Biển Đông: Liệu Ngoại giao y tế có đe doạ tiến trình đàm phán COC sắp tới?

Biển Đông: Liệu Ngoại giao y tế có đe doạ tiến trình đàm phán COC sắp tới?

Nguyễn Thế Thanh
2020-09-05

\"HìnhHình minh hoạ. Vaccine phòng corona virus của Tập đoàn China National Biotech Group (CNBG) của Trung Quốc được trưng bày tại một hội chợ ở Bắc Kinh hôm 5/9/2020 Reuters

Mới đây, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Indonesia Joko Widodo để bàn về chương trình phát triển vaccine phòng bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus Corona chủng mới (COVID-19), trong đó nhấn mạnh rằng Trung Quốc \”coi trọng mối quan tâm và nhu cầu của Indonesia trong hợp tác phát triển vaccine\”. Cuộc trao đổi giữa hai nhà lãnh đạo diễn ra trong bối cảnh các tình nguyện viên ở thủ đô Jakarta đang gấp rút tham dự vào giai đoạn ba của một chương trình thử nghiệm vaccine, có tên gọi là CoronaVac, do Trung Quốc phát triển. Loại vaccine này hiện là một trong những ứng cử viên dẫn đầu trong cuộc đua phát triển vaccine phòng COVID-19 trên toàn cầu.

Rất nhiều tình nguyện viên cho rằng việc thử nghiệm CoronaVac là cơ hội tốt nhất để họ có thể vượt qua đại dịch. Trong khi một số quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam và Thái Lan đã cơ bản kiểm soát được sự lây nhiễm trong cộng đồng thì tại các quốc gia đông dân nhất của khu vực như Indonesia và Philippines, tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến rất phức tạp.

Lãnh đạo của hai quốc gia này nói về vấn đề vaccine với sự nhiệt tình và thường xuyên gần như những gì Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thể hiện. Tuy nhiên, khác với Mỹ, Indonesia và Philippines biết hy vọng tốt nhất của họ nằm ở nước ngoài.

Greg Poling, nhà nghiên cứu chuyên sâu về Đông Nam Á và là Giám đốc Sáng kiến Minh bạch Hàng hải tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) có trụ sở ở Washington, nhận định: \”Đây có thể là một câu chuyện của năm tới ở Đông Nam Á\”. Trong khi các quốc gia trong khu vực đang nỗ lực hết sức để tránh đứng về bất cứ bên nào trong cuộc đối đầu Mỹ-Trung, thì Trung Quốc đã kịp nhận ra nhu cầu được tiếp cận với vaccine của Jakarta và Manila, và đang gấp rút tận dụng chúng. Ông nói: \”Cho dù các chính phủ có thể không ủng hộ một cường quốc này hay một chính sách của cường quốc kia, nhưng cuối cùng COVID-19 vẫn là mối quan tâm số một của họ – đặc biệt là đối với Indonesia và Philippines, những nước dường như không thể làm phẳng được đường cong thể hiện sự lây nhiễm của dịch bệnh\”. Ông nói thêm: \”Vì vậy, cho dù các chính sách của Bắc Kinh có không hợp lý đến đâu, nếu Trung Quốc là nước duy nhất chào mời cung cấp một loại vaccine khả thi, thì sẽ rất khó để các chính phủ có thể từ chối\”.

\"Hình

Hình minh hoạ. Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị chụp hình cùng Ngoại trưởng các nước ASEAN tại Thượng đỉnh ASEAN – Trung Quốc ở Vientiane, Lào hôm 20/2/2020 AFP

\"\"/

Hiện vẫn chưa thể biết được nước nào sẽ chiến thắng trong cuộc đua tìm kiếm vaccine. Trung Quốc đang có nhiều ứng cử viên tiềm năng và CoronaVac được đánh giá là đủ an toàn để sử dụng cho các nhân viên y tế. Tuy nhiên, sẽ mất vài tháng để hoàn thành các cuộc thử nghiệm quy mô lớn đang được tiến hành ở Indonesia và một số quốc gia khác.

