TQ bắt 10 người trên tàu từ Hong Kong tới Đài Loan để \’tị nạn chính trị\’

TQ bắt 10 người trên tàu từ Hong Kong tới Đài Loan để \’tị nạn chính trị\’

28 tháng 8 2020

\"Luật
Chụp lại hình ảnh,Luật an ninh quốc gia mà TQ áp lên Hong Kong đã khiến nhiều người Hong Kong phải chạy sang các nước khác tị nạn (ảnh minh họa)

Giới chức Trung Quốc đã bắt giữ ít nhất 10 người sau khi chặn một chiếc thuyền được cho là đang đi đến Đài Loan từ Hong Kong, các báo cáo địa phương cho hay.

Lực lượng tuần duyên Trung Quốc cho biết vụ bắt giữ được thực hiện vào sáng Chủ nhật ngoài khơi tỉnh Quảng Đông, gần Hong Kong.

Truyền thông Hong Kong cho biết những người trên tàu đang cố gắng đến Đài Loan để xin tị nạn chính trị.

Các báo cáo cho biết nhà hoạt động Hong Kong Andy Li nằm trong số những người bị giam giữ.

Ông Li, người bị bắt hồi đầu tháng với cáo buộc thông đồng với lực lượng nước ngoài và rửa tiền, đã bị giam giữ vì tình nghi \”vượt biên trái phép\”, tờ South China Morning Post dẫn nguồn tin cảnh sát.

Hiện vẫn chưa rõ những người đang bị giam giữ có thể bị buộc tội gì. Những nỗ lực của người từ Hong Kong để chạy trốn khỏi thành phố bằng thuyền được coi là rất hiếm.

Hong Kong đã chứng kiến làn sóng bắt giữ các nhà hoạt động trong những tuần gần đây theo luật an ninh quốc gia gây tranh cãi do Trung Quốc áp đặt vào tháng Sáu.

Luật an ninh, bị nhiều người ở Hong Kong phản đối, trừng phạt những gì Bắc Kinh định nghĩa là lật đổ, ly khai, khủng bố và cấu kết với các lực lượng nước ngoài với mức án tù chung thân.

Số vụ bắt giữ đã làm dấy lên lo ngại rằng Trung Quốc sẽ sử dụng luật an ninh của mình để tiến hành một cuộc đàn áp rộng rãi đối với các nhà hoạt động ủng hộ dân chủ và các trùm truyền thông của Hong Kong.

Hong Kong được Anh quốc trao lại cho Trung Quốc vào năm 1997, nhưng theo một thỏa thuận duy nhất – \”một quốc gia, hai hệ thống\” – mang lại cho Hong Kong các quyền tự do mà đại lục chưa từng được hưởng.

Giới chỉ trích cáo buộc Trung Quốc đang xói mòn các quyền tự do đó, dẫn đến các cuộc biểu tình ở Hong Kong và căng thẳng chính trị giữa Bắc Kinh và cộng đồng quốc tế.

Chúng ta biết gì về vụ bắt giữ?

Một bài đăng trên mạng xã hội của Cảnh sát biển Quảng Đông hôm thứ Tư nói rằn những người bị bắt đang bị giam giữ vì tình nghi vượt biên trái phép.

Họ nói rằng các cuộc điều tra đang được tiến hành, nhưng đưa ra rất ít chi tiết khác. Chỉ có hai trong số những người bị giam giữ được xác định chút ít danh tính, là Li và Tang.

Tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng cho biết các nguồn tin từ cảnh sát Hong Kong và Trung Quốc đại lục xác nhận Andy Li là Li được đề cập đến.

Tờ báo cho biết, ít nhất một người khác trên tàu trước đó đã bị bắt vì cáo buộc liên quan đến các cuộc biểu tình chống chính phủ năm ngoái.

Đại diện cảnh sát Hong Kong Chris Tang cho biết hôm thứ Năm rằng ông đã biết về vụ chặn thuyền, nhưng nói thêm: \”Hiện tại, chúng tôi không có bất kỳ thông tin nào từ các cơ quan liên quan của đại lục.\”

Vai trò của Đài Loan trong việc này là gì?

Đài Loan, một hòn đảo tự trị ngoài khơi bờ biển phía đông nam của Trung Quốc, đã tìm cách giúp đỡ những người Hong Kong lo sợ về một cuộc đàn áp chính trị của Bắc Kinh.

Vào tháng Bảy, Đài Loan đã mở một văn phòng để cho phép những người từ Hong Kong di cư đến hòn đảo này. Văn phòng đã nhận được hơn 1.000 yêu cầu chỉ trong tháng đầu tiên.

Đài Loan đã độc lập kể từ năm 1950, nhưng Trung Quốc coi đây là một tỉnh nổi dậy phải được thống nhất với đại lục – bằng vũ lực nếu cần thiết.

Điều đó đã dẫn căn thẳng chính trị, với việc Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn cáo buộc Trung Quốc đang cố ép hòn đảo này chấp nhận chủ quyền của Trung Quốc.

Tổng thống Thái Anh Văn làm gia tăng những căng thẳng đó vào thứ Năm bằng cách cảnh báo về nguy cơ gia tăng xung đột ngẫu nhiên ở các vùng biển xung quanh Trung Quốc.

Tổng thống phàn nàn về các hoạt động quân sự của Trung Quốc gần hòn đảo, nói rằng cần truyền thông tốt hơn để ngăn chặn \”những tính toán sai lầm\”.

Điều gì đang xảy ra ở Biển Đông?

Mỹ và Trung Quốc cũng đã tiến hành các cuộc tập trận quân sự ở Biển Đông đang có tranh chấp.

Vùng biển này trong những năm gần đây đã trở thành tâm điểm cho căng thẳng giữa Trung Quốc và các quốc gia khác có tuyên bố chủ quyền đối với hai chuỗi đảo phần lớn không có người ở là Hoàng Sa và Trường Sa.

Trung Quốc được cho là đã phóng hai tên lửa vào Biển Đông hôm thứ Tư, một động thái mà các nhà phân tích coi là lời cảnh báo đối với Mỹ.

Vụ phóng tên lửa diễn ra cùng ngày Mỹ tuyên bố trừng phạt hơn 20 công ty Trung Quốc vì vai trò của họ trong việc xây dựng các đảo nhân tạo ở Biển Đông.

Phát biểu tại Hawaii, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper cho biết Trung Quốc và Mỹ đang trong một cuộc \”cạnh tranh quyền lực lớn\”.

Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết Trung Quốc sẽ không \”nhảy theo giai điệu của Mỹ\”.

Bài Liên Quan

Leave a Comment