Hoa Kỳ sẽ cân nhắc việc cấm vận các công ty Trung Quốc tham gia nạo vét và khai thác bất hợp pháp ở Biển Đông

Hoa Kỳ sẽ cân nhắc việc cấm vận các công ty Trung Quốc tham gia nạo vét và khai thác bất hợp pháp ở Biển Đông

RFA
2020-07-14

\"HìnhHình minh hoạ. Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách khu vực Đông Á Thái Bình Dương David Stilwell (trái) đến dực cuộc họp với Ngoại trưởng Nam Hàn Kang Kyung-wha ở Seoul hôm 17/7/2019 AFP

Hoa Kỳ có thể sẽ cân nhắc việc cấm vận một số các công ty nhà nước của Trung Quốc đã tham gia nạo vét, xây lấp các đảo nhân tạo và khai thác dầu khí bất hợp pháp ở Biển Đông. Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương – David Stilwell phát biểu như vậy tại hội thảo thường niên về Biển Đông được tổ chức ở Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế (CSIS) ở Washington DC hôm 14/7.

Ông Stilwell nói: “Bắc Kinh đã sử dụng các công ty nhà nước như là các công cụ xâm lấn về kinh tế và lộng hành quốc tế”.

Các công ty (nhà nước) này được sử dụng để thực hiện các việc nạo vét, xây dựng, quân sự hoá các căn cứ trên các đảo nhân tạo mà Trung Quốc chiếm đóng ở Trường Sa, từ đó Bắc Kinh hiện đang vi phạm vùng đặc quyền kinh tế của các quốc gia Đông Nam Á”, ông David Stilwell nói tiếp.

Các công ty nhà nước của Trung Quốc được ông Stilwell nêu tên cụ thể bao gồm Công ty Xây dựng Giao thông Trung Quốc (CCCC) và Tập đoàn Dầu khí Ngoài khơi Quốc gia Trung Quốc (CNOOC). CCC là công ty chịu trách nhiệm chính trong việc nạo vét và xây lấp các đảo nhân tạo cho Trung Quốc ở Biển Đông. CNOOC đã triển khai các giàn khoan dầu khí ở Biển Đông mà điển hình là giàn khoan HD 981 ở gần quần đảo Hoàng Sa hồi năm 2014.

Theo thống kê của trang Sáng kiến Minh bạch Hàng hải thuộc CSIS, hiện Trung Quốc đã xây 20 tiền đồn trên quần đảo Hoàng Sa và 7 tiền đồn ở quần đảo Trường Sa. Ngoài ra Trung Quốc hiện đang kiểm soát bãi cạn Scarborough mà Bắc Kinh lấy từ Philippines vào năm 2012.

Kể từ năm 2013 đến nay, Trung Quốc đã tiến hành nạo vét, xây lấp các đảo nhân tạo ở Trường Sa, tạo 3.200 acres đất cùng với việc mở rộng đáng kể sự hiện diện của mình tại quần đảo Hoàng Sa đang tranh chấp với Việt Nam.

\"Hình

Hình minh hoạ. Hình của Bộ Quốc phòng Philippines cung cấp hôm 10/11/1998 cho thấy một cơ sở Trung Quốc xây trên Mischief Reef AFP

\"\"/

Trong các năm gần đây, Trung Quốc cũng liên tục đưa giàn khoan dầu, tàu hải cảnh, và tàu khảo sát vào vùng biển của các nước láng giềng. Điển hình là vụ đưa giàn khoan HD981 vào khu vực quần đảo Hoàng Sa vào năm 2014. Từ tháng 6 đến tháng 10 năm ngoái, Trung Quốc cũng liên tục điều tàu hải cảnh và khảo sát vào vùng biển của Việt Nam, quấy nhiễu các hoạt động thăm dò dầu khí của Việt Nam. Trong các tuần qua, Trung Quốc lại tiếp tục điều tàu hải cảnh vào khu vực Bãi Tư Chính của Việt Nam, cản trở việc khai thác dầu khí ở lô 06.1 của Việt Nam.

Hoa Kỳ đã nhiều lần lên tiếng cáo buộc Trung Quốc bắt nạt các nước láng giềng trong đó có Việt Nam trong các hoạt động thăm dò dầu khí.

Phát biểu tại buổi hội thảo, ông Stilwell nói: “Các nguồn tài nguyên này là quyền lợi của các quốc gia Đông Nam Á, là nguồn sống của các cộng đồng vên biển, cuộc sống của hàng triệu công dân các nước này. Đó là những thừa kế của con em của mỗi quốc gia và hành động của Bắc Kinh đang tấn công vào người dân khu vực Đông Nam từ đời này qua đời khác”.

Phát biểu mới của giới chức Ngoại giao Hoa Kỳ đưa ra ngay sau tuyên bố hôm 13/7 của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo, bác bỏ các yêu sách đòi hỏi về chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông, và ủng hộ phán quyết của Toà Trọng tài quốc tế hồi năm 2016, bác bỏ tính hợp lệ của đường đứt khúc 9 đoạn mà Trung Quốc tự vẽ ra trên biển.

Ngoại trưởng Mike Pompeo cũng cáo buộc Trung Quốc đang muốn trở thành một đế quốc trên biển với các hành động lấn lướt của mình ở Biển Đông.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên hôm 14/7 đã lên tiếng phản bác tuyên bố của Mỹ và cáo buộc Hoa Kỳ chính là nước đang gây bất ổn trong khu vực, chia rẽ Trung Quốc với các nước ASEAN bằng cách điều các tàu chiến vào Biển Đông.

Bài Liên Quan

Leave a Comment