Đồng Tâm: Án tử hình – Luật sư và hai ông Công, Chức phản ứng gì?

Đồng Tâm: Án tử hình – Luật sư và hai ông Công, Chức phản ứng gì?

  • Mỹ Hằng
  • BBC News Tiếng Việt

9 tháng 9 2020

\"Luật
Chụp lại hình ảnh,Hai luật sư Đặng Đình Mạnh và Ngô Anh Tuấn đi xem xét hiện trường – miệng hố ở nhà ông Lê Đình Kình – 1 tháng sau khi diễn ra đụng độ của dân làng Hoành, Đồng Tâm, với cảnh sát rạng sáng 9/1/2020.

Sau khi Viện Kiểm sát (VKS) TP Hà Nội đề nghị mức án tử hình với hai ông Lê Đình Công, Lê Đình Chức hôm 9/9, luật sư Đặng Đình Mạnh, người có mặt tại tòa, nói hồ sơ vụ án có quá nhiều thiếu sót, thì dù với bản án nhẹ nhất, chứ đừng nói tử hình, có khả năng cao là kết án oan sai.

Ông lý giải nhận định này với BBC News Tiếng Việt:

\”Chưa thừa nhận vấn đề các bị cáo có tội hay không, nhưng các luật sư nhìn nhận rằng hồ sơ vụ án có rất nhiều thiếu sót.\”

\”Chẳng hạn như vấn đề triệu tập người tham gia tố tụng. Tòa không triệu tập Công an TP Hà Nội và nhiều cá nhân, tổ chức khác. Phía cơ quan điều tra cũng không tổ chức thực nghiệm hiện trường vụ án.\”

\”Với một hồ sơ như vậy, việc kết tội bất kỳ ai trong số các bị cáo cũng có thể dẫn đến oan sai, từ không có tội trở thành có tội, hoặc từ tội nhẹ thành tội nặng.\”

\”Trong điều kiện đó, bất kỳ đề xuất về hình phạt nào, ở mức độ nào, với bất kỳ bị cáo nào, đặc biệt là đối với bị cáo Lê Đình Công và Lê Đình Chức, thì đều là không thỏa đáng.\”

\”Do đó, các luật sư đã thống nhất kiến nghị tòa chuyển trả hồ sơ về cho cơ quan cảnh sát điều tra để điều tra lại, bổ sung những thiếu sót.\”

Luật sư Mạnh cũng cho hay trong sáng 9/9, VKS đã thay đổi tội danh cho rất nhiều bị cáo, chỉ giữ lại 6 người ở nhóm tội \’giết người\’ (trước đây là 25 người), còn lại đều chuyển qua tội \’chống người thi hành công vụ\’.

\”Như vậy, mức án dành cho các bị cáo này sẽ giảm nhẹ đi rất nhiều. Tôi cho rằng những bị cáo được hưởng án treo, hoặc những người đến thời điểm xét xử cũng đã gần hết hạn tù rồi thì có lẽ sẽ không kháng cáo. Còn những người từ vài năm tù trở lên sẽ kháng cáo.\”

Theo tường thuật của luật sư Mạnh, thái độ của hai ông Lê Đình Công và Lê Đình Chức khi nghe đề nghị tử hình là \’\’hết sức bình thản\’\’.

Bên cạnh đó, các luật sư tiếp tục không được gặp thân chủ trong ngày xử thứ ba.

\”Trước đó khi các luật sư khiếu nại vấn đề này, tòa đã chấp thuận giải quyết. Trong buổi sáng xét xử thứ hai, các luật sư đã được gặp thân chủ. Nhưng khi vào phiên tòa, tới phần luận sư hỏi bị cáo thì có nhiều phần thông tin được hé lộ ra. Có lẽ vì vậy mà đến buổi chiều tòa thay đổi. Họ yêu cầu luật sư phải đăng ký trước mới được gặp thân chủ; và phải đứng cách xa thân chủ 2 mét. Còn đến hôm nay thì họ hoàn toàn không cho chúng tôi gặp nữa,\” luật sư Mạnh nói.

