Học giả Đại lục: 10 chiến trường của Hoa Kỳ chống lại ĐCSTQ

Học giả Đại lục: 10 chiến trường của Hoa Kỳ chống lại ĐCSTQ

 29/09/20

Gần đây, Hạ Giang Binh, một học giả tài chính ở Trung Quốc đại lục và là người phụ trách chuyên mục của tờ “Apple Daily” ở Hồng Kông đã đăng một bài báo có tựa đề “Mười chiến trường của Hoa Kỳ chống lại Trung Quốc”, nói rằng Hoa Kỳ đã hoàn toàn khống chế Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trên mười phương diện.

\"Học
Chính quyền Trump đã liên tục tung ra các đòn trừng phạt đối với ĐCSTQ. (Ảnh: Aboluowang)

Bài báo cho biết, trong nửa cuối năm 2020, trung bình mỗi tuần Hoa Kỳ có ít nhất hai đợt trừng phạt và tấn công nhằm vào Trung Quốc (ĐCSTQ), điều này sẽ tiếp tục cho đến tháng 1 năm sau. Tuần trước, Baimadajie Angwang, một cựu cảnh sát New York đã bị bắt, ông bị buộc tội là đã báo cáo các hoạt động của công dân Trung Quốc ở New York cho Tổng lãnh sự quán Trung Quốc. Một khi bị kết tội, ông sẽ phải đối mặt với mức án cao nhất là 55 năm tù.

Vào ngày 26/9, Reuters và Financial Times (FT) đã báo cáo rằng, chính phủ Hoa Kỳ đã áp đặt các hạn chế xuất khẩu đối với công ty SMIC – nhà sản xuất chip lớn nhất Trung Quốc. Bộ Thương mại Hoa Kỳ yêu cầu các nhà cung cấp của SMIC không được cung cấp cho SMIC cũng như tất cả các công ty chi nhánh của nó trong và ngoài Trung Quốc. Trên thực tế, đây chính là án tử hình mà Hoa Kỳ áp dụng đối với SMIC.

Vào cuối tháng 6 và tháng 7, 4 quan chức cấp cao của Hoa Kỳ đã có những bài phát biểu trình bày một cách có hệ thống về những thay đổi lớn trong chính sách đối với Trung Quốc. Ngoại trưởng Mike Pompeo mô tả những chính sách này còn ác liệt hơn so với Liên Xô.

10 chiến trường của Hoa Kỳ bao vây Trung Quốc

1. Chính trị và quân bị. Phe tổng thống Trump đang nỗ lực hết sức để xây dựng “Tiểu NATO” Ấn Độ – Thái Bình Dương để kiềm chế Trung Quốc (ĐCSTQ). Các quốc gia và các khu vực được xác định tham gia bao gồm Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ, Úc, New Zealand, Đài Loan và hầu hết các nước ASEAN… còn có Anh, Hàn Quốc và Canada.

Kể từ khi xung đột biên giới Trung-Ấn bùng nổ, Ấn Độ đã nhận được lời cam kết của Hoa Kỳ về việc hỗ trợ quân sự và vũ khí tiên tiến; Nga và Pháp đã triển khai và cập nhật thiết bị quân sự; Nhật Bản vừa ký các thỏa thuận hợp tác dây chuyền công nghiệp và quân sự với Ấn Độ và Úc. Ấn Độ trở thành thành viên của Khối thịnh vượng chung Anh.

2. Chiến tranh pháp lý. Hoa Kỳ sẽ thông qua một loạt các lệnh trừng phạt đối với Trung Quốc (ĐCSTQ), liên quan đến việc truy cứu trách nhiệm và yêu cầu ĐCSTQ phải bồi thường vì dịch bệnh, đòi món nợ của chính quyền nhà Thanh, cùng các vấn đề về nhân quyền…. Tất cả gây nên một sự chấn động không thua kém gì một cuộc chiến tranh quân sự.

3. Chiến tranh ý thức hệ. Bài phát biểu của Trump tại Đại hội đồng LHQ một lần nữa nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ với tư cách là ngọn hải đăng mang theo giá trị phổ quát cho dân chủ và tự do; 4 quan chức cấp cao thì mô tả Trung Quốc như một quốc gia xã hội chủ nghĩa độc tài.

4. Cuộc chiến dư luận. Hoa Kỳ liệt các phương tiện truyền thông của chính quyền ĐCSTQ là người phát ngôn cho ĐCSTQ ở ngoại quốc, và giảm số lượng phóng viên Trung Quốc đóng tại Hoa Kỳ. Cùng với việc thay thế giám đốc giám sát truyền thông, các phương tiện truyền thông của chính phủ Hoa Kỳ như Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) và Đài Á châu Tự Do (RFA) sẽ truyền tải nhiều hơn tiếng nói của các nhà chức trách Hoa Kỳ.

5. Chiến tranh ngoại giao và gián điệp. Cả hai bên đã cho đóng Lãnh sự quán của nhau khiến quan hệ ngoại giao Mỹ – Trung bị hạ cấp xuống mức thấp. Giám đốc Cơ quan Tình báo Hoa Kỳ (FBI) Wray nói rằng: Trung bình, cứ sau mỗi giờ sẽ có một cuộc điều tra chống lại gián điệp liên quan đến chính quyền ĐCSTQ được tiến hành.

6, Chiến tranh công nghệ. Hoa Kỳ không cho phép ĐCSTQ học tập các loại công nghệ cao có tính nhạy cảm, bắt giữ các chuyên gia có hợp tác với ĐCSTQ và cấm vận toàn bộ đối với hàng không vũ trụ, vũ khí hạt nhân và cấm vận một số công nghệ cao của ĐCSTQ.

7. Chiến tranh thương mại. Từ thỏa thuận mà Trump coi trọng nhất cho đến cuộc chiến thương mại mà ông không mấy quan tâm, là ngòi nổ khiến mối quan hệ Trung-Mỹ trở nên ác liệt. Một số thượng nghị sĩ đã đề xuất bãi bỏ quy chế ưu đãi MFN (tối huệ quốc) vĩnh viễn của Trung Quốc.

8. Chiến tranh tài chính. Cùng với việc thực hiện các chế tài khác nhau, các ngành nghề, doanh nghiệp, đơn vị, cùng các cá nhân của ĐCSTQ bị xử phạt về cơ bản đã mất khả năng giao dịch và thanh toán quốc tế.

9. Chiến tranh mạng. Văn phòng Tự do Internet tại Hoa Kỳ đã được khởi động lại để giúp người dân Trung Quốc vượt tường lửa, thành lập lực lượng mạng để chống lại hành vi trộm cắp và tấn công mạng của ĐCSTQ, đồng thời gỡ bỏ các ứng dụng của Trung Quốc.

10. Chiến tranh tiêu hao. Lệnh cấm vận công nghệ cao của Hoa Kỳ buộc Trung Quốc phải độc lập nghiên cứu và phát triển những con chip với số tiền hao tổn có thể lên đến 9,5 nghìn tỷ nhân dân tệ.

Bài Liên Quan

Leave a Comment