Những khu đất “vàng” và các bản án tù dành cho quan chức Việt Nam
Ảnh minh họa. Cư dân vườn rau Lộc Hưng căng biển phản đối chính quyền cưỡng chế đất.Courtesy: Facebook Vườn Rau Lộc HưngNhững khu đất “vàng” và các bản án tù dành cho quan chức Việt Nam00:00/08:17
Một loạt quan chức cấp cao hầu tòa
Sau phiên tòa sơ thẩm vụ án Đồng Tâm khép lại vào hôm 14/9, dư luận trong nước tiếp tục quan tâm các phiên tòa xét xử những quan chức cấp cao dính líu trong các vụ án liên quan về đất đai.
Tòa án Việt Nam đang xét xử cựu Bộ trưởng Công Thương, ông Vũ Huy Hoàng, bị truy tố cùng với 9 người khác do liên can trong vụ “đất vàng” 2-4-6 đường Hai Bà Trưng, quận 1, TP.HCM. Song song đó, một vụ án khác cũng đang được tiến hành xét xử đối với cựu Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân TP.HCM, ông Nguyễn Thành Tài, vì liên can khu “đất vàng” 8-12 Lê Duẩn, quận 1, TP.HCM.
Cả hai ông Vũ Huy Hoàng và Nguyễn Thành Tài cùng bị truy tố dưới tội danh “vi phạm qui định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.
Theo cáo trạng, hai vụ án đã dẫn đến hậu quả thất thoát của Nhà nước Việt Nam lên đến gần 5000 tỷ đồng.
Thứ nhất là ‘sở hữu toàn dân’ là một khái niệm mập mờ và nó cho Chính phủ Việt Nam một cái quyền vô hạn để coi đất đai là đất đai của Chính phủ. Và, từ việc quản lý cho thấy việc sử dụng đất đai một cách hết sức tùy tiện. Cho nên, nó xâm hại đến quyền sử dụng đất của người dân, cũng như cũng như của các pháp nhân. Đây là một chuyện vô cùng khó khăn từ năm 1946 đến giờ. Luật Đất đai quy định ‘sở hữu toàn dân’ có từ năm 1946, nhưng được nhấn mạnh từ thời cải cách ruộng đất hồi năm 1953 và sau đó thành luật. Từ đó đến nay, Luật Đất đai đã dẫn đến rất nhiều hậu quả có thể nói không những đau lòng, mà còn ảnh hưởng rất lớn đến sự ổn định xã hội
-Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp
Truyền thông Nhà nước Việt Nam, vào ngày 17/9, loan tin cơ quan tố tụng kiến nghị xử lý về mặt Đảng và chính quyền đối với ông Lê Hoàng Quân, cựu Chủ tịch TP.HCM vì có liên quan đến các sai phạm trong 3 vụ án khác nhau. Trong đó, ông Lê Hoàng Quân bị cáo buộc có một phần trách nhiệm trong vụ việc hoán đổi thửa đất 57 Cao Thắng và 185 Hai Bà Trưng, ở TP.HCM, gây thất thoát ngân sách nhà nước 352 tỷ đồng.
Báo giới trong nước cũng cho biết trong phiên tòa vào chiều ngày 17/9, Viện Kiểm sát đề nghị tòa tuyên phạt mức án từ 8-9 năm tù đối với ông Nguyễn Thành Tài.
Trước đó hồi hạ tuần tháng 5/2020, cựu Thứ trưởng Bộ Quốc phòng-Đô đốc Nguyễn Văn Hiến bị tuyên phạt 4 năm tù giam về tội \”Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng\”, liên quan ba khu đất số 2, số 7-9 và số 9-11 đường Tôn Đức Thắng, TP.HCM có giá trị quyền sử dụng hơn 939 tỷ đồng.
Phản ứng của dư luận về các phiên tòa liên quan đất đai
Báo mạng Lao Động, vào ngày 15/9, đăng tải một bài viết có tựa đề “Ông Hoàng 2.700 tỷ đồng, ông Tài 2.000 tỷ đồng, không nghèo mới lạ”, của tác giả Lê Thanh Phong.
Trong bài báo này, nhà báo Lê Thanh Phong trình bày thông tin về hai vụ án liên quan ông Vũ Huy Hoàng và ông Nguyễn Thành Tài. Bài báo được kết thúc với lập luận của tác giả rằng Việt Nam giàu tài nguyên nhưng đất nước vẫn còn nghèo vì có thể thấy qua 2 ông quan cùng thuộc cấp đã gây thiệt hại gần 5.000 tỷ đồng, nên “không nghèo mới là lạ”.
