Những người mẹ Nga ngóng con từ lòng biển trở về

Những người mẹ Nga ngóng con từ lòng biển trở về

  • Alec Luhn
  • BBC Future

14 tháng 10 2020

\"Nuclear-Submarine-Decommissioning.ru\"/

Theo truyền thống, người Nga luôn mang số hoa lẻ tặng người còn sống và số chẵn khi đến viếng mộ hoặc đài tưởng niệm.

Nhưng cứ cách một ngày, bà Raisa Lappa 83 tuổi lại đặt ba bông hồng hoặc lay-ơn trên tấm bia có ghi tên Sergei con trai bà ở quê hương Rubtsovsk, như thể con trai bà đã không hề bước xuống chiếc tàu ngầm trong chuyến cứu hộ bi thảm ở Bắc Băng Dương hồi 2003.

\”Tôi đã trải qua những khoảng thời gian không bình thường, tôi phát điên và vẫn tưởng con tôi còn sống, vì vậy tôi luôn mang hoa số lẻ đi thăm con,\” bà nói. \”Họ nên trục vớt tàu, để những người mẹ như chúng tôi có thể đặt hài cốt con trai mình vào lòng đất quê hương, như vậy tôi mới yên lòng.\”

Sau 17 năm chỉ toàn những lời hứa hẹn suông, cuối cùng nay bà Raisa cũng có thể đạt được ước nguyện, tuy không phải Chính phủ Nga làm điều này vì quan tâm đến hài cốt của thuyền trưởng Sergei Lappa và sáu thành viên thủy thủ đoàn của ông.

Với một dự thảo sắc lệnh được công bố vào tháng Ba năm nay, Tổng thống Vladimir Putin ra sáng kiến trục vớt hai tàu ngầm hạt nhân và bốn khoang lò phản ứng hạt nhân của Liên Xô lên khỏi đáy biển, giúp giảm lượng phóng xạ ở Bắc Băng Dương xuống đến 90%.

Cái tên đầu tiên trong danh sách chính là con tàu K-159 của thuyền trưởng Lappa.

Thông điệp, được đưa ra trước khi Nga đến lượt giữ ghế Chủ tịch Hội đồng Bắc Cực vào năm tới, dường như để nói rằng nước này không chỉ là cường quốc thương mại và quân sự hàng đầu ở Bắc Cực đang ấm nóng lên, mà còn là một bên quan trọng trong hoạt động bảo vệ môi trường.

Tàu K-159 nằm ngay phía ngoài Murmansk, thuộc Biển Barents, nơi là ngư trường đánh bắt cá tuyết có trữ lượng dồi dào nhất thế giới và cũng là môi trường sống quan trọng của cá tuyết chấm đen, cua hoàng đế, hải mã, cá voi, gấu Bắc Cực và nhiều loài động vật khác.

\"Getty
Chụp lại hình ảnh,Ngư trường đánh bắt cá nhộn nhịp ở Biển Barents và các đại dương phía bắc lân cận nằm ngay gần nơi các tàu ngầm hạt nhân đang tan rã dưới đáy biển

Cùng lúc, Nga đang dẫn đầu cuộc đua \”hạt nhân hóa\” Bắc Cực với các hạm tàu và vũ khí mới, mà hai trong số đó đã bị tai nạn.

Di sản mục nát

Trong Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ và Liên Xô đã chế tạo hơn 400 tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân, một \”lực lượng thầm lặng\” sẵn sàng trả đũa đối phương, ngay cả khi các hầm chứa tên lửa và máy bay ném bom chiến lược của họ bị triệt hạ trong một cuộc tấn công đầu tiên bất ngờ.

Chỉ cách biên giới với Na Uy, một thành viên của Nato, có 60 dặm (97km), cảng Murmansk ở Bắc Cực và các căn cứ quân sự xung quanh nó đã trở thành trung tâm của hải quân Liên Xô với các tàu hạt nhân và tàu phá băng, đồng thời là nơi tập trung chất thải nhiên liệu đã qua sử dụng có nồng độ phóng xạ rất cao.

