Ông Hun Sen tìm lối thoát từ Trung Quốc để “phá” cấm vận EU, Campuchia vẫn phải thất vọng?
Campuchia và Trung Quốc kí kết hợp tác kinh tế
Hồi tháng 2 năm nay, Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã tới thăm Trung Quốc, bất chấp sự phức tạp của đại dịch Covid-19. Chuyến thăm được cho là thể hiện mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp giữa hai nước, trong thời điểm Trung Quốc chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh.
Nikkei Asian Review cho hay, tại cuộc họp, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cơ bản đã thúc giục ông Hun Sen không nên nhượng bộ trước áp lực của Liên minh châu Âu (EU).
Chuyến thăm diễn ra khoảng 1 tuần trước khi EU quyết định loại bỏ một phần ưu đãi thuế quan đối với Campuchia. Động thái này lúc đó đã làm dấy lên suy đoán rằng Bắc Kinh và Phnom Pênh sẽ ký kết một thỏa thuận thương mại song phương sớm nhất là vào tháng 8 – thời gian các lệnh trừng phạt của EU được dự đoán có thể sẽ có hiệu lực.
EU quyết định rút một phần ưu đãi thuế quan đã cấp cho Campuchia theo chương trình ưu đãi EBA (Everthing but arm – Mọi thứ trừ vũ khí), có hiệu lực vào 12/8/2020.
Cùng lúc đó, châu Âu đã có lập trường cứng rắn đối với Trung Quốc. Pháp quyết định hạn chế thiết bị 5G của Huawei trong thị trường. Mới đây, Chủ tịch Thượng viện Cộng hòa Czech đã tới thăm Đài Loan mặc dù hai bên không có quan hệ ngoại giao chính thức. Đức cũng áp dụng chiến lược mới về khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.
Vào tháng 7, Trung Quốc thông báo đã thống nhất các cuộc đàm phán về hiệp định thương mại tự do (FTA) với Campuchia. FTA dự kiến sẽ có hiệu lực vào cuối năm nay.
Việc các cuộc đàm phán bắt đầu từ cuối năm 2019 bình thường kéo dài hàng năm, nay thu gọn trong vài tháng cho thấy Campuchia hy vọng rằng thỏa thuận song phương với Trung Quốc có thể xoa dịu được những tổn thất từ biện pháp hạn chế của EU, đồng thời cũng khẳng định mong muốn của Trung Quốc trong việc không ngừng mở rộng ảnh hưởng.
Hạn chế của EU càng làm Campuchia gần gũi hơn với Bắc Kinh
Campuchia đã gần gũi với Trung Quốc trong nhiều năm. Theo Nikkei, các biện pháp trừng phạt của EU chắn chắn sẽ chỉ càng củng cố thêm mối quan hệ thân thiết này.
Từ năm 2001, hiệp ước thương mại EBA cho phép Campuchia xuất khẩu bất cứ sản phẩm nào sang EU ngoại trừ vũ khí, đạn dược mà không mất thuế. Tuy nhiên, khuôn khổ ban đầu của hiệp ước yêu cầu các mặt hàng xuất khẩu phải được làm toàn bộ tại các quốc gia đó, tính từ nguyên liệu thô.
Tuy nhiên, các nước nhỏ như Campuchia thường không có nhiều ngành công nghiệp sản xuất linh kiện và vật liệu trong nước. Trước những bình luận góp ý rằng các nước như vậy sẽ nhận được những lợi ích hết sức có hạn từ EBA, EU đã loại bỏ những yêu cầu về nguyện liệu vào năm 2011.
Sự thay đổi này đã đẩy mạnh sức ảnh hưởng của ngành công nghiệp may mặc Campuchia. Theo số liệu của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, xuất khẩu hàng may mặc của Campuchia sang EU trong thập kỉ đã tăng 6 lần đạt giá trị 3.5 tỷ USD vào năm 2019. Các chuyến hàng của nước này tới EU đã nhiều hơn các chuyến hàng tới Mỹ vào năm 2014.
