Facebook chặn truy cập từ Thái Lan vào nhóm chỉ trích chế độ quân chủ

Facebook chặn truy cập từ Thái Lan vào nhóm chỉ trích chế độ quân chủ

26 tháng 8 2020

\"Maha
Chụp lại hình ảnh,Maha Vajiralongkorn, nhà vua hiện thời của Thái Lan.

Facebook đã chặn việc truy cập từ Thái Lan vào một nhóm Facebook có khoảng một triệu thành viên chuyên thảo luận về chế độ quân chủ, sau khi chính phủ Thái đe dọa sẽ có hành động pháp lý.

Công ty mạng xã hội này nói với BBC rằng họ đang chuẩn bị tiến hành các hành động pháp lý để đối phó với áp lực từ Bangkok.

Thái Lan đang chứng kiến các làn sóng phản đối chính phủ, trong đó có những lời kêu gọi chưa từng có về cải cách chế độ quân chủ.

Chỉ trích chế độ quân chủ ở Thái Lan là bất hợp pháp.

Quyền truy cập từ Thái Lan vào nhóm \”Royalist Marketplace\” đã bị chặn vào tối thứ Hai. Việc truy cập bên ngoài Thái Lan vẫn diễn ra bình thường.

Nhóm này có hơn một triệu thành viên, \”cho thấy sự phổ biến rộng rãi của nhóm\”, quản trị viên Pavin Chachavalpongpun nói với BBC.

Chachavalpongpun nói rằng nhóm \”cung cấp nền tảng cho những cuộc thảo luận nghiêm túc về chế độ quân chủ và cho phép người Thái được thể hiện góc nhìn của mình một cách tự do về chế độ quân chủ, từ sự can thiệp chính trị của chế độ quân chủ, đến mối quan hệ mật thiết của chế độ này với quân đội trong việc củng cố quyền lực của nhà vua\”.

Học giả tự lưu vong hiện đang sống ở Nhật Bản. Một nhóm Facebook mới mà ông lập vào đêm thứ Hai vừa rồi có tới hơn 400.000 người tham gia chỉ sau một đêm.

Facebook xác nhận với BBC rằng họ \”buộc phải hạn chế việc truy cập vào nội dung mà chính phủ Thái Lan cho là bất hợp pháp\”.

\"Pro-democracy
Chụp lại hình ảnh,Các cuộc biểu tình mới nhất đều do sinh viên dẫn đầu

\”Những yêu cầu như thế này là nghiêm trọng, trái với luật nhân quyền quốc tế và có tác động kinh khiếp đến khả năng thể hiện bản thân của mọi người\”, Facebook viết trong một tuyên bố.

Facebook cho biết trong tuyên bố rằng họ đang chuẩn bị đấu tranh pháp lý .

Việc Thái Lan buộc Facebook hạn chế quyền truy cập vào nhóm trên cũng hứng chịu sự chỉ trích mạnh mẽ từ các nhóm nhân quyền.

John Sifton, Giám đốc Vận động châu Á của tổ chức Human Rights Watch, cho biết trong một thông cáo: \”Chính phủ Thái Lan lại đang vượt quyền và lạm dụng quyền để buộc Facebook hạn chế nội dung được bảo vệ bởi quyền tự do ngôn luận của con người\”.

\”Một cách rất rõ ràng, trong trường hợp này chính Thái Lan đang phạm luật – các luật quốc tế bảo vệ quyền tự do ngôn luận.\”

Ông Chachavalpongpun nói với BBC rằng các cuộc thảo luận trong nhóm là \”chỉ trích chế độ quân chủ\”.

\”Một số thành viên cho rằng chế độ quân chủ lập hiến có thể vẫn hiệu quả, nhưng đây chỉ là thiểu số. Một số cho rằng cần phải có một cuộc cải cách quân chủ khẩn cấp.\”

Ông là một trong ba nhà bất đồng chính kiến mà chính phủ Thái cảnh báo người dân tránh xa.

Hai người còn lại là nhà báo Anh quốc Andrew MacGregor Marshall, người đã xuất bản cuốn sách phê phán chế độ quân chủ Thái Lan, và giáo sư chính trị Thái Somsak Jeamteerasakul, người lên tiếng chỉ trích chế độ quân chủ và hiện đang sống lưu vong ở Pháp.

Chế độ quân chủ của Thái Lan từ lâu đã được miễn trừ khỏi những lời chỉ trích theo luật cấm khi quân rất nghiêm khắc và các luật khác vốn quy định tội xúc phạm hoàng gia bị trừng phạt với mức án lên đến 15 năm tù.

Người Thái được dạy phải tôn kính chế độ quân chủ từ khi còn nhỏ.

Nhưng điều cấm kỵ đó đã bị phá vỡ trong những tuần gần đây khi một số nhà hoạt động bắt đầu công khai kêu gọi cải cách chế độ quân chủ – trong bối cảnh các cuộc biểu tình chống chính phủ ngày càng lan rộng.

Chachavalpongpun nói với BBC: \”Tôi nghĩ rằng họ đã đẩy biên độ các cuộc thảo luận về chế độ quân chủ lên rất cao và họ sẽ tiếp tục làm như vậy.

\”Chính phủ đã cố gắng ngăn chặn họ bằng cách áp dụng các công cụ pháp lý như bắt giữ các lãnh đạo nòng cốt và chặn quyền truy cập vào nhóm của tôi. Nếu các sinh viên vẫn tiếp tục, một biện pháp hà khắc hơn có thể được thực hiện, chẳng hạn một cuộc đàn áp.\”

Cảnh sát Thái Lan đã bắt giữ chín người trong các cuộc biểu tình tuần rồi.

Bài Liên Quan

Leave a Comment