Nhà hoạt động Nathan Law: Cuộc đàn áp Hồng Kông của Bắc Kinh sẽ phản tác dụng

Nhà hoạt động Nathan Law: Cuộc đàn áp Hồng Kông của Bắc Kinh sẽ phản tác dụng

Hương Thảo | ĐKN 8 giờ tới

\"Nhà
Ảnh từ Reuters

Nhà hoạt động dân chủ nổi tiếng người Hồng Kông Nathan Law (La Quan Thông) đã rời thành phố cảng trước khi luật an ninh quốc gia được ban hành. Anh nói rằng định cư tại nước ngoài là điều tốt nhất anh có thể làm để đóng góp cho phong trào phản kháng của thành phố, theo hãng tin Hong Kong Free Press (HKFP) ngày 2/8.

Hiện đang định cư ở London, nhà cựu lãnh đạo sinh viên này hiện đang tiếp cận với các chính trị gia và vận động hành lang cho sự nghiệp dân chủ. Hôm 28/7, anh đã gặp Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo – một cuộc họp mang tính xây dựng và hiệu quả, theo mô tả của Law.

\"\"/
Nhà hoạt động dân chủ nổi tiếng Hồng Kông – Nathan Law (ảnh: Demosisto).

“Nhân viên của ông bảo tôi chính ông ấy là người đưa ra quyết định tổ chức cuộc họp”, anh nói. “Động thái này đang gửi tín hiệu cho thấy ngài Ngoại trưởng nói riêng và Chính phủ Mỹ nói chung rất chú ý đến những gì đang xảy ra ở Hồng Kông, và sẵn sàng có biện pháp đáp trả việc thực thi luật an ninh quốc gia mới”.

Anh nói thêm rằng Mỹ đã có sự đồng thuận mạnh mẽ giữa hai đảng về các vấn đề Hồng Kông, và Washington đã cho thấy bước tiến trong việc thực thi các chính sách bảo vệ thành phố cảng.

Hồi giữa tháng 7, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký Đạo luật Tự trị Hồng Kông, chấm dứt tình trạng thương mại đặc biệt của thành phố này với Mỹ, đồng thời trừng phạt các quan chức ĐCSTQ có liên quan.

\"\"/
Nhà hoạt động dân chủ Nathan Law và Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo (ảnh chụp màn hình HKFP).

Law cho biết anh cũng được nghe từ các nguồn khác rằng một số quan chức Hồng Kông có liên hệ đến luật an ninh quốc gia cũng có thể bị trừng phạt.

Luật an ninh Hồng Kông mới ban hành trừng phạt việc ly khai, lật đổ nhà nước, khủng bố và cấu kết với thế lực hải ngoại. Các chuyên gia cho rằng luật này có thể nhắm vào những nhà vận động chính phủ nước ngoài, như Law.

Lập trường cứng rắn và quyết đoán

Cuộc trao đổi giữa HKFP và Law diễn ra vài ngày trước khi anh phát hiện mình đang bị cảnh sát Hồng Kông truy bắt, thông qua truyền thông nhà nước Trung Quốc. Đây là lần đầu tiên Bắc Kinh sử dụng quyền tài phán bên ngoài lãnh thổ trong luật mới để áp dụng cho các nhà hoạt động lưu vong.

Tuy vậy, Law cho biết anh sẽ tiếp tục công việc ở Anh để mở rộng sức ảnh hưởng của phong trào dân chủ Châu Âu: “Thế giới cần có một chiến lược rõ ràng hơn để chống lại sự bành trướng độc tài của Trung Quốc”.

\"\"/
Biểu tình phản đối luật dẫn độ Hồng Kông năm 2019 (ảnh: Reuters).

Một loạt các lý do khác nhau vào năm 2020 đã tạo ra thay đổi đáng kể trong thái độ của cộng đồng quốc tế đối với vai trò của Trung Quốc trên trường quốc tế, anh nói: “Đại dịch Covid-19 thực sự đã khiến thế giới dè chừng hơn trước Trung Quốc”.

Từng là nhà hoạt động dân chủ thuộc đảng Demosisto, anh Law cho rằng “Hồng Kông đã thu hút sự chú ý của toàn thế giới vì đây là trường hợp “một thành phố tự do có nền dân chủ bị xói mòn và đi ngược trào lưu thế giới …  Các trại tập trung ở Tân Cương gần đây cũng đã thu hút được nhiều sự chú ý hơn. Người dân [thế giới] đã chuyển sang duy trì một lập trường cứng rắn và quyết đoán hơn hẳn đối với Trung Quốc”.

Nhiều quốc gia dân chủ đã công bố kế hoạch chấm dứt các hiệp ước dẫn độ với Hồng Kông, và giới thiệu các chương trình cứu trợ tị nạn & nhập quốc tịch cho người dân thành phố này sau khi luật an ninh mới được ban hành. Vương quốc Anh, vốn cai trị Hồng Kông trước năm 1997, đã cung cấp cơ hội nhập tịch cho ba triệu người mang hộ chiếu hải ngoại Anh (BNO) tại thành phố này.

