Tín đồ PGHH bị đàn áp, tra tấn trong trại giam, gia đình kêu cứu
Giang Nguyễn
2020-08-12
Cư sĩ PGHH – An Giang Bùi Văn Thâm Files photosTín đồ PGHH bị đàn áp, tra tấn trong trại giam, gia đình kêu cứu00:00/07:12
Gia đình Tù Nhân Lương Tâm, tín đồ Phật giáo Hòa Hảo Bùi Văn Thâm, thông báo nguy cơ thân nhân của họ bị đàn áp, và kể cả bị tra tấn trong trại giam.
Ông Bùi Văn Thâm bị tuyên án 6 năm tù với tội “gây rối trật tự công cộng”, và tội “chống người thi hành công vụ” vào tháng 6 năm 2016, sau khi gia đình tổ chức lễ giỗ bị công an ngăn cản không cho tín đồ đến dự lễ.
Bà Bùi Kim Thoa, người chị của tín đồ Bùi Văn Thâm từ huyện An Phú, tỉnh An Giang, chia sẻ với Đài Á Châu Tự Do qua điện thoại vào ngày 12/8:
“Em của em cũng gặp nhiều khó khăn tại trại giam Xuyên Mộc, mà không có thể thông tin đầy đủ cho gia đình được vì trại kiểm duyệt. Không được thăm nuôi từ tháng 10/2019 đến nay. Không nhận cơm, từ tháng 10/2019 đến nay. Việc cung cấp 6 kg thức ăn và tiền ký gửi qua đường bưu điện mỗi tháng bị gián đoạn trong thời gian COVID-19”.
Gia đình ông Thâm cho rằng ông Thâm bị đàn áp vì bảo vệ cho quyền tự do tôn giáo. Ngay từ ban đầu, tại Trại giam Thạnh Hòa, họ nói ông Thâm đã bị “trả thù” vì tinh thần bất khuất.Tín đồ Phật giáo Hòa Hảo Bùi Văn Trung Courtesy FB Đạo Tràng Út Trung“Về sự tra tấn tại Trại giam Thạnh Hòa, thì sự tra tấn trải ra với em của em, nó từ chối không chấp nhận lao động cưỡng bức ở Trại giam Thạnh Hòa, từ ngày 16/8/2018 đến ngày 31/8/2018, thì em của em bị cán bộ Trại giam Thạnh Hòa còng chân, không cho ăn trưa, bắt tiêu tiểu tại chỗ, sau đó đi biệt giam, cồng chân 10 ngày. Rồi em của em phản đối, em tuyệt thực, do đó là công an mới chuyển em sang Trại giam Xuyên Mộc vàongày 1/9/2018.”
Bà Kim Thoa cho biết, gia đình đã lập tức làm đơn tố cáo hành vị cưỡng bức và vô nhân đạo này, không những vì nó vi phạm luật Việt Nam, mà cả công ước quốc tế. Năm 2013, Việt Nam đã ký Công ước Liên Hiệp Quốc chống Tra tấn và những hình phạt hoặc sự đối xử tàn ác, hạ nhục nhân cách (gọi tắt là UNCAT).
Thế nhưng trong suốt 1 năm rưỡi gửi 10 đơn tố cáo đến nhiều nơi, từ Cục Quản lý Trại Giam Thạnh Hòa đến Viện Kiểm Sát Nhân dân Tối cao, đến Bộ Công an, gia đình không được giải quyết hoặc trả lời thỏa đáng.
“Mới đây ngày 22/6/2020 gia đình em nhận thư của cơ quan Cục Quản lý Trại giam C10, từ chối không thụ lý đơn tố cáo, và cấm cũng không cho tố cáo khiếu nại tiếp”,bà Kim Thoa cho hay.
“Các đơn của em cũng bị đùn đẩy vô trách nhiệm, từ Cục Quản lý Trại giam C10, đến các cơ quan khác. Cục Quản lý Trại giam đã không trả lời cho gia đình em gần 1 năm rưỡi, cuối cùng gia đình em mới phải khiếu nại 2 lần lên Trưởng Bộ Công an, thì mới được C10 trả lời là đóng hồ sơ.”
Ông Bùi Văn Thâm, là một trong 6 người thuộc Đạo tràng Út Trung của Phật Giáo Hòa Hảo độc lập, bị tuyên án vào đầu năm 2018, trong đó có ông Bùi Văn Trung, người bố của ông Thâm, là người tự thành lập Đạo tràng Út Trung và từ chối gia nhập Giáo hội Phật Giáo Hòa Hảo của chính quyền lập ra.
