Ải Chi Lăng

Ải Chi Lăng

\"\"

Đây là vùng đất rực rỡ chiến công, Nằm trên Đường số 1, cách thủ đô Hà Nội 120km là thị trấn Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn, tỉnh địa đầu phía Bắc Tổ quốc.

Thị trấn Chi Lăng như một trận đồ, một bên là những dãy núi đá trầm mặc uy nghiêm và một bên là núi đất cao với rừng đại ngàn xào xạc cây lá. Ở phía bắc thị trấn, mặt đường quốc lộ vồng lên chạy xẻ qua một tường thành có gắn biển mang tên Ải Chi Lăng. Cái tên như gọi tâm thức chúng ta ngược về thời gian với những trang lịch sử lẫm liệt và oai hùng.

Với địa thế hiểm yếu, ải Chi Lăng được coi là bức tường thành của kinh thành Thăng Long trong việc chặn đứng các cuộc viễn chinh khét tiếng từ phương Bắc tràn sang.

Là ải có quy mô hoành tráng và đồ sộ chạy dài gần 20km, rộng 3km nối liền hai huyện Chi Lăng và Hữu Lũng của tỉnh Lạng Sơn. Ải Chi Lăng là thắng cảnh được bao bọc bởi dãy núi đá Kai Kinh ở phía tây và dãy núi Bảo Ðài ở phía đông. Hai đầu ải có những ngọn núi đá độc lập, cao chót vót tạo thành thế hiểm.

Lịch sử oai hùng của Chi Lăng gắn liền với những hoạt động của các nhà quân sự thiên tài như Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn và những thủ lĩnh tài năng của xứ Lạng: Phò mã Thân Cảnh Phúc, Thế Lộc, Hoàng Ðại Huề…

Ngược dòng lịch sử xa xăm, con người còn để lại ở Chi Lăng những vết tích của nền văn hóa Bắc Sơn – Mai Pha nổi tiếng với những hang động đẹp như trong huyền thoại và những rìu đá, mảnh gốm… minh chứng cho những giai đoạn sơ sử, tiền sử của con người sinh sống ở nước ta.

Vào những năm trước và sau công nguyên, ải Chi Lăng đã gắn liền với sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc, đấu tranh chống các triều đại phong kiến Trung Quốc xâm lược.

Từ năm 981, ngay sau khi lên ngôi vua, Lê Hoàn đi kinh lý vùng biên giới để thị sát nhằm tìm cách chống trả quân xâm lược nhà Tống. Khi về đến Chi Lăng, nhà vua dừng lại và đặc biệt chú ý địa hình ở đây. Người nhận định ngay về Ải Chi Lăng: “Giặc vào như bè xuôi thác, giặc ra như cá mắc hom” và có thể “cản giặc lúc mạnh, diệt giặc lúc suy”… và nhà vua đã chuẩn bị quyết chiến tại đây.

Một trận đánh của những người chiến binh Kinh – Tầy – Nùng khai thác các bẫy đá, cây lao, tên tẩm độc, đã chém chết tại trận được tướng giặc Hầu Nhân Bảo và hàng vạn lính bỏ mạng, chặn đứng cuộc xâm lược lần thứ nhất của nhà Tống, giữ vững nền độc lập non trẻ của đất nước.

Năm 1076, Thái úy Lý Thường Kiệt chỉ huy quân và dân Đại Việt lập phòng tuyến đánh địch dọc sông Như Nguyệt (sông Cầu ngày nay). Tại Ải Chi Lăng, Thái úy cũng bố trí quân mai phục do thủ lĩnh Thân Cảnh Phúc chỉ huy đã triệt để sử dụng vách đá, lùm cây, bờ sông, ngọn suối thành một trận đồ bát quái của chiến tranh toàn dân. Đánh một trận, khi giặc rút lui đã làm cho chánh tướng Quách Quỳ và phó tướng Triệu Tiết nổi danh tài ba “xuất quỷ nhập thần” của nhà Tống phải “vỡ mật”, “giập gan” chạy thoát thân về quê cha đất tổ vẫn không tin mình còn sống.

