Ngoại trưởng Trung Quốc và Nga điện đàm, lên án “chủ nghĩa đơn phương” của Mỹ

Ngoại trưởng Trung Quốc và Nga điện đàm, lên án “chủ nghĩa đơn phương” của Mỹ

Đăng ngày: 18/07/2020

\"
Ảnh tư liệu : Ngoại trưởng Trung Quốc Vươn Nghị và ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov (T). Ảnh chụp tại Bắc Kinh ngày 29/04/2016. ©GREG BAKER / AFP

Trọng Thành3 phút

Hôm qua, 17/07/2020, hai ngoại trưởng Trung Quốc và Nga đã có cuộc điện đàm, hai bên chia sẻ quan điểm chung: lên án hành động « đơn phương » của chính quyền Mỹ trong quan hệ quốc tế.

Theo Tân Hoa Xã, được Reuters dẫn lại, ngoại trưởng Vương Nghị (Wang Yi) thông báo với đồng nhiệm Nga Serguei Lavrov, quan điểm của Bắc Kinh, theo đó Hoa Kỳ đang làm sống lại « không khí Chiến tranh Lạnh » trong quan hệ với Trung Quốc. Theo ngoại trưởng Trung Quốc, đồng nhiệm Nga cũng khẳng định Matxcơva phản đối « chủ nghĩa đơn phương » trong các quan hệ quốc tế.

Cuộc điện đàm giữa hai bộ trưởng Ngoại Giao Trung – Mỹ nhằm tìm kiếm lập trường chung trong quan hệ với Hoa Kỳ diễn ra vào lúc căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh tăng vọt, với việc Trung Quốc áp đặt Luật an ninh quốc gia với Hồng Kông, kể từ ngày 01/07/2020, chưa kể cuộc chiến thương mại, công nghệ, mà Washington và Bắc Kinh đang ngày càng đối đầu, cuộc khủng hoảng dịch Covid-19, hay hồ sơ Biển Đông trở nên nóng bỏng hơn, sau khi Mỹ công bố lập trường bác bỏ gần như toàn bộ yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh ở vùng biển này.

Đăng ký ứng cử Nghị Viện Hồng Kông : Lo ngại ứng viên dân chủ trẻ bị loại

Hồng Kông là một trong những điểm đối đầu gay gắt nhất giữa Mỹ và Trung Quốc. Đối với Washington, Luật an ninh quốc gia mới báo tử nguyên tắc « một quốc gia, hai chế độ » của Trung Quốc, bóp nghẹt các quyền tự do tại Hồng Kông, mà người dân vẫn được hưởng kể từ khi Hồng Kông được Anh trao trả cho Hoa lục từ năm 1997. Tuy nhiên, đối lập dân chủ tiếp tục kháng cự bằng lá phiếu.

Hôm nay, 18/07, chính quyền Hồng Kông bắt đầu nhận đơn ứng cử của các ứng viên tranh cử vào Nghị Viện đặc khu, cuộc bầu cử sẽ diễn ra vào ngày 6/9 tới. Thời gian đăng ký là trong vòng hai tuần lễ. Đối lập hy vọng dành được ít nhất 35 ghế dân biểu trên tổng số 70 ghế, để có thể kiểm soát được các chính sách của chính quyền đặc khu.  4,47 triệu cử tri Hồng Kông có quyền bỏ phiếu. Một điểm lo ngại lớn của phe dân chủ Hồng Kông là chính quyền sẽ tìm cách loại trừ các ứng cử viên đối lập trẻ, như đã làm trong các cuộc bầu cử trước. Theo Reuters, nếu chính quyền tiến hành việc này trên quy mô lớn, rất có thể dân chúng Hồng Kông sẽ lại xuống đường phản kháng dữ dội.

Thẩm phán Anh sẽ rút khỏi Tòa Chung Thẩm, nếu Hồng Kông mất « độc lập tư pháp »

Tòa Tối Cao Anh Quốc, hôm qua, 17/07/2020, thông báo các thẩm phán của Tòa tại Hồng Kông sẽ từ nhiệm nếu « độc lập tư pháp » không được bảo đảm, sau khi Bắc Kinh áp đặt Luật an ninh quốc gia. Hiện tại, tại Tòa Chung Thẩm Hồng Kông, tức cấp cao nhất trong hệ thống tòa án của đặc khu, có hai thẩm phán của Tòa Tối Cao Anh Quốc, và nhiều thẩm phán mang quốc tịch Anh, Úc hay Canada. Tòa Tối Cao Anh Quốc cử hai thẩm phán tham gia Tòa án Hồng Kông theo thỏa thuận Anh – Trung.

Chánh án Tòa Tối Cao Anh Quốc, thẩm phán Robert Reed, đã ra một thông báo về vấn đề này. Thẩm phán Robert Reed cũng là thành viên Tòa Chung Thẩm Hồng Kông.

Bài Liên Quan

Leave a Comment