Dệt may là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Campuchia, chiếm 40% số lượng hàng xuất khẩu tới EU. Ảnh: Reters
Tuy nhiên, hàng dệt, sợi và các nguyên liệu khác được sử dụng trong ngành may mặc phần lớn đến từ Trung Quốc. Trước đây, Campuchia từng nhập phần lớn các nguyên liệu này từ Hồng Kông, Hàn Quốc và Đài Loan tuy nhiên nguồn nhập khẩu từ Trung Quốc Đại lục đã tăng 6.5 lần trong thập kỷ qua, chiếm 2/3 tổng lượng nhập khẩu, đạt 3.2 tỷ USD.
FTA với Trung Quốc khó lấp “khoảng trống” từ cấm vận của EU
Đầu tư của Trung Quốc vào ngành công nghiệp may mặc của Campuchia cũng đã tăng mạnh kể từ năm 2011. Gần 1 nửa trong số khoảng 600 công ty liên quan đến lĩnh vực may mặc của Campuchia là do người Trung Quốc sở hữu. Việc mất các đặc quyền của EBA không chỉ giáng đòn mạnh vào Campuchia mà còn vào cả các công ty Trung Quốc đang hoạt động tại đây. Câu hỏi đặt ra là liệu một thỏa thuận thương mại với Trung Quốc có thể “lấp đầy chỗ trống” đối với những trừng phạt của EU.
Campuchia có thể sẽ vẫn tiếp tục xuất khẩu sang châu Âu ngay cả khi không có EBA, nhưng ví dụ hàng may mặc có thể sẽ phải chịu mức thuế 12%. Ngân hàng Thế giới (WB) ước tính mức phí xuất khẩu sẽ được đẩy xuống khoảng 8.7% – 10.4% (tương đương 300-360 triệu USD dựa trên số liệu năm 2019) nếu hàng hóa được chuyển hoàn toàn đến tay người tiêu dùng của EU. Các mặt hàng khác sẽ còn chịu tác động lớn hơn.
Hơn thế, chính phủ Campuchia dự kiến, xuất khẩu sang Trung Quốc sẽ tăng 25% theo hiệp định thương mại tự do song phương giữa hai nước. Vì tổng doanh thu năm 2019 lên đến 1 tỷ USD, mức tăng sẽ khoảng 250 triệu USD – không đủ để lấp đầy sự thiếu hụt.
Mặt khác, đây là thỏa thuận thương mại song phương đầu tiên của Campuchia, nhưng phần lớn dựa trên FTA cho phép xóa bỏ thuế quan đối với khoảng 10.000 mặt hàng, tương đương 94% số hàng xuất khẩu sang Trung Quốc giữa Trung Quốc và ASEAN.
Campuchia cần nhiều lựa chọn hơn
Theo The Phnom Penh Post, thỏa thuận mới sẽ xóa bỏ thuế quan đối với khoảng 340 sản phẩm. Có lẽ Campuchia sẽ đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm như tiêu, ớt khô và hạt điều. Tuy nhiên, nông sản là mặt hàng dễ bị ảnh hưởng bởi thời tiết xấu và biến động của thị trường.
Campuchia cũng không mong đợi sự gia tăng đáng kể trong xuất khẩu hàng may mặc sang Trung Quốc – nước cũng xuất khẩu mặt hàng này. Và việc mở rộng ngành công nghiệp sơ cấp để bù đắp cho sự suy giảm của ngành công nghiệp thứ cấp sẽ đi ngược lại với con đường phát triển kinh tế truyền thống.
EU có thể sẽ áp những trừng phạt nặng nề hơn. Campuchia cũng đã bắt đầu có các cuộc trao đổi thương mại với Ấn Độ và Hàn Quốc. Có thể chính quyền ông Hunsen cũng đã nhận ra rằng một thỏa thuận song phương với Trung Quốc sẽ không thể lấp đầy chỗ trống so với những tổn thất từ trừng phạt của EU.
Theo Soha