Trong khi đó, theo đại diện VKS, hành vi của các bị cáo đặc biệt nghiêm trọng, bất chấp pháp luật, vì lòng tham mà gây ảnh hưởng đến lợi ích của người khác. Hành vi giết người của nhóm bị cáo cầm đầu là dã man, làm ảnh hưởng đến các hoạt động đúng đắn của Nhà nước, gây bất bình trong dư luận mà hậu quả là ba cảnh sát hi sinh.

\’Hội đồng xét xử cần cân nhắc tội danh trong vụ Đồng Tâm\’

Trên Facebook cá nhân, luật sư Phùng Thanh Sơn viết:

\”Thay vì chờ ban ngày, cơ quan điều tra đọc lệnh khám xét nhà để phát hiện và xử lý tội mua bán, tàng trữ vũ khí (nếu đúng sự thật là các bị cáo có mua lựu đạn để đối phó). Chính quyền bố ráp nhà ông Kình lúc đêm khuya như đi đánh giặc thì không thể nào nói là đúng pháp luật được. Trong lúc đêm khuya đem lực lượng đến bao vây, dùng súng xông vào nhà dân thì dân buộc phải chống trả thôi. Do đó HĐXX cần cân nhắc chuyển tội danh từ tội giết người sang tội giết người do vượt quá phòng vệ chính đáng (Điều 126 BLHS).\”

\”Xuất phát từ việc chính quyền không giải quyết thỏa đáng và đúng luật về vấn đề đất đai. Trái lại, chính quyền làm chuyện trái luật là đem quân đi bố ráp nhà ông Kình lúc nữa khuya thì hành vi của các bị cáo có thể được xem là phạm tội trong trường hợp trạng thái tinh thần bị kích động mạnh. Nếu chính quyền sử dụng quyền lực một cách hợp pháp, theo đúng trình tự thủ tục luật định thì chắc chắn những bị cáo này không phản ứng như vậy. Do đó, HĐXX cũng có thể cân nhắc chuyển sang tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 125 BLHS).\”

Ngoài ra, luật sư Sơn dẫn Điều 126 BLHS, trong đó hình phạt cao nhất cho tội giết người do vượt quá phòng vệ chính đáng là 05 năm tù. Điều 125 BLHS: hình phạt đối với tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh tối đa là 07 năm tù.

\”Cách thức bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ tốt là xây dựng lòng tin của dân vào Đảng, vào chế độ chứ không phải tạo ra sự sợ hãi của dân đối với Đảng và chế độ,\” ông Sơn viết.

Chưa rõ ba công an chết do nguyên nhân nào

\"Luật
Chụp lại hình ảnh,Luật sư Đặng Đình Mạnh trao đổi với bà Dư Thị Thành, vợ ông Lê Đình Kình, tại căn nhà của ông bà với nhiều vết đạn

Theo luật sư Mạnh nói với BBC, trong giám định pháp y có kết luận ba công an chết do ngạt khí, và trong khí quản có CO2. Cáo trạng ghi do cháy xăng.

Theo trang 14 của kết luận điều tra đề ngày 5/6/2020:

\”Khi thấy lửa chuẩn bị tắt, Chức cầm can xăng đổ ra chậu và đổ nhiều lần xuống hố làm lửa bùng cháy lớn, vừa đổ vừa nói: \”Cho chết mẹ mày đi\”. Hải ngồi cạnh Chức nói: \”Thơm nhở\”… (Đối tượng) Doanh sau khi đẩy chậu xăng xuống hố thì chạy xuống… và nhìn thấy Chức dùng chậu đổ 3-5 lần xuống hố, cứ 3-5 phút thì đổ một lần… Khi thấy Chức đang cầm chậu nhựa đựng xăng để tiếp tục đổ xuống hố… thì 01 thành viên trong Tổ công tác… bắn 02 phát về phía Chức khiến chậu xăng bị hất tung và Chức bị thương ở đầu, lăn vào trong…\”.