Năm 1285, quân Nguyên hùng hổ kéo sang nước ta lần thứ hai như muốn nuốt chửng một nước bé nhỏ. Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn thân chinh đến Ải Chi Lăng khảo sát và lập trận đồ để đánh phủ đầu quân giặc. Ông nhận định: Quân Nguyên mạnh nhất là kỵ binh, kỵ binh mạnh nhất là ngựa chiến. Ông đã cho đào vô vàn hố bẫy ngựa từ Ải Chi Lăng vào sâu mấy chục dặm. Hố bẫy ngựa trên có lắp ngụy trang, bên trong có một “hàm ếch” và có lính mai phục, cầm sẵn mã tấu cực sắc để chặt chân ngựa và “độn thổ” chiến đấu.

Ở Ải Chi Lăng, khi quân Nguyên vào và ra lại bị những bẫy đá ụp xuống đầu, lao phóng ngang sườn, tên từ vách núi, lùm cây bắn ra rào rào, nhất là những cái “hố bẫy ngựa” đã làm cho những vó ngựa từng tung hoành khắp châu Âu và gần hết châu Á ngã quỵ, loang máu. Cũng ở đây, Trần Nam Vương Thoát Hoan phải chui vào ống đồng chạy trốn, bỏ mặc hai tướng Lý Hằng, Lý Quán và hàng vạn binh lính bỏ xác nơi Cửa Tử này.

Từ thế kỷ 14, tể tướng nhà Trần là Phạm Sư Mạnh, dừng chân trước Ải Chi Lăng trên bước đường tuần thú xứ Lạng đã cảm thán trong bài Chi Lăng động khi Lâu phong bạt mã cao hồi thủ (trước gió ghì cương ngựa, lên cao ngoảnh đầu nhìn) với câu thơ:

Chi Lăng quan hiểm dữ thiên tề

(Chi Lăng ải hiểm tựa lên trời).

Thế kỷ 15, ải Chi Lăng lại ghi vào lịch sử Việt Nam một trang chói lọi, đó là chiến thắng 1427, giết chết Nguyên soái An Viễn hầu Liễu Thăng – chủ tướng của giặc cùng 1 vạn quân Minh, góp phần quyết định kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống quân Minh, giải phóng đất nước.

\"\"

Năm 1427, Lê Lợi, Nguyễn Trãi lại chọn Chi Lăng làm trận chiến khi nhà Thanh cử nguyên soái lừng danh An viễn hầu Liễu Thăng cùng hàng chục vạn hùng binh kéo vào nước ta giải nguy cho đồng bọn.

Liễu Thăng Thạch, tương truyền sau khi Liễu Thăng

bị Lê Sát chém cụt đầu đã hóa đá nơi đây

Ngay cửa ngõ phía bắc Ải Chi Lăng, trên thượng nguồn con sông Thương, nơi dòng sông uốn khúc tạo thành cảnh hùng vĩ có thác cao, vực sâu. Tướng Lê Lựu của ta giao chiến, vừa đánh vừa lui để nhử Liễu Thăng lọt vào trận địa mai phục. Khi địch ào ạt tiến qua Ải Chi Lăng, tổng chỉ huy Lê Sát phát lệnh, các tướng Lê Vấn, Lê Nhân Chú, Đại Huề… và quân mai phục từ tứ phía tràn ra chém đầu nguyên soái Liễu Thăng ngay trên Ải Chi Lăng, kết thúc trận đánh thần kỳ và gần như chớp nhoáng, khiến đạo quân cứu viện hùng hậu bị hoang mang, suy sụp, mất sức chiến đấu và tới đầu tháng 11 năm 1427 thì bị vây đánh, tiêu diệt bắt sống toàn bộ ở Xương Giang.

Thế kỷ 18, dưới thời Hoàng đế Quang Trung – một nhà quân sự thiên tài, Chi Lăng lại một lần nữa cùng quân dân cả nước đánh tan tành quân xâm lược nhà Thanh… Vào các thế kỷ 19 và 20, ải Chi Lăng lại chứng kiến những chiến công đánh Pháp, đuổi Nhật của quân dân ta.

