Max Hastings: \’Anh cần làm gì với Rồng Trung Hoa\’?

Max Hastings: \’Anh cần làm gì với Rồng Trung Hoa\’?

\"Sir
Image captionSir Max Hastings là sử gia hàng đầu của Anh về quân sự, địa chính trị và các vấn đề quốc tế

Sử gia Max Hastings nói chỉ có cách hồi phục liên minh thì Phương Tây mới đối phó được với \’mối đe dọa là Trung Quốc\’.

Viết trên báo Anh, tờ Sunday Times (05/07/2020), sử gia, nhà báo nổi tiếng của Anh Quốc, Sir Max Hastings, cho rằng “Anh hiện chỉ có thể đứng nhìn Trung Quốc bóp nghẹt tự do ở Hong Kong”.

Trong bài “Can we ever tame the Dragon?” (Chúng ta có khi nào thuần phục được Con Rồng?), ông Hastings, tác giả nhiều cuốn sách về lịch sử Âu, Á, gồm cuốn \’Vietnam, an Epic Tragedy 1945-1975\’ vừa xuất bản năm 2019, nói Anh không thể nào một mình đối mặt với Trung Quốc.

Thậm chí, Liên minh Bắc Đại Tây Dương (Nato), theo ông, hiện hoàn toàn không thích hợp (unfit) để xử lý đe dọa từ Trung Quốc.

\"Protesters
Image captionNgười biểu tình gây rúng động Hong Kong trong nhiều tháng ròng vào năm 2019

Về tuyên bố của lãnh đạo Anh liên quan đến khả năng cử Hải quân tới vùng Biển Đông, Sir Max Hastings viết:

“Thật là ngu ngơ nếu chúng ta bắt đầu trò múa kiếm, bằng cách gửi các hàng không mẫu hạm của Hải quân Hoàng gia tới vùng biển Nam Trung Hoa, như lời Boris Johnson nói khi làm Bộ trưởng Ngoại giao.”

“Nước Anh cần bỏ cách giả vờ muốn tham gia vào một cuộc chiến nổ súng (shooting war) ở châu Á vào lúc này, và trong tương lai.”

Đánh giá tình hình một cách thực tiễn, Sir Max Hastings cho rằng đe dọa từ Trung Quốc với các nền dân chủ Phương Tây hiện nay nghiêm trọng hơn Liên Xô ngày xưa, vì một số lý do.

“Chúng ta thắng Chiến tranh Lạnh một phần vì kinh tế Liên Xô tự sụp đổ, một phần nhờ Nato vững chắc ghê gớm.”

“Ngày nay, vẫn chỉ có Hoa Kỳ đủ sức lãnh trách nhiệm chỉ đạo một liên minh chúng ta có thể hình dung ra chống lại Trung Quốc, như thời chống lại Liên Xô. Nhưng bây giờ Hoa Kỳ đang có một tổng thống theo đuổi các chính sách thiếu liền lạc một cách kinh ngạc, và ông ta khinh bỉ mọi đồng minh.”

Ông Hastings trích dẫn nhà nghiên cứu Pháp, Francois Heisburg và lo ngại từ Pháp là kể cả khi Trump tái đắc cử thì liệu có hay không một chiến lược hiệu quả chống lại Bắc Kinh.

Trong những ngày qua, không chỉ Max Hastings mà nhiều cây bút khác tại Anh, Mỹ nhận định ngày càng rõ về điều họ gọi là “những đe dọa của Trung Quốc”.

Đó là vấn đề độc quyền và kiểm soát nhân khẩu bằng phương tiện điện tử, số liệu lớn (big data) Bắc Kinh áp dụng với toàn bộ người thiểu số Uighur ở Tân Cương.

Họ lo ngại mô hình này không chỉ sẽ được làm với Hong Kong mà còn cho cả thế giới.

Đó là vấn đề kinh tế và cả căng thẳng Biển Đông mà các cây bút này cho là cách Trung Quốc thách thức luật chơi quốc tế.

Trong bối cảnh này, nhất là sự bất an tại Anh và châu Âu về tổng thống Trump, ông Hastings khẳng định “Đứng một mình, Anh Quốc không đủ mạnh để vào cuộc đấm đá chân tay (bare-knuckle showndown) với Trung Quốc”.

Mặt khác, ông cho rằng để tránh chiến tranh thì Anh và các nước Phương Tây vẫn phải cố gắng tìm cách “ngăn chặn sự hung bạo của Trung Quốc trong nước và trên trường quốc tế”.

\"\"/
Hong Kong: hàng trăm người bị bắt vì biểu tình ngày 1/7

Khẩu chiến ngày một công khai

Chính giới Hoa Kỳ, Anh, Úc và châu Âu nay công khai nói về thách thức và tham vọng thống trị của Đảng Cộng sản TQ và chủ tịch Tập Cận Bình, điều Trung Quốc bác bỏ.

Bộ trưởng Michael Gove gần đây nói Trung Quốc “đại diện cho những điều độc ác” (evil), và cần “chống lại sự áp bức” mà Trung Quốc thể hiện tại Hong Kong.

Về phía mình, Trung Quốc luôn khẳng định sự phát triển của nước này có mục tiêu vì hoà bình, thịnh vượng chung và phê phán thái độ “đơn cực”, trở lại “não trạng đối đầu của Chiến tranh Lạnh”.

Gần đây nhất, Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị nói (09/07/2020) trên trang web chính phủ Trung Quốc, thừa nhận “quan hệ với Hoa Kỳ đang đối mặt với những thách thức nghiêm trọng nhất kể từ 1979.

Tuy thế, ông Vương Nghị kêu gọi hay bên cùng tìm hiểu các cách thức “để cùng tồn tại hòa bình”.

Còn với Anh Quốc, nước cựu thuộc địa làm chủ Hong Kong đến 1997, Bắc Kinh dành cho nhiều lời lẽ rất nặng.

Đại sứ Trung Quốc tại Anh, ông Lưu Hiểu Minh cảnh báo công khai nước Anh về một số quyết định, tuyên bố của Thủ tướng Boris Johnson về Hong Kong sau khi luật an ninh của Bắc Kinh tại Hong Kong có hiệu lực.

Ông Lưu trích dẫn câu nói của cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Zbigniew Brzezinski, \”Nếu chúng ta biến Trung Quốc thành kẻ thù, thì Trung Quốc sẽ trở thành kẻ thù\” để nhắc nhở Anh nên “biết điều”.

Bài Liên Quan

Leave a Comment