ra bài học cho bản thân và cho các nhà hoạt động dân chủ nói chung:

\”Với các nhà dân chủ, những nhà hoạt động xã hội dân sự, nếu họ lấy cái chung, lấy mục đích đấu tranh vì dân chủ, vì xã hội làm đầu, thì họ mới được người dân ủng hộ. Lúc đó mới hy vọng vào chiến thắng của cuộc đấu tranh. Còn nếu vẫn giữ cái tôi hơn cả, vẫn đặt cái sự an toàn, tiện lợi lên trên, và cứ ngại hy sinh, ngại gian khổ, như vậy không bao giờ có thể đi tới đích cả\”.

Về câu chuyện của Nhà xuất bản Tự Do, bà Trang nhắc lại rằng \”nhu cầu đọc hiện rất cao nên mình không bao giờ lo thiếu bản thảo, lo thiếu người viết, thiếu người đọc\”.

\”Tôi chỉ lo là có sống được để làm việc đó hay không, bởi vì với cách đàn áp này thì chắc họ muốn giết hết những người như chúng tôi\”, bà nói.

Bài Liên Quan

Leave a Comment