Ải Chi Lăng đã được nhiều quan khách quốc tế, các nguyên thủ quốc gia, các tướng lĩnh, nhà sử học, khách du lịch… đến thăm với một sự trân trọng đặc biệt.

Slôvắcxốc – nhà dân tộc học nổi tiếng Tiệp Khắc trước đây trong chuyến đi thăm ải Chi Lăng đã từng đánh giá: \”Có lẽ đây là chiến luỹ hình thang độc nhất trên thế giới, nó thể hiện đầu óc thông minh và tài trí quân sự tuyệt vời của một dân tộc luôn phải chống trả với một đội quân xâm lược mạnh hơn mình gấp trăm lần trong quá trình lâu dài dựng nước và giữ nước. Thể hiện một tầm nhìn chiến lược nổi tiếng: \”Lấy ít địch nhiều, lấy yếu thắng mạnh\”.

Ải Chi Lăng và hàng chục địa danh khác đã đi vào lịch sử của Lạng Sơn, của đất nước trong các cuộc chống giặc ngoại xâm phương Bắc: núi Phượng Hoàng, Mã Yên Sơn, hang Thái Đức, núi Vua Ngự, Lũng Ngàn, hố Bẫy Ngựa, ngõ Thề, thành cổ Chi Lăng, Liễu Thăng thạch, Quỷ Môn Quan, Vọng Tiền Tiêu, Bảo Đài Sơn, Bầu Quán…

Quỷ Môn Quan.

\"\"

Sách Vân đài loại ngữ của Lê Quý Đôn dẫn sách Hoàn Vũ Ký của Trung Quốc cho biết Quỷ Môn Quan nằm ở phía Nam huyện Bắc Lưu (Bắc Lưu thuộc châu Uất Lâm tỉnh Quảng Tây Trung Quốc), cách huyện lỵ Bắc Lưu khoảng 30 dặm. Tại cửa quan này có hai khối núi đối nhau và ở giữa có độ rộng 30 bước, tục gọi Quỷ Môn Quan. Mã Viện đánh Việt Nam qua đấy dựng bia và tạc rùa đá. Đời nhà Tấn (265-420) binh lính Trung Hoa qua đó bị giết nhiều nên có câu:

Quỷ Môn Quan, Quỷ Môn Quan! Thập nhân khứ, nhất nhân hoàn.

Dãy núi với Quỷ Môn Quan

Theo Phương Đình dư địa chí, xã Chi Lăng có quan lộ hẹp, núi đá hiểm trở, sông sâu nước độc được gọi là Quỷ Môn Quan.

Thời Lê Trung Hưng sứ Trung Hoa sang Việt Nam sách phong, ghét tên Quỷ Môn Quan nên đổi gọi bằng tên Úy Thiên Quan. Theo Việt Hoa thông sứ sử lược của Bế Lãng Ngoạn và Lê Văn Hòe, sứ bộ Việt Nam trên bước đường thiên lý sang Trung Hoa đều dừng tại Quỷ Môn Quan trước khi tiến đến Ải Nam Quan. Như vậy, Quỷ Môn Quan chính là một phần không thể tách rời của Ải Chi Lăng.

Thụ thụ đông phong xuy tống mã

Sơn sơn lạc nguyệt dạ đề viên

Trung tuần lão thái phùng nhân lãn

Nhất lộ hàn uy trượng tửu ôn

Sơn ổ hà gia đại tham thụy

Nhật cao do tự yểm sài môn

\”Đường qua Ải Quỷ Môn\”

Quỷ Môn đường đá tỏa mây tuôn

Lữ khách về Nam sợ mất hồn

Gió thổi cây cây chùn ngựa tiễn

Trăng tàn núi núi vượn kêu dồn

Trung niên già thói lười nghênh khách

Thấm lạnh trên đường rượu uống luôn

Xóm núi nhà ai ham ngủ quá

Then cài cửa đóng nắng cao vươn.

(Thảo Nguyên dịch)[4]

Tổng hợp

Bài Liên Quan

Leave a Comment