Đài RFA ghi nhận rất nhiều người quan tâm đến những vụ án liên quan đất đai và các phiên tòa xét xử những vụ án đó đã tạo nên một sự bất bình trong công luận, đặc biệt là những người dân cũng chính là “nạn nhân” trong các vụ án đất đai mà sự phẫn uất của họ bị đẩy lên tột cùng. Những người dân bị mất đất, mất nhà bởi những sai phạm của giới lãnh đạo các cấp trong quản lý về đất đai bày tỏ với RFA rằng quan chức thì chỉ bị kỷ luật khiển trách hay cảnh cáo và có bị đi tù cũng chỉ vài năm; còn dân chúng là người bị hại, bị đẩy vào con đường cùng phải kháng cự chống sai phạm thì bị chung thân, tử hình.
Ảnh minh họa. Ông Tất Thành Cang, cựu quan chức lãnh đạo TP.HCM bị kỷ luật liên quan sai phạm trong dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm. Nhưng, vì đã hết thời hiệu xử lý kỷ luật Đảng nên chỉ bị phê bình. Courtesy: Ảnh chụp màn hình danviet.vn
Luật sư Phạm Công Út, vào tối ngày 17/9, giải thích với RFA rằng luật pháp Việt Nam quy định những tội danh rất rõ ràng, như đối với quan chức tham nhũng, tham ô có thể bị tuyên phạt nặng nhất ở mức án chung thân và tử hình. Tuy nhiên, luật sư Phạm Công Út cũng lý giải thêm vì sao trong thực tế, giới chức lãnh đạo Việt Nam không bị tuyên phạt những mức án đó.
“Đối với các quan chức thì tùy thuộc vào điều người ta truy tố, khởi tố và xét xử ở cấp sơ thẩm và phúc thẩm. Ví dụ như họ xâm phạm những tội phạm rất đặc biệt nghiêm trọng, chẳng hạn như làm thiệt hại ngân sách nhà nước trên 2000 tỷ đồng nhưng họ không bị truy tố về tội ‘tham ô chức vụ’, mà lại được đưa vào các tội về ‘chức danh quản lý thiếu tinh thần trách nhiệm’, hoặc là những tội danh nhẹ hơn. Lẽ ra là ‘đặc biệt nghiêm trọng’ thì trở thành ‘nghiêm trọng’ hoặc ‘rất nghiêm trọng’ thôi. Thứ hai nữa, người ta sẽ căn cứ vào các tình tiết giảm nhẹ đối với nhân thân của những người phạm tội có chức vụ, quyền hạn lớn để xem là tình tiết giảm nhẹ. Và, người ta cộng thêm vào tình tiết thành khẩn khai báo hoặc các tình tiết khác để từ đó người ta xử dưới mức thấp nhất của khung hình phạt liền kề. Do đó, dư luận có cảm giác giống như, thứ nhất là đánh tráo tội phạm, và thứ hai là đánh tráo về khung hình phạt. Cả hai hình thức này giống như ‘giơ cao đánh khẽ’.”
Nhà quan sát tình hình Việt Nam, tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, lên tiếng với RFA rằng tình trạng liên quan đến tranh chấp, sai phạm về đất đai ở Việt Nam dẫn đến những vụ án và phiên tòa ngày càng nhiều và mang tính chất càng nghiêm trọng hơn, chung quy bởi cái gốc của vấn đề là Luật Đất đai và quản lý đất đai của Nhà nước Việt Nam.