Theo Poling, điều mà các nước phương Tây không mong muốn đó là Trung Quốc sẽ sớm nắm được thế thượng phong. Ông phân tích: \”Chỉ khi có đủ lựa chọn thay thế trên thị trường vaccine để các quốc gia có thể đặt mua thì họ mới không cảm thấy họ không có lựa chọn nào khác ngoài vaccine của Trung Quốc, bởi vì đó là khi Trung Quốc thực sự có thể áp đặt được ý muốn của mình\”.

Trong vài tuần gần đây, khi dư luận bắt đầu chuyển hướng dần từ việc băn khoăn rằng liệu vaccine có phải là biện pháp phòng bệnh hiệu quả chống lại sự lây nhiễm virus mới hay không sang khi nào vaccine mới sẽ được cung cấp, thì ngoại giao vaccine đang dần trở thành một nội dung hàng đầu trong các chương trình nghị sự của những cuộc hội đàm song phương. Thật không may là nó xuất hiện vào đúng thời điểm khi Mỹ lựa chọn năm nay để ngăn chặn Trung Quốc hung hăng đẩy mạnh các hành động bành trướng ở Biển Đông. Đầu tháng 7/2020, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tuyên bố rằng yêu sách của Trung Quốc đối với các nguồn tài nguyên ngoài khơi trong khu vực là bất hợp pháp. Những lời lẽ này một lần nữa đã được lặp lại trong công hàm chính thức của Phái bộ Australia gửi Liên hợp quốc (LHQ) vào tháng trước.

Tiếp theo, cách đây chưa lâu, chính quyền của Tổng thống Trump công bố áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với 24 công ty Trung Quốc tham gia vào hoạt động xây dựng các đảo nhân tạo trong khu vực thuộc phạm vi \”Đường 9 đoạn\”. Năm 2016, Tòa Trọng tài quốc tế đã ra phán quyết bác bỏ các yêu sách của Trung Quốc, khẳng định chúng không phù hợp với Công ước LHQ về Luật Biển, nhưng Trung Quốc vẫn tiếp tục \”bất chấp\”. Việc cắt đứt khả năng tiếp cận của 24 công ty với một thị trường Mỹ đầy tiềm năng là dấu hiệu đầu tiên cho thấy Washington sẵn sàng đẩy lùi Trung Quốc, tương tự như việc nước này đã chống lại Nga và Iran.

Đầu năm nay, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cũng đã thể hiện quyết tâm cứng rắn của mình. Với vai trò là Chủ tịch ASEAN 2020, Việt Nam kêu gọi Trung Quốc chấm dứt các cuộc đối đầu, trong khi Indonesia âm thầm vận động những quốc gia khác hỗ trợ thúc đẩy các cuộc đàm phán về một bộ quy tắc mới vốn được chờ đợi từ rất lâu – Bộ Quy tắc ứng xử (COC) giữa Trung Quốc-ASEAN ở Biển Đông.

Hassan Wirajuda, cựu Ngoại trưởng Indonesia giai đoạn 2001-2009, nhận định ASEAN đã thể hiện lập trường cứng rắn trước cả Mỹ. Ông nói: \”ASEAN đã có lập trường chung cứng rắn từ đầu năm nay… Sự đồng lòng của các thành viên ASEAN sau đó được chuyển tải chính thức dưới hình thức công hàm ngoại giao gửi tới LHQ. Vì vậy, lập trường mới của Mỹ được coi là sự ủng hộ đối với ASEAN\”.

Sau những diễn biến này, Trung Quốc bắt đầu tìm cách hồi sinh COC. Mặc dù COC có thể không giúp giải quyết các tranh chấp lãnh thổ, nhưng nó sẽ cung cấp một giải pháp tránh leo thang xung đột tại khu vực. Ông Hassan nhấn mạnh COC sẽ tạo ra các điều kiện và thể hiện cam kết chung về việc thực thi kiềm chế.