\"\"/
Ba nhà lãnh đạo Đảng Demosisto gồm La Quan Thông, Hoàng Chi Phong và Chu Đình trong cuộc họp báo hồi tháng 5 (ảnh: Reuters).

Tuy rằng Bộ Ngoại giao và Đại sứ quán Trung Quốc liên tục lên án các nước can thiệp vào các vấn đề Hồng Kông, Law cho biết anh không quan tâm vì các phát ngôn đe dọa của chính quyền Trung Quốc sẽ chỉ phản tác dụng.

“Tôi sẽ xem nó như một sự hăm dọa”, anh nói. “Thật ra, đó là phản ứng hung hăng của chính quyền Trung Quốc nhằm kích động những người dân bình thường… Thứ chủ nghĩa yêu nước đó … sẽ chỉ phản tác dụng”. Anh nói thêm rằng trò kích động tình cảm công chúng đó chỉ khiến nhiều chính trị gia nước ngoài hơn thức tỉnh trước diện mạo thật của ĐCSTQ.

Bạo lực trong phản kháng

Bắc Kinh không đơn độc trong việc thiết lập lập trường cứng rắn của nó. Các cuộc biểu tình kéo dài cả năm ở Hồng Kông thường chứng kiến cảnh tượng đạn hơi cay, trấn áp bạo lực và những màn đạn cao su từ phía cảnh sát, nhưng thỉnh thoảng cũng xảy ra những vụ hỏa hoạn, phá hoại và tấn công của người biểu tình đối với những người chỉ trích.

\"\"/
Một cuộc biểu tình phản đối dự luật an ninh hồi tháng 6 (ảnh: Reuters).

Nhưng anh Law nói cảnh tượng bất ổn này không thể biện minh cho việc Bắc Kinh đàn áp người biểu tình hay việc thực thi luật an ninh mới. Anh trích dẫn ví dụ chính quyền đã viện đến luật này để cấm một khẩu hiệu phản kháng: “Luật an ninh quốc gia rõ ràng không nhắm vào những người biểu tình bạo lực. Nó rõ ràng nhắm mục tiêu vào những người biểu tình ôn hòa và tước đoạt quyền tự do ngôn luận của người dân”. 

Chính quyền đã tạo ra “các vũ khí luật pháp” gồm cả tội kích động bạo loạn – với án tù lên đến mười năm – để trừng phạt những người biểu tình bạo lực, Law nói thêm. Anh là người tin vào việc phản kháng bất bạo động, “nhưng chúng tôi đã hiểu nguyên nhân gốc rễ của những mâu thuẫn kịch liệt này, và tại sao mọi người làm vậy”.

Law nói, nhiều người biểu tình đã nhận thức được rõ ràng hậu quả của việc bị cầm tù, nhưng dù sao họ chỉ mới chọn các chiến thuật phản kháng bạo lực hơn trong giai đoạn sau của cuộc biểu tình. Cảnh sát, trong khi đó, không bao giờ bị điều tra hoặc phải chịu trách nhiệm cho bất kỳ hành vi sai trái nào.

\"\"/
Nathan Law hồi năm 2017 (ảnh: Reuters).

Law nói rằng chúng ta không thể chỉ đơn thuần phản đối tất cả hành vi bạo lực của người biểu tình và chấm dứt cuộc thảo luận.

“Chúng ta không nhất thiết phải ủng hộ chiến thuật hoặc chiến lược của họ (người biểu tình), nhưng chúng ta phải nhận thức ra rằng những xung đột kiểu này được kích hoạt bởi sự hủ bại có hệ thống và sự thiếu trách nhiệm của chính phủ và lực lượng cảnh sát”, Law nói.

Khi được hỏi về các kế hoạch tương lai và liệu anh có muốn trở về cố hương không, Law nói rằng rất khó để anh ấy có thể lên kế hoạch trước, và thay vào đó anh sẽ tập trung vào hoạt động thúc đẩy dân chủ của mình: “Tôi đã đi đến quyết định mà tôi nghĩ …  là có thể đóng góp nhiều nhất cho phong trào [dân chủ] này. Tôi hy vọng mọi người sẽ hiểu được. Tôi hy vọng rằng những gì tôi sẽ làm – đã và đang làm – thực sự có thể giúp mọi người thấy được sự tận tâm của tôi”.

Tuy nhiên, vài ngày sau – với một “Lệnh truy nã” treo trên đầu – cơ hội để Law có thể trở về nhà biến mất. Anh cho biết anh đã bị đẩy vào tình thế phải cắt đứt liên lạc với gia đình vì sự an toàn của họ. 

“Những gì tôi phải đối mặt hiện nay là lớn hơn rất nhiều so với vấn đề được mất cá nhân. Tôi chấp nhận cái giá phải trả – bị buộc phải rời nhà”, anh viết trên Twitter hôm 31/7. “Tôi cũng cố gắng hết sức để bảo đảm an toàn cá nhân Xin đừng lo lắng cho tối. Tôi vẫn có niềm tin vào tương lai”.

Bài Liên Quan

Leave a Comment