Sau khi qua đời, thi thể của nhiều vị thánh Công giáo La Mã không phân hủy và công chúng có thể chiêm ngưỡng họ trong các nhà thờ.
Thánh nữ Paula Frassinetti (1809-1882) yên nghỉ trong một nhà nguyện ở thành phố Rome. Thi thể của bà được đặt trong axit carbonic từ khi bà qua đời trong thế kỷ 19. Giáo hoàng John Paul II phong thánh cho Paula Frassinetti vào năm 1984.
Thi thể Anna Maria Taigi (1769-1837), một phụ nữ, trong nhà thờ San Crisogono ở thành phố Rome. Người ta dùng sáp để bảo quản thi hài của bà. Giáo hoàng Benedict XV phong thánh cho Anna vào năm 1920. Các tín đồ Công giáo tin rằng những thi thể bất hoại thường tỏa ra mùi thơm dịu.
Hình nộm bằng sáp của Thánh Carlo da Sezze. Hài cốt thực sự của ngài chưa phân hủy và được đặt bên dưới bệ thờ trong nhà nguyện San Francesco d’Assisi a Ripa Grande ở Rome. Theo quan niệm của người Công giáo, thi thể bất hoại tự nhiên phải là những tử thi không trải qua quá trình ướp xác hay tẩm hóa chất để ngăn chặn quá trình phân hủy.
Nếu tới nhà thờ Gesu ở Rome, du khách sẽ thấy một cánh tay trong bộ khung bằng đồng trên tường. Đó là cánh tay của Thánh Francis Xavier. Cánh tay này là bộ phận duy nhất không phân hủy trên thi thể của vị thánh.
Sau khi thánh nữ Francesca Romana qua đời vào năm 1440, thi thể của bà không phân hủy trong vài tháng. Nhưng ngày nay thi thể chỉ còn xương. Giáo hội Công giáo tin rằng cơ thể các vị thánh không phân hủy sau khi họ qua đời, bởi đó là một phép màu mà Chúa ban cho họ. Mặc dù vậy, thi thể của nhiều vị thánh \”bất hoại\” chỉ còn tồn tại dưới dạng bộ xương, chứ không còn mô thịt.
Trong trang phục Hồng y, Thánh Robert Bellarmine yên nghỉ bên dưới bệ thờ trong nhà thờ Thánh Ignatius ở Rome. Người Công giáo chấp nhận và áp dụng một số biện pháp bảo quản thi hài các thánh – như phủ sáp, ngâm vào axit, bọc trong lớp vỏ bằng bạc.
Thi thể Thánh Giovanni da Triora bên dưới bệ thờ Thiên đường của nhà thờ Thánh Mary tại Rome.
Giáo hoàng Pius V qua đời vào năm 1572. Thi hài của ông được bọc trong lớp vỏ bằng bạc và nằm trong nhà thờ Santa Maria Maggiore. Hiện tại Giáo hội Công giáo không còn coi tử thi bất hoại là dấu hiệu của phép màu, song vẫn cho rằng đó là đặc ân của Chúa.
Hình nộm bằng sáp của Thánh Camillus de Lellis. Thi hài của ông nằm trong hầm mộ bên dưới hình nộm và không ai biết thi thể của ông phân hủy hay không.
Mộ của Thánh nữ Cecillia, người đầu tiên trải qua trạng thái bất hoại sau khi chết trong số các vị thánh Công giáo. Hình nộm bằng sáp của bà nằm trên nóc mộ, mô phỏng tư thế của bà khi qua đời với nhiều vết thương trên cổ.