\"Hình

Hình minh hoạ. Tàu chiến của Hải quân Hoàng gia Úc và tàu chiến của Hải quân Mỹ ở Biển Đông hôm 18/4/2020 Reuters

\"\"/

Evan Laksmana, nhà khoa học chính trị, đồng thời là nhà nghiên cứu cấp cao của CSIS ở Jakarta, cho biết khu vực này đã từng chứng kiến các chính sách nhằm thu phục tình cảm như vậy, nhưng khi chúng đi kèm với những diễn biến bên trong ASEAN thì điều này là rất đáng kể. Bà nói: \”Bất cứ khi nào có vẻ như Mỹ ủng hộ (một) lập trường của ASEAN, bạn sẽ thấy Trung Quốc ban đầu muốn nối lại quan hệ hữu nghị nhưng sau đó là sự leo thang mạnh hơn – ví dụ, chúng ta đã từng chứng kiến điều này vào năm 2018, khi Trung Quốc đồng ý với một thời gian biểu nhằm xây dựng bộ quy tắc ứng xử.\” Bên cạnh đó bà Lakmana cũng cho rằng các quốc gia ASEAN có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc và Indonesia đã nhận thức rằng cần nói chuyện với Bắc Kinh rõ ràng hơn so với trước kia. Đã có sự ủng hộ cho một lập trường thống nhất hơn về các cuộc đàm phán COC và để đảm bảo ASEAN không bị chia rẽ bởi sự thù địch giữa Mỹ và Trung Quốc.

Là nền kinh tế lớn nhất khu vực và là quốc gia duy nhất của khu vực thuộc Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20), vai trò lãnh đạo của Indonesia rất cần thiết cho việc củng cố lập trường chung của ASEAN tại các cuộc đàm phán về Biển Đông. Tuy nhiên, hy vọng về việc Tổng thống Joko Widodo sẽ cam kết giải quyết vấn đề với Trung Quốc đã \”tan thành mây khói\”. Với tỷ lệ lây nhiễm dịch bệnh COVID-19 đang gia tăng nhanh chóng, các cân nhắc địa chính trị khác đã bị tụt hạng trong danh sách những việc cần làm của Indonesia.

Tuần trước, Australia thông báo sẽ viện trợ 80 triệu AUD (55,2 triệu USD) để đảm bảo quyền tiếp cận vaccine một cách công bằng cho các quốc gia Thái Bình Dương và Đông Nam Á, bao gồm cả Indonesia và Philippines. Tuy nhiên, dường như điều này không làm thay đổi hiện trạng. Một nhà ngoại giao Indonesia giấu tên cho biết các quốc gia phương Tây không có tư cách gì để chỉ trích hành động của Trung Quốc. Ông nói: \”Ít nhất Trung Quốc đã cho chúng tôi một cuộc thử nghiệm lâm sàng. Các quốc gia phương Tây chỉ muốn bán vaccine”.

Bà Laksmana cũng cho rằng: \”Nguồn cung vaccine và khả năng tiếp cận với chúng là rất quan trọng trong chương trình nghị sự. Indonesia vẫn chưa thể đạt đến vị trí để có thể trao đổi ngang bằng với Bắc Kinh. Sự phụ thuộc của nước này vào Trung Quốc về vaccine và nguồn cung cấp thiết bị y tế đã khiến cho Indonesia khó thể hiện lập trường công khai hơn về các vấn đề khó khăn. Những cân nhắc của chính phủ Indonesia về các vấn đề này có thể mạnh mẽ hơn những gì mà chúng ta mong muốn”.

Có lẽ, ASEAN khó có thể mong đợi vai trò tích cực của Indonesia và Philippines trong việc đàm phán COC lần này. Malaysia thì vẫn giữ cách tiếp cận một cách thận trọng. Chỉ còn mong đợi Việt Nam – quốc gia đang giữ vai trò Chủ tịch ASEAN năm nay, sẽ thể hiện sự quyết tâm và năng động của mình trong vấn đề biển Đông. Việt Nam đã cố gắng vượt qua được đại dịch, cho dù các nguồn gây bệnh ngoại lai từ Trung Quốc và Campuchia vẫn còn đe doạ. Tuy nhiên, với sự thù ghét của dân chúng Việt Nam với Trung Quốc, chính phủ Việt Nam đã không thể đặt vấn đề mua vaccine từ Trung Quốc. Điều đó cũng dẫn tới việc Việt Nam có thể “mạnh tay” hơn trong việc vận động các quốc gia ASEAN còn lại vào tiến trình đàm phán COC sắp tới.

* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do

Bài Liên Quan

Leave a Comment