Đây cũng không phải là lần đầu hai cha con bị giam tù. Ông Thâm đã chiu 2 năm rưỡi tù, còn ông Trung vừa được thả chỉ 7 tháng trước đó, sau khi mãn án 4 năm tù, cũng vì cáo buộc “chống người thi hành công vụ”.
Trường hợp của tín đồ PGHH này được nêu trong báo cáo mới nhất về Việt Nam vào tháng 6 năm nay của Uỷ hội Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế (USCIRF).
Ủy viên James Carr nói với Đài Á Châu Tự Do rằng ông Bùi Văn Thâm và Bùi Văn Trung bị chính quyền bắt và kết án vì họ không chịu đăng ký đạo tràng.
“Ông Trung từ chối đăng ký đạo tràng, và năm 2012 bị bắt, rồi bịkết án 4 năm tù. Rồi, rất lạ là năm 2017, công an lập ra một trạm kiểm soát gần nhà ông để ngăn chặn gia đình, con trai ôngđến dự lễ giỗ của mẹ ông Trung. Khi gia đình phản đối, thì họ bị bắt. Cả hai cha con bị tuyên án 6 năm tù, thân nhân khác bị kết án nhẹ hơn. Thật sự tôi không thể tin rằng, Việt Nam yếu kém đến nỗi thấy bị đe dọa chỉ vì một người không muốn đăng ký đạo tràng của mình”.
Ông Vũ Quốc Dụng, Giám đốc điều hành tổ chức Mạng Lưới Bảo Vệ Nhân Quyền VETO!, gần đây cũng nhận định về bản án 2018 của ông Thâm:
“Ông Thâm bị tù vì cản trở nhân viên công ngăn cản trái pháp luật nhữngn tín đồ PGHH đến tham dự lễ giỗ ở đạo tràng của ông năm 2017. Tòa cho rằng ông đánh công an, dù là người công an đã khai tại tòa là ông không bị ông Thâm đánh công an. Do đó ông Thâm không chấp nhận bản án, mà tòa không chứng minh được tội của ông.”
Qua hai đợt thân nhân bị giam tù, bà Kim Thoa chia sẻ, gia đình thấy rõ nguy cơ đàn áp đối với những tù nhân lương tâm, và họ lo ngại về việc không có một cơ chế nào để bảo vệ cho tù nhân:
“Trong quá khứ và hiện tại, em cũng đã nghe nhiều lời kể lại của những tù nhân tôn giáo, vàtù nhân lương tâm, cùng gia đình thân nhân em đi tù lần trước đi tù về, cũng có nói trong thời gian bị giam giữ, họ rất dễ bị tra tấn, như là bỏ đói, cùm, biệt giam, kỷ luật. Rồi bộ công an cùng các Viện Kiểm Sát đã bao che cho hành vi phạm pháp.
“Năm 1948 Hội đồng Liên Hiệp Quốc đã nhất quyết thông qua quyền tự do tôn giáo, tự do tín ngưỡng, tự do tư tưởng cho mỗi con người. Thế nhưng vẫn còn 2-3 chục quốc gia chưa hoàn toàn có quyền đó, và tôi rất lấy làm tiếc là Việt Nam là một trong những quốc gia đó.” – Ủy viên James Carr, USCIRF
“Từ những lý do trên, em cho rằng là cái sự tra tấn là một mối nguy cơ thường trực đối với tù nhân. Họ không nhận sự bảo vệ từ các cơ quan hành chính và tư pháp.”
Ủy viên Jim Carr nói USCIRF sẽ tiếp tục đề nghị đưa Việt Nam trở lại vào danh sách Quốc gia cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo (CPC) và ông cho rằng tình trạng tự do tôn giáo tại Việt Nam rất tồi tệ.
“Năm 1948 Hội đồng Liên Hiệp Quốc đã nhất quyết thông qua quyền tự do tôn giáo, tự do tín ngưỡng, tự do tư tưởng cho mỗi con người. Thế nhưng vẫn còn 2-3 chục quốc gia chưa hoàn toàn có quyền đó, và tôi rất lấy làm tiếc là Việt Nam là một trong những quốc gia đó.”
Đối với những gia đình TNLT, họ không có con đường nào khác để bảo vệ, che chở cho thân nhân của họ.
Bà Bùi Kim Thoa nói bà chỉ ước mong, những TNLT của Việt Nam được có tự do, được đối xử nhân đạo. Đối với người em, Bùi Văn Thâm, bà nói:
“Ý muốn của em, rất là mong muốn, là thăm em của em.”