Người Việt Nam tị nạn ở Thái Lan đang đối mặt với những rủi ro nguy hiểm nào?
RFA
2020-08-17
Ảnh minh họa. Người Thượng ở Bang Yai ra khỏi nhà lúc 3 giờ sáng để trốn Cảnh sát Thái Lan trong đợt bố ráp năm 2018.RFANgười Việt Nam tị nạn ở Thái Lan đang đối mặt với những rủi ro nguy hiểm nào?00:00/08:20
Thái Lan thanh lọc người tị nạn
Bà Grace Bùi, một thiện nguyện viên hỗ trợ cho cộng đồng người Việt Nam tìm quy chế tị nạn ở Thái Lan, vào tối ngày 17/8 cho RFA biết Chính phủ Thái Lan sắp tới sẽ nhanh chóng tiến hành thanh lọc số người nước ngoài xin tị nạn, sau khi dịch bệnh COVID-19 được khống chế ở đất nước Chùa Vàng. Điều này có ảnh hưởng không nhỏ đến người Việt tị nạn ở Thái Lan.
“Một sắc luật được Thái Lan đưa ra là Chính phủ Thái Lan sẽ đảm trách về vấn đề di dân từ Liên Hiệp Quốc (UN) và họ sẽ thanh lọc tất cả những người tị nạn, không chỉ là người Việt Nam, mà bao gồm những người có quy chế và nhưng người không có quy chế. Nếu như người nào họ cho phép ở lại thì họ sẽ cấp một cái thẻ. Cái thẻ này giúp cho người tị nạn được an toàn, không bị bắt khi cảnh sát kiểm tra và con cái có thể được đi học và họ có thể đi bệnh viện một cách chính thức hơn.”
Bà Grace Bùi đã đồng hành cùng nhóm người Việt Nam, đặc biệt gắn bó với nhóm người Thượng Tây nguyên ở Thái Lan được 6 năm tròn. Bà Grace cho biết thêm rằng, theo sắc lệnh mới của Chính phủ Thái Lan thì có thể sẽ xảy ra tình trạng không ít người Việt Nam bị trục xuất đưa về nước, vì theo như bà ghi nhận thì Việt Nam và Thái Lan đã ký kết thỏa thuận trao trả tội phạm giữa hai nước vào khoảng hơn một năm trước. Theo đó, bà Grace Bùi lập luận rằng những người Việt Nam đến Thái Lan tìm quy chế tị nạn là các nhà hoạt động dân chủ, nhân quyền, các tín đồ tôn giáo bị đàn áp đều có thể là “tội phạm” đối với Chính phủ Hà Nội.
Hồi tháng 4/2019, có vài cảnh sát Thái Lan và tôi nghĩ rằng trong đó có cảnh sát của Việt Nam đi cùng. Tại vì cách ăn mặc và cách ăn nói của họ, nói tiếng Thái không được nhiều. Họ hỏi tên hai vợ chồng của tôi, trong khi có biết bao nhiêu người Thượng ở đó. Đến tháng 5/2020, cảnh sát Thái gọi và nói rằng ‘chỉ cần gặp Sen mà không cần gặp ai khác’. Sau lần họ gọi điện thoại đó, tôi chờ mấy ngày nhưng họ không đến gặp và tôi đi làm. Sau đó thì họ tiếp tục tới, hỏi chủ nhà về tôi rằng ‘người này đi đâu?’. Họ bảo rằng ‘tôi là trưởng nhóm ở đây’. Mới nhất là tháng 7 vừa rồi, cảnh sát tới đây và hỏi về tôi nữa, rằng ‘ông ở phòng số 5 đi đâu rồi?’. Họ chỉ hỏi mình tôi thôi. Đôi lúc, tôi sợ mình bị bắt cóc
-Anh Sen Nhiang
Số liệu ghi nhận không chính thức, hiện có xấp xỉ 450 gia đình người Việt tị nạn ở Thái Lan, với khoảng 1600 người gồm người Kinh, người Thượng Tây nguyên, người Khmer Krom và người Hmong.