Sau khi Bức màn Sắt sụp đổ, các hậu quả mới được phơi bày.

Chẳng hạn như tại Vịnh Andreyeva, nơi có 600.000 tấn nước độc hại rò rỉ ra Biển Barents từ một bể chứa hạt nhân năm 1982, nhiên liệu đã qua sử dụng từ hơn 100 tàu ngầm được giữ một phần trong các thùng gỉ sét để khơi khơi ngoài trời.

Lo sợ nguy cơ ô nhiễm, Nga và các nước phương Tây, trong đó có Anh, đã bắt tay vào cuộc dọn dẹp, chi gần 1 tỷ bảng Anh (1,3 tỷ USD) để cho ngừng hoạt động và tháo dỡ 197 tàu ngầm hạt nhân của Liên Xô, thải bỏ pin hạt nhân khỏi 1.000 đèn hiệu hoa tiêu, và bắt đầu loại bỏ nhiên liệu, chất thải từ Vịnh Andreyeva cùng ba địa điểm nguy hiểm khác cũng nằm trên bờ biển.

Tuy nhiên, cũng như ở các nước khác, chất thải hạt nhân của Liên Xô được đổ ra biển.

Nghiên cứu khả thi năm 2019 của một tập đoàn trong đó có công ty an toàn hạt nhân Nuvia của Anh đã tìm thấy 18.000 vật thể phóng xạ ở Bắc Băng Dương, trong số đó có 19 con tàu và 14 lò phản ứng.

Tuy mức phóng xạ do hầu hết các vật thể này phát ra đã xuống tới mức gần bằng mức phóng xạ có trong tự nhiên do chúng được các lớp trầm tích tích tụ bao phủ, nhưng nghiên cứu cho thấy có 1.000 vật thể vẫn có mức phóng xạ gamma cao.

90% trong số đó được chứa trong sáu vật thể mà Rosatom, tập đoàn hạt nhân quốc doanh của Nga, sẽ trục vớt trong vòng 12 năm tới, Anatoly Grigoriev, người đứng đầu bộ phận hỗ trợ kỹ thuật quốc tế của Rosatom, nói với chương trình Future Planet của BBC: gồm hai tàu ngầm hạt nhân, các khoang lò phản ứng của ba tàu ngầm hạt nhân, và tàu phá băng Lenin.

\”Chúng tôi cho rằng khả năng rò rỉ phóng xạ từ những vật thể này dù ở mức cực thấp cũng vẫn tạo nguy cơ không thể chấp nhận được đối với các hệ sinh thái ở Bắc Cực,\” Grigoriev nói trong một tuyên bố.

Từ trước tới nay, chưa từng có hoạt động dọn dẹp rác thải hạt nhân nào trên biển được tiến hành. Việc trục vớt các khoang lò phản ứng sẽ được thực hiện ở những vùng nước băng giá, nơi đủ lạnh để đảm bảo an toàn, nhưng cũng chỉ trong khoảng thời gian ba đến bốn tháng mỗi năm.

Hai tàu ngầm hạt nhân, mang theo tổng lượng phóng xạ lên đến một triệu curie (đơn vị phóng xạ), tương đương với một phần tư lượng phóng xạ phát tán ra đại dương trong tháng đầu tiên xảy ra thảm họa Fukushima, sẽ đặt ra thách thức còn lớn hơn thế.

\"Getty
Chụp lại hình ảnh,Việc trục vớt được một tàu hạt nhân cỡ lớn như K-159 tương đương cỡ tàu ngầm lớp tháng 11 trong ảnh sẽ cần phải lên kế hoạch và đầu tư hậu cần tỉ mỉ

Một trong số đó là tàu K-27, từng được mệnh danh là \”cá vàng\” vì giá thành cao ngất.

