Cuộc đua vũ khí siêu thanh: Trung Quốc là “kẻ ngáng đường thế kỷ”
Cuộc chạy đua vũ khí siêu thanh đã bắt đầu từ hàng chục năm trước giữa Mỹ và Nga; nhưng khi có “kẻ thứ 3” là Trung Quốc xen vào, trở thành cuộc đua “tam mã” giữa Nga, Mỹ và Trung Quốc.
Sau cuộc thử nghiệm thành công tên lửa Kh-47M2 Kinzhal vào ngày 11/3/2018, Nga đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới đưa vũ khí siêu vượt thanh vào trực chiến; giúp nâng cao khả năng tấn công đòn phủ đầu, của vũ khí Nga lên một tầm cao mới. Ảnh: Máy bay chiến đấu MiG-31 phóng tên lửa Kinzhal – Nguồn: Wikipedia.
Theo cơ quan Tình báo Mỹ, sau vụ thử thành công tên lửa siêu vượt thanh Kh-47M2 Kinzhal từ máy bay đánh chặn MiG-31BM; các máy bay của Không quân Nga được trang bị tên lửa Kh-47M2 Kinzhal, đã hoàn thành 89 chuyến bay tuần tra ở Biển Đen và Caspian. Ảnh: Đồ hoạc tên lửa Kinzhal và những máy bay có thể mang theo – Nguồn: Southfront.
Cuối tháng 12/2018, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố, Moskva đã thử nghiệm thành công tên lửa siêu thanh Avangard và tên lửa này sẽ được trang bị đầu đạn hạt nhân; Avangard bắt đầu triển khai cùng với các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa thế hệ mới vào năm 2019. Ảnh: Tổ hợp tên lửa Avangard của quân đội Nga – Nguồn: Wikipedia.
Ngoài hai vũ khí trên, Nga còn sở hữu tên lửa chống hạm siêu thanh đa năng 3M22 Zircon được sản xuất cho Hải quân Nga. Hệ thống này đã được thử nghiệm trên biển và đạt tốc độ March 8. Tên lửa đặt dùng bệ phóng 3C14, có thể phá hủy cả những tàu mặt nước lớn. Ảnh: Tên lửa 3M22 Zircon – Nguồn: Wikipedia.
Không giống như Nga, Mỹ là quốc gia “đi trước, về sau” trong các chương trình vũ khí siêu vượt âm; các dự án hiện tại của Mỹ là sự nối tiếp chương trình FALCON của Cơ quan Chỉ đạo các Dự án Nghiên cứu Quốc phòng tiên tiến DARPA từ đầu những năm 2000. Ảnh: Dự án Vũ khí siêu thanh tầm xa LRHW của Mỹ – Nguồn: Military today.
Hiện nay Lục quân, Hải quân và Không quân Mỹ đang hợp tác nghiên cứu, chế tạo loại vũ khí siêu thanh, với 3 phiên bản tương ứng cho 3 lực lượng. Lục quân phát triển biến thể mang tên vũ khí siêu thanh tiên tiến AHW; Không quân với biến thể vũ khí siêu thanh tấn công HCSW, còn Hải quân với loại vũ khí tấn công nhanh CPS. Ảnh: Đồ họa mô phỏng thiết bị HTV-2 của Mỹ – Nguồn: Military today.
Những vũ khí siêu thanh này sẽ có vận tốc 8 M, trong thời gian 35 phút có thể bay được gần 6.000 km và sẽ được triển khai năm 2025. Tháng 4/2018, Không quân Mỹ cũng đã ký hợp đồng thứ hai để phát triển tên lửa siêu thanh mới và dự kiến đưa vào trang bị năm 2021. Ảnh: Đồ họa tên lửa vượt qua bức tường âm thanh. Nguồn: Globalvillagespace
Là quốc gia đi sau Mỹ và Nga, nhưng trong cuộc đua hiện nay, Trung Quốc là quốc gia có nhiều thành tựu nhất về lĩnh vực này; họ không vội tiết lộ bí mật trong lĩnh vực công nghệ tiên tiến, nhưng cơ quan tình báo nước ngoài và giới truyền thông tiết lộ nước này đang phát triển dự án sản xuất tổ hợp tên lửa siêu thanh với tên gọi WU-14 hoặc DF-ZF. Ảnh: Tổ hợp DF-17 của Trung Quốc – Nguồn: Nevskii-bastion.ru
Các cuộc thử nghiệm của WU-14 bắt đầu năm 2014, đến nay, Trung Quốc đã thực hiện 10 lần phóng thử khác nhau. Bộ Quốc phòng Trung Quốc xác nhận thông tin về các lần phóng đầu tiên, nhưng đồng thời tuyên bố nghiên cứu chỉ mang tính chất khoa học? Ảnh: Mô hình của thiết bị siêu âm DF-ZF, được dùng để thử nghiệm trong hầm gió – Nguồn: topwar.ru
Theo các chuyên gia, DF-ZF có thể đạt tốc độ không quá Mach 10. Hiện tên lửa siêu vượt thanh DF-ZF và DF-17 được trang bị và phục vụ trong Lực lượng Tên lửa chiến lược Trung Quốc. Các mẫu vũ khí siêu thanh khác cũng đang được Trung Quốc phát triển, nhưng chưa có thông tin nào về chúng được tiết lộ. Ảnh: DF-ZF chuẩn bị thử nghiệm trong đường hầm gió – Nguồn: topwar.ru
Theo Kiến thức