Hoàn Cầu thời báo phát hoảng vì MQ-9, diễn biến đáng lo ngại ở Trường Sa
Bởi AdminTD -29/09/2020
1. Hoàn Cầu thời báo lo sợ máy bay không người lái MQ-9 Reaper
Tối 28.9, Tổng biên tập tờ Hoàn Cầu thời báo Hồ Tích Tiến bất ngờ đăng một dòng tweet gieo rắc không ít hoang mang:
Cách Hồ sử dụng câu “Dựa trên thông tin tôi biết được” thường khiến người đọc tưởng rằng ông ta có nguồn tin nội bộ về đánh giá của Trung Quốc đối với những hoạt động quân sự tiềm tàng của Mỹ.
Tuy nhiên, hai bài bình luận được tờ Hoàn Cầu thời báo đăng vào sáng nay 29.9 gợi ý Hồ Tích Tiến chỉ suy diễn từ một bài báo của tờ Air Force Magazine.
Cụ thể, trong bài viết “Để mắt đến Trung Quốc, máy bay không người lái Reaper huấn luyện chiến tranh trên biển”, tạp chí này tường thuật về cuộc tập trận của 3 máy bay không người lái MQ-9 Reaper với Hạm đội 3 ở Đông Thái Bình Dương từ ngày 3-29.9.
Đặc biệt, bài báo còn lưu ý về phù hiệu mới trên quân phục của các phi công điều khiển máy bay không người lái, với hình chiếc MQ-9 đè lên trên bản đồ màu đỏ của Trung Quốc.
Bài bình luận của Hoàn Cầu thời báo ngày 29.9 đã nhấn mạnh vào chi tiết này:
Một đoạn khác của bài báo viết:
Tuy nhiên, bài báo không nêu cụ thể thông tin này bắt nguồn từ đâu. Trong khi đó, một phiên bản tiếng Hoa của bài báo liên hệ đến cuộc bầu cử Mỹ, giống như tweet của Hồ Tích Tiến:
Có vẻ như cái gọi là “thông tin” của Hồ Tích Tiến và Hoàn Cầu thời báo chỉ là kiểu suy diễn kích động, chứ không dựa trên đánh giá nghiêm túc hay nguồn tin nào cả.
Hơn nữa, cả về mặt quân sự, hầu như chẳng có ai nghĩ đến việc sử dụng MQ-9 Reaper, vốn phù hợp hơn với các sứ mệnh “chặt đầu”, vào cuộc tấn công các căn cứ được bảo vệ kỹ lưỡng cả. Đó là công việc của tên lửa Tomahawk phóng đi từ tàu chiến hoặc của oanh tạc cơ hạng nặng.
2. Trung Quốc tập trận ở Hoàng Sa
Reuters ngày 28.9 đưa tin Trung Quốc tiếp tục tiến hành tập trận đồng loạt ở 4 vùng biển, Bột Hải, Hoàng Hải, Hoa Đông và Biển Đông.
Trong đó, tại Biển Đông có hai cuộc tập trận ở quần đảo Hoàng Sa. Điều này khiến nhiều người liên tưởng đến đợt tập trận rầm rộ trong tháng 8.
Tuy nhiên, quy mô của các cuộc tập trận này rất nhỏ và chúng không phải là hiếm thấy. Cụ thể, theo thông báo của Cục Hải sự tỉnh Hải Nam, trong ngày 28.9, Trung Quốc tập trận tại hai khu vực nhỏ xung quanh đảo Phú Lâm.
Theo quan sát của tôi, trong nhiều năm gần đây, năm nào Trung Quốc cũng tiến hành vài đợt tập trận phi pháp ở quy mô nhỏ như thế tại các đảo ở Hoàng Sa.
Các cuộc tập trận ở Liên Vân Cảng và ngoài khơi Chiết Giang cũng diễn ra trong phạm vi rất nhỏ.
Còn tại Bột Hải thì hầu như ngày nào cũng diễn ra tập trận. Thế nên, diễn biến này không mấy lạ và nó không sánh được với đợt tập trận rầm rộ như tháng 8, khi Trung Quốc ngang nhiên phong tỏa các khu vực rộng lớn ở Biển Đông, Hoa Đông và Hoàng Hải để tập trận.
3. Diễn biến ở Trường Sa
Theo thông tin mà tôi thu thập được, vào tuần trước, vài chiếc máy bay vận tải quân sự hạng nặng Ilyushin Il-76 đã bay từ Trung Quốc ra các thực thể ở Trường Sa.
Không rõ mục đích của những chuyến bay này và loại hàng hóa nó chở. Tuy nhiên, có hai khả năng đều đáng lo ngại:
– Một là máy bay Il-76 chuyên chở hệ thống vũ khí mới ra các thực thể này.
– Hai là máy bay hạng nặng Il-76 được sử dụng để kiểm tra sức chịu đựng của đường băng đối với các loại máy bay cỡ lớn như oanh tạc cơ. Nếu đúng như thế, không loại trừ khả năng Trung Quốc đang chuẩn bị cho việc thực hiện bước đi khiêu khích mới trong thời gian tới là triển khai oanh tạc cơ hoặc chiến đấu cơ ra Trường Sa.
Cũng theo thông tin tôi có được, một chiếc máy bay cảnh báo sớ KJ-500 đã từ Trung Quốc bay ra Đá Chữ Thập vào tuần trước. Nó được nhìn thấy đậu ở thực thể này trong ảnh vệ tinh ngày 24.9. Đây không phải là lần đầu tiên KJ-500 xuất hiện ở Đá Chữ Thập song diễn biến này củng cố suy đoán về việc Trung Quốc triển khai luân phiên các loại máy bay cảnh báo sớm và tuần tra ở Trường Sa.