Tàu ngầm tấn công (được thiết kế để săn tìm, tiêu diệt các tàu ngầm khác) dài 360 bộ (118 mét) đã gặp phải nhiều vấn đề kể từ khi ra mắt vào năm 1962 với các lò phản ứng làm mát bằng kim loại lỏng thử nghiệm; sáu năm sau, một trong số các lò bị vỡ, khiến chín thủy thủ nhiễm phóng xạ ở mức cao chết người.

Năm 1981 và 1982, hải quân Liên Xô đổ đầy nhựa đường vào lò phản ứng này và đánh đắm tàu ở phía đông đảo Novaya Zemlya, nơi có độ sâu chỉ 108 bộ (33 mét) dưới mặt nước. Một chiếc tàu lai dắt đã phải húc vào phần mũi tàu sau khi có một lỗ thủng phát sinh ở các bể dằn (ballast tanks), khiến cho chỉ có phần đuôi tàu chìm xuống.

Tàu K-27 đã được chủ động đánh chìm sau khi một số biện pháp được thực hiện để bảo vệ xác tàu được an toàn cho đến năm 2032.

Nhưng có một sự cố khác đáng báo động hơn nhiều.

K-159, tàu ngầm tấn công lớp tháng 11 dài 350 bộ (107 mét), được đưa vào hoạt động từ năm 1963 đến năm 1989.

Tàu K-159 bị chìm bất thình lình mà không hề có dấu hiệu báo trước, mang theo 800kg nhiên liệu uranium đã qua sử dụng xuống đáy biển, ở nơi là ngư trường đánh bắt cá nhộn nhịp và có các tuyến hải hành ở ngay phía bắc Murmansk.

Thomas Nilsen, chủ biên của tờ báo mạng The Barents Observer, mô tả các tàu ngầm này như những \”lò phản ứng Chernobyl nổ chậm dưới đáy đại dương\”.

Ingar Amundsen, người đứng đầu bộ phận an toàn hạt nhân quốc tế tại Cơ quan Quản lý An toàn Bức xạ và Hạt nhân Na Uy, đồng ý rằng vấn đề đặt ra trước mắt là khi nào chứ không phải liệu các tàu ngầm nằm yên tại nơi chúng đắm có gây ô nhiễm biển hay không.

\”Chúng chứa một lượng lớn nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng mà trong tương lai chắc chắn sẽ rò rỉ ra môi trường, và chúng ta biết từ những bài học đã có rằng chỉ cần một lượng nhỏ ô nhiễm vào môi trường, hoặc thậm chí chỉ cần là tin đồn cũng sẽ dẫn đến các vấn đề và hậu quả kinh tế đối với các mặt hàng hải sản và ngành thủy sản.\”

\”Tháng Tám chết tiệt\’

Sergei Lappa sinh năm 1962 tại Rubtsovsk, một thành phố nhỏ trên Dãy núi Altai gần biên giới với Kazakhstan.

Mặc dù nơi đó cách vùng biển gần nhất đến hàng ngàn dặm, nhưng anh đã vun đắp niềm đam mê với biển từ một câu lạc bộ đóng tàu địa phương, và sau khi học hết phổ thông, anh được nhận vào học viện kỹ thuật hải quân cấp cao ở Sevastopol, Crimea.

Cao ráo, lực lưỡng và là một học viên giỏi, anh được phân công về nơi danh giá nhất của Hải quân Liên Xô: Hạm đội Tàu ngầm Phương Bắc.

\"Nuclear-Submarine-Decommissioning.ru\"/
Chụp lại hình ảnh,Hoạt động lai dắt tàu K-159 thực hiện trong hoàn cảnh thời tiết xấu, và con tàu được gắn phao để có thể nổi trên mặt nước

Tuy nhiên, sau sự tan rã của Liên Bang Xô Viết, quân đội đã rơi vào tình trạng đi xuống mà cả thế giới đều thấy rõ khi tàu ngầm tấn công hàng đầu Kursk bị chìm với 118 thủy thủ trên khoang vào tháng 8/2000.

Vào thời điểm này, Lappa đang phụ trách con tàu K-159 đã rỉ sét từ năm 1989 tại một cầu cảng ở thị trấn hải quân Gremikha cô độc, nơi có biệt danh là \”đảo chó bay\” vì luôn có gió cực mạnh.