Ông Nguyễn Trường Sơn, người phụ trách vận động khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương của tổ chức Ân xá Quốc tế (AmnestyInternational), trong cùng tối hôm 17/8 cũng lên tiếng liên quan vấn đề này. Ông Nguyễn Trường Sơn cho rằng cộng đồng người Việt Nam tìm quy chế tị nạn ở Thái Lan sẽ gặp rủi ro rất nhiều vào khi Chính phủ Thái Lan bắt đầu thực hiện chính sách thanh lọc người tị nạn:
“Đó là trong trường hợp một người sang Thái Lan xin tị nạn, mà bị Chính quyền Thái Lan từ chối thì họ sẽ trục xuất người đấy về lại Việt Nam. Thì đó là điều tiêu cực nhất và rủi ro nhất.
Ở thời điểm hiện tại và trước đây, người Việt Nam sang Thái Lan xin tị nạn, và ngay cả họ bị Liên Hiệp Quốc từ chối đơn xin tị nạn của họ đi chăng nữa thì họ vẫn không bị trục xuất và họ vẫn sống ở Thái Lan, dĩ nhiên là cư trú bất hợp pháp. Nhưng ít ra là không ai ép buộc họ quay trở về Việt Nam cả.
Một khi Chính quyền Thái Lan đã phụ trách việc này và nếu họ từ chối đơn xin tị nạn của một người đến xin tị nạn thì Chính quyền Thái Lan sẽ tổ chức trục xuất người xin tị nạn trở về quê hương của người ta. Như vậy, những người mà chúng ta cho là gặp rủi ro cao như những người liên quan đến các hoạt động dân chủ, nhân quyền hay những người đến từ cộng đồng bản địa gặp phải sự đàn áp khắc nghiệt của chính quyền địa phương…Những trường hợp đó nếu bị Chính quyền Thái Lan trục xuất về Việt Nam thì sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro, trong đó có cả bỏ tù, sách nhiễu, đánh đập và các hình thức đàn áp khác.”
Ảnh minh họa. Bà Hồ Thị Bích Khương (áo trắng) và con trai Nguyễn Trung Đức (bìa phải). Hình chụp năm 2009. RFA FileĐang đối mặt với những khó khăn và đe dọa
Mặc dù vậy, cả bà Grace Bùi và ông Nguyễn Trường Sơn đều khẳng định nhóm người Việt Nam tị nạn ở Thái Lan đã và đang gặp rất nhiều khó khăn trong sự tồn tại cho cuộc sống của thân phận những người vô tổ quốc. Tất cả mọi người dù được chấp nhận cho quy chế tị nạn hay không được chấp nhận cũng đều không nhận được sự hỗ trợ tài chính nào từ Liên Hiệp Quốc và họ càng gặp bế tắc hơn trong việc mưu sinh, kiếm ăn nhất là trong bối cảnh đại dịch COVID-19 bùng phát từ đầu năm 2020 đến nay.
Ông Nguyễn Trường Sơn nói về tình trạng công ăn việc làm “bất hợp pháp” của người Việt tị nạn tại Thái Lan:
“Khi làm việc bất hợp pháp thì phải đối diện với những khó khăn; ví dụ như chịu sự phân biệt đối xử, bị quỵt tiền công vì chủ lao động biết họ không có giấy tờ nên thuê họ làm việc xong và không trả tiền. Nếu như họ thắc mắc thì bị dọa gọi công an bắt nên họ đành chịu không được trả tiền công. Họ cũng bị bốc lột nữa…vì do thân phận của họ không có giấy tờ hợp lệ. Và một rủi ro rất lớn là trong lúc làm việc vẫn có thể bị công an bắt, bởi vì có rất nhiều chiến dịch trấn áp mà cảnh sát Thái Lan nhắm đến những khu vực mà họ cho rằng có người tị nạn đang làm việc bất hợp pháp ở đó. Người Việt Nam là đối tượng thường xuyên bị bắt khi đi làm việc như vậy.”
Bên cạnh đó, đại diện của Ân xá Quốc tế, ông Nguyễn Trường Sơn còn nêu lên tình trạng một số cá nhân đã liên lạc với Amnesty International để báo cáo về các trường hợp mà họ nói rằng là bị người Việt Nam đe dọa hoặc tháp cùng cảnh sát Thái Lan tìm gặp họ. Tình trạng đó gây nên tâm lý sợ hãi cho không những cá nhân “trong cuộc” mà còn cho cả nhóm người Việt tị nạn tại Thái Lan.