Nhưng các luật sư cho rằng có nhiều nguồn có thể gây nguy hiểm tính mạng cho ba công an này. Chẳng hạn việc cứu hỏa xịt hai bình C02 xuống hố nơi ba công an rơi xuống, làm giảm nguồn oxi ở dưới hố, gây tử vong, chứ không hẳn do cháy xăng.

\”Do có rất nhiều điều chưa rõ ràng như vậy, lẽ ra phải tổ chức thực hiệm điều tra. Vụ án chết tới bốn người mà không thực nghiệm điều tra là hết sức vô lý,\” luật sư Đặng Đình Mạnh nói.

Trong sáng 9/9, các luật sư bào chữa cũng nếu vấn đề công an đã ra quyết định tấn công vào thôn Hoành như thế nào, vì đây là việc liên quan đến nhóm tội chống người thi hành công vụ.

Công an vào thôn Hoành làm gì?

Các luật sư đặt câu hỏi cho tòa rằng các lực lượng chức năng vào thôn Hoành có để thực hiện công vụ không, công vụ đó là gì, và phải chứng minh công vụ đó một cách hơp pháp.

\”Trong hồ sơ vụ án có nói rằng phía công an có một kế hoạch để đảm bảo an toàn trật tự ở công trình xây dựng khu vực sân bay Miếu Môn. Có ba người phía công an khai trong hồ sơ vụ án rằng họ thuộc \’Tổ đánh bắt\’.

\”Như vậy có vẻ như có chủ trương hay có văn bản nào đấy quy định họ đi vào thôn Hoành để bắt người. Nhưng khi luật sư yêu cầu công khai các văn bản đó ra thì tòa nói là không có, mà chỉ có văn bản trả lời của công an thành phố rằng hôm đó họ cho triển khai quân để đảm bảo an toàn an ninh trật tự cho xã Đông Tâm.\”

\”Nhưng đó là văn bản trả lời sau khi sự việc ở Đồng Tâm đã xảy ra rồi, còn văn bản quy định đêm đó họ hành quân vào thôn Hoành thì đâu? Trong hồ sơ vụ án không có. Sáng nay các luật sư đã đặt lại vấn đề và yêu cầu thu thập lại chứng cứ đó,\” luật sư Mạnh nói.

Trước đó, ngay sau vụ việc chết người ở Đồng Tâm xảy ra, ngày 14/1/2020, thiếu tướng Lương Quang Tam, thứ trưởng Bộ Công an Việt Nam giài thích với truyền thông trong nước rằng việc \”bố trí lực lượng vào thôn Hoành là để bảo vệ công trình từ xa. Hoàn toàn không có việc vào để bắt giữ. Lúc đó không hề có lệnh bắt giữ, dù biết rõ đây là nhóm quá khích. Đây chỉ là các tổ công tác đảm bảo tuyệt đối an toàn nhất các tình huống xảy ra.\”

Liên quan tới cái chết của ông Lê Đình Kình, luật sư Ngô Anh Tuấn nhiều lần nêu vấn đề này, đề nghị làm rõ các tình tiết, chứng cứ liên quan, nhưng lần nào cũng bị tòa cắt ngang hoặc mời về chỗ ngồi, cho rằng vụ án này không để giải quyết về cái chết của ông Kình.

Trước đó, trong ngày xét xử thứ hai hôm 8/9, ông Lê Viết Hiểu khai rằng ông ở trong nhà ông Kình hôm 1/9/2020, chứng kiến công an đứng trước mặt ông Lê Đình Kình, ở cự ly 1 mét. Khi đó ông Kình không hề cầm quả lựu đạn nào trong tay, sau đó bị chó nghiệp vụ lôi xác ra ngoài, theo tường thuật của luật sư Ngô Anh Tuấn trên Facebook cá nhân.

Trong khi đó, kết luận điều tra của VKS nêu rằng công an bắt hai phát từ phía sau ông Lê Đình Kình, và rằng ông Kình chết khi trên tay còn giữ chặt một quả lựu đạn.

Bài Liên Quan

Leave a Comment