Biểu tình Thái Lan: Thêm kế hoạch xuống đường ở Bangkok bất chấp vòi rồng

Biểu tình Thái Lan: Thêm kế hoạch xuống đường ở Bangkok bất chấp vòi rồng

9 giờ trước

\"\"
\"Biểu
Chụp lại hình ảnh,Biểu tình phản đối chính phủ ở Bangkok hôm 16/10/2020

Hàng nghìn người Thái tiếp tục biểu tình ở Bangkok ngày thứ hai kể từ khi phong trào phản đối chính phủ bùng lên vài tuần qua, với yêu cầu cải cách chính trị, bất chấp sắc lệnh khẩn cấp cấm tụ tập mới ban hành.

Cảnh sát đã dùng vòi rồng để giải tán các nhà hoạt động chủ yếu là trẻ tuổi, những người cố gắng dùng ô để đẩy lùi cánh sát. Một số người biểu tình đã ném các chai nhựa.

\"\"
\"Bangkok

Một số người biểu tình cho hay cảnh sát đã sử dụng hơi cay, nhưng phía cảnh sát phủ nhận.

Một cuộc biểu tình rầm rộ khác đã được lên kế hoạch vào 16:00 giờ Bangkok ngày 17/10.

Người dân Thái biểu tình rầm rộ đòi thủ tướng từ chức

Thủ tướng Prayuth Chan-ocha cảnh báo lệnh giới nghiêm có thể được áp dụng, bác bỏ các lời kêu gọi ông từ chức.

Những người biểu tình cũng yêu cầu cải cách chế độ quân chủ quyền lực của Thái Lan.

\"\"
\"Một
Chụp lại hình ảnh,Một người biểu tình trúng hơi cay

Hôm thứ Năm, chính phủ đã cố gắng hạn chế phong trào biểu tình do sinh viên lãnh đạo bằng cách ban hành sắc lệnh khẩn cấp, cấm tụ tập hơn 4 người và bắt giữ khoảng 20 nhà hoạt động.

\"\"
\"Cánh
Chụp lại hình ảnh,Cánh sát phun vòi rồng để giải tán người biểu tình ở Bangkok hôm 16/10/2020

Một số nhà lãnh đạo biểu tình quan trọng nằm trong số những người bị bắt, bao gồm luật sư nhân quyền Anon Nampa, nhà hoạt động sinh viên Parit Chiwarak – được biết đến rộng rãi với biệt danh \”Penguin\” – và Panusaya Sithijirawattanakul.

Các cuộc biểu tình quần chúng bắt đầu bằng việc kêu gọi ông Prayuth từ chức – một cựu tổng tư lệnh quân đội đã nắm quyền trong cuộc đảo chính năm 2014 và được bổ nhiệm làm thủ tướng sau cuộc bầu cử gây tranh cãi năm ngoái.

\"Một
Chụp lại hình ảnh,Một cánh sát đang được chăm sóc trong lúc cuộc biểu tình đang diễn ra hôm 16/10/2020

Các cuộc biểu tình hiện đã mở rộng để yêu cầu hạn chế quyền lực của nhà vua.

Những lời kêu gọi cải cách hoàng gia đặc biệt nhạy cảm ở Thái Lan, nơi những lời chỉ trích chế độ quân chủ có thể bị trừng phạt bằng các bản án tù lâu năm.

\"Người
Chụp lại hình ảnh,Người biểu tình đối đầu với cảnh sát hôm 16/10/2020 ở Bangkok

Khoảng 2.000 người biểu tình đã xuống đường ở trung tâm Bangkok vào tối thứ Sáu.

Họ mang theo khẩu hiệu \”Hãy thả bạn bè của chúng tôi\”, ám chỉ hơn 40 người bị bắt trong tuần này.

\"Một
Chụp lại hình ảnh,Một người biểu tình giơ ba ngón tay biểu tượng của phong trào phản đối chính phủ ở Thái Lan

Phóng viên Jonathan Head của BBC tại Bangkok đưa tin, đám đông nhanh chóng tăng lên, từ vài chục người lên đến hàng nghìn người, do những người trên đường đi làm về dừng lại để tham gia cuộc biểu tình giờ đã trở thành tâm trạng nổi loạn của cả nước.

Người biểu tình hô vang các câu nguyền rủa nhắm thủ tướng Thái.

\"Hàng
Chụp lại hình ảnh,Hàng ngàn người Thái xuống đường biểu tình hôm 16-17/10 yêu cầu cải cách chính trị

Cảnh sát sau đó đã phun vòi rồng vào đám đông. Một số người biểu tình nói rằng trong nước có chứa một chất hóa học làm cay mắt họ – một tuyên bố chưa được xác minh độc lập.

Reuters dẫn lời một người biểu tình 22 tuổi nói: \”Tôi phải chiến đấu vì tương lai của mình.\”

\"\"
\"Người
Chụp lại hình ảnh,Người biểu tình đụng độ cảnh sát hôm 16/10/2020 ở Bangkok

Hầu hết những người biểu tình sau đó đã giải tán. Một số cố gắng kháng cự và bị bắt.

Người tổ chức biểu tình sau đó yêu cầu đám đông về nhà và chuẩn bị cho một cuộc biểu tình lớn khác vào thứ Bảy.

\"\"
\"Nhiều
Chụp lại hình ảnh,Nhiều bạn trẻ Thái xuống đường biểu tình ở Bangkok

Người phát ngôn cảnh sát Yingyot Thepchamnong cảnh báo rằng nhà chức trách đã \”đưa ra cảnh báo đối với các hành vi vi phạm pháp luật\”.

Ông nói thêm: \”Sau đó sẽ có những biện pháp mạnh để thực thi luật.\”

Bài Liên Quan

Leave a Comment