Các quan chức thì tùy thuộc vào điều người ta truy tố, khởi tố và xét xử ở cấp sơ thẩm và phúc thẩm. Ví dụ như họ xâm phạm những tội phạm rất đặc biệt nghiêm trọng, chẳng hạn như làm thiệt hại ngân sách nhà nước trên 2000 tỷ đồng nhưng họ không bị truy tố về tội ‘tham ô chức vụ’, mà lại được đưa vào các tội về ‘chức danh quản lý thiếu tinh thần trách nhiệm’, hoặc là những tội danh nhẹ hơn. Lẽ ra là ‘đặc biệt nghiêm trọng’ thì trở thành ‘nghiêm trọng’ hoặc ‘rất nghiêm trọng’ thôi. Thứ hai nữa, người ta sẽ căn cứ vào các tình tiết giảm nhẹ đối với nhân thân của những người phạm tội có chức vụ, quyền hạn lớn để xem là tình tiết giảm nhẹ. Và, người ta cộng thêm vào tình tiết thành khẩn khai báo hoặc các tình tiết khác để từ đó người ta xử dưới mức thấp nhất của khung hình phạt liền kề. Do đó, dư luận có cảm giác giống như, thứ nhất là đánh tráo tội phạm, và thứ hai là đánh tráo về khung hình phạt. Cả hai hình thức này giống như ‘giơ cao đánh khẽ’
-Luật sư Phạm Công Út
“Thứ nhất là ‘sở hữu toàn dân’ là một khái niệm mập mờ và nó cho Chính phủ Việt Nam một cái quyền vô hạn để coi đất đai là đất đai của Chính phủ. Và, từ việc quản lý cho thấy việc sử dụng đất đai một cách hết sức tùy tiện. Cho nên, nó xâm hại đến quyền sử dụng đất của người dân, cũng như cũng như của các pháp nhân. Đây là một chuyện vô cùng khó khăn từ năm 1946 đến giờ. Luật Đất đai quy định ‘sở hữu toàn dân’ có từ năm 1946, nhưng được nhấn mạnh từ thời cải cách ruộng đất hồi năm 1953 và sau đó thành luật. Từ đó đến nay, Luật Đất đai đã dẫn đến rất nhiều hậu quả có thể nói không những đau lòng, mà còn ảnh hưởng rất lớn đến sự ổn định xã hội.”
Đài RFA cũng được nghe giới luật sư và không ít giới chức lãnh đạo tại Việt Nam lập đi lập lại lời kêu gọi Quốc hội Việt Nam sửa đổi Luật Đất đai. Luật sư Trịnh Vĩnh Phúc, một trong những luật sư hỗ trợ pháp lý cho dân oan ở vườn rau Lộc Hưng từng khẳng định chính Luật Đất đai khiến cho Việt Nam trở thành cường quốc dân oan. Và, giáo sư Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ tài nguyên-Môi trường cũng mong mỏi Luật Đất đai được sớm sửa đổi để những vụ việc xung đột không đáng có giữa nông dân với chính quyền như Tiên Lãng, Đắk Nông, Đồng Tâm…không còn xảy ra nữa.
Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp cho rằng Nhà nước Việt Nam phải nhanh chóng thay đổi quan điểm về sở hữu đất đai cũng như quản lý đất đai. Nhà nghiên cứu thuộc Viện nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS) đưa ra ý kiến trong bối cảnh của Việt Nam chưa thể có được sở hữu tư nhân về đất đai thì phải sửa luật từ ‘sở hữu toàn dân’ thành sở hữu hỗn hợp, hay là sở hữu nhiều thành phần. Trong đó, có sở hữu của nhà nước và sở hữu tư nhân về đất đai. Đồng thời, phải sửa cách thức quản lý về đất đai từ trung ương cho đến cấp cơ sở, làng xã. Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp nhấn mạnh rằng chỉ có như thế thì bức tranh về tình trạng đất đai ở Việt Nam mới có thể tươi sáng hơn. Nếu không, theo tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, thì xung đột giữa Chính phủ Hà Nội với người dân càng tồi tệ hơn và hậu quả càng nặng nề hơn.
Qua trò chuyện với RFA, luật sư Phạm Công Út nói rằng ông cũng giống đa số người dân Việt Nam có niềm hy vọng về Luật Đất đai được sửa đổi phù hợp với nhu cầu thực tiễn của xã hội. Nhưng:
“Tôi hy vọng đây là những tiếng chuông cảnh báo sẽ làm giảm bớt sự tồi tệ. Tuy nhiên, đó là niềm hy vọng, chứ không phải là niềm tin. Hy vọng sau này sẽ đổi khác. Nhưng tin chắc chắn sẽ đổi khác hay không thì tôi nghĩ là chẳng ai tin đâu.”
Với Luật Đất đại hiện hành, dân oan Thủ Thiêm từng tuyên bố tại các phiên tòa rằng “Xử như thế này là xử Đảng thua, xử nhà nước thua, xử nhân dân thua và xử cho nhóm lợi ích, mhóm tham nhũng thắng.”