Anh Sen Nhiang, một người hỗ trợ cho nhóm người Thượng sắc tộc của anh ở ngoại ô Bangkok, kể lại với RFA về cảnh sát Thái Lan liên tục tìm gặp anh, và trong đó anh nghi ngờ có cả an ninh Việt Nam:
“Hồi tháng 4/2019, có vài cảnh sát Thái Lan và tôi nghĩ rằng trong đó có cảnh sát của Việt Nam đi cùng. Tại vì cách ăn mặc và cách ăn nói của họ, nói tiếng Thái không được nhiều. Họ hỏi tên hai vợ chồng của tôi, trong khi có biết bao nhiêu người Thượng ở đó. Đến tháng 5/2020, cảnh sát Thái gọi và nói rằng ‘chỉ cần gặp Sen mà không cần gặp ai khác’. Sau lần họ gọi điện thoại đó, tôi chờ mấy ngày nhưng họ không đến gặp và tôi đi làm. Sau đó thì họ tiếp tục tới, hỏi chủ nhà về tôi rằng ‘người này đi đâu?’. Họ bảo rằng ‘tôi là trưởng nhóm ở đây’. Mới nhất là tháng 7 vừa rồi, cảnh sát tới đây và hỏi về tôi nữa, rằng ‘ông ở phòng số 5 đi đâu rồi?’. Họ chỉ hỏi mình tôi thôi. Đôi lúc, tôi sợ mình bị bắt cóc.”
Một khi Chính quyền Thái Lan đã phụ trách việc này và nếu họ từ chối đơn xin tị nạn của một người đến xin tị nạn thì Chính quyền Thái Lan sẽ tổ chức trục xuất người xin tị nạn trở về quê hương của người ta. Như vậy, những người mà chúng ta cho là gặp rủi ro cao như những người liên quan đến các hoạt động dân chủ, nhân quyền hay những người đến từ cộng đồng bản địa gặp phải sự đàn áp khắc nghiệt của chính quyền địa phương…Những trường hợp đó nếu bị Chính quyền Thái Lan trục xuất về Việt Nam thì sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro, trong đó có cả bỏ tù, sách nhiễu, đánh đập và các hình thức đàn áp khác
-Ông Nguyễn Trường Sơn
Bà Hồ Thị Bích Khương, một cựu tù nhân lương tâm, cũng nói với RFA về trường hợp của hai mẹ con bà tại Thái Lan:
“Sang đây khoảng năm 2017, chúng tôi bị (an ninh Việt Nam tìm kiếm và bị sách nhiễu) liên tục nhưng không dám nói với ai, chỉ đi trốn thôi. Mới đây nhất là con tôi không có việc làm. Không hiểu sao khi con tôi đi tìm việc làm thì họ gọi con tôi và kêu đến để cho việc làm. Nhưng khi đi đến nơi thì họ nói con tôi là phản động, đánh đập con tôi, cướp điện thoại và đập nát, đòi giết con tôi. Con tôi thoát được và chúng còn đăng trên Facebook để tìm cho ra con tôi và giết. Họ là người Việt Nam ở đây. Đến bây giờ ba lô quần áo của con tôi vẫn còn ở chỗ họ, không lấy về được.\”
Bà Hồ Thị Bích Khương và anh Sen Nhiang cùng chia sẻ rằng họ không biết số phận của gia đình mỗi một ngày mới sẽ ra sao, sống chết thế nào và họ phải sinh tồn trong hoàn cảnh lo sợ về sự an nguy lẫn công ăn việc làm không ổn định.
Sắp tới đây, vào khi Chính phủ Thái Lan bắt tay vào chính sách thanh lọc người tị nạn thì những người tị nạn được Chính phủ Thái Lan cho phép ở lại cũng không được phép đi làm hợp pháp. Do đó, theo nhận định của bà Grace Bùi và ông Nguyễn Trường Sơn thì những ngày sắp tới, số phận của những người Việt tị nạn tại Thái Lan sẽ càng “tâm tối” hơn, dù được ở lại hay bị trục xuất về Việt Nam.