Vào sáng ngày 29/8/2003, mệnh lệnh vốn đã bị trì hoãn từ lâu được đưa ra, theo đó cần kéo chiếc K-159 cũ kĩ vốn đã được gắn vào bốn chiếc phao nặng 11 tấn bằng dây cáp để giữ tàu nổi trong quá trình lai dắt, đến một căn cứ gần Murmansk, bất chấp dự báo thời tiết nói sẽ có gió mạnh.

Với việc các lò phản ứng đều không hoạt động, Lappa và thuỷ thủ đoàn gọn nhẹ gồm chín kỹ sư đã điều khiển con tàu bằng ánh sáng đèn pin tắt bật lấp lóa.

Khi chiếc tàu ngầm được kéo đến gần Đảo Kildin vào lúc 12:30 đêm, các dây cáp nối với phao ở phần mũi tàu bị đứt trong lúc biển động dữ dội. Nửa giờ sau, người ta phát hiện thấy nước đã tràn vào khoang số tám của tàu.

Trong lúc Bộ Chỉ huy còn đang lưỡng lự chưa quyết việc có nên điều một trực thăng cứu hộ đắt tiền đến hay không, thủy thủ đoàn tiếp tục kiên cường cố gắng giữ cho tàu ngầm nổi.

Vào lúc 02:45 sáng, Mikhail Gurov gửi đi bức điện cuối cùng: \”Chúng tôi đang chìm, hãy làm gì đi!\”

Khi các tàu cứu hộ tới nơi, K-159 đã chìm xuống đáy biển ở gần Đảo Kildin. Trong số ba thủy thủ thoát được ra ngoài, chỉ một người duy nhất sống sót là đại uý hải quân Maxim Tsibulsky; chiếc áo khoác da chứa đầy không khí đã giúp ông nổi trên mặt biển.

Một tàu ngầm hạt nhân khác đã bị chìm trong tháng Tám \”chết tiệt\”, báo chí Nga viết, nhưng vụ đó không gây phẫn nộ ghê gớm như vụ chìm tàu Kursk. Hải quân hứa với thân nhân các thành viên thủy thủ đoàn rằng họ sẽ trục vớt tàu K-159 vào năm sau, nhưng đã liên tục trì hoãn việc này.

Kể cả sau 17 năm chôn vùi và bị ăn mòn, ít nhất thì hài cốt các thủy thủ sẽ vẫn còn nằm trong tàu ngầm, theo Lynne Bell, nhà nhân chủng học chuyên về giám định pháp y tại Đại học Simon Fraser nói. Nhưng các gia đình thì từ lâu đã mất hy vọng tìm lại được hài cốt người thân.

\"Getty
Chụp lại hình ảnh,Thân nhân của các thủy thủ thiệt mạng trên tàu K-159 chỉ mới nhận được rất ít các câu trả lời quanh chuyện khi nào tàu sẽ được trục vớt

\”Thân nhân của các thủy thủ sẽ thấy thanh thản nếu như chồng, cha của họ được chôn cất chứ không phải nằm cô quạnh trong chiếc thùng thép dưới đáy đại dương,\” Dmitry Gurov, con trai của Mikhail Gurov nói. \”Chỉ có điều không ai tin rằng điều đó sẽ xảy ra.\”

Tuy nhiên, tình hình hiện đã thay đổi khi Nga quan tâm trở lại tới Bắc Cực và các cảng, thị trấn quân sự cũ có từ thời Liên Xô.

Nay, đang có kế hoạch trục vớt một số tàu ngầm gặp nạn, một dự án sẽ kéo dài trong nhiều năm.

Đây là phần một trong loạt bài gồm hai phần về chương trình dọn dẹp các tàu ngầm và rác thải hạt nhân của Liên Xô ở vùng Bắc Cực. Mời quý vị đón xem phần tiếp theo trong những ngày tới.

Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Future.

Bài Liên Quan

Leave a Comment