Liên minh tình báo Five Eyes yêu cầu quyền truy cập ‘cửa sau’ vào các ‘gã khổng lồ’ công nghệ
Bình luậnThiện Nhân • 21/10/20
Liên minh tình báo \”Five Eyes\” đã yêu cầu các công ty công nghệ chèn \”cửa hậu\” vào các ứng dụng được mã hóa để cho phép các cơ quan thực thi pháp luật triển khai cái gọi là “cảnh sát tội phạm trực tuyến”.
Hôm Chủ nhật (ngày 18/10), các quan chức tư pháp hàng đầu của Hoa Kỳ, Anh, Úc, Canada và New Zealand cho biết trong một tuyên bố rằng sự phát triển của các ứng dụng được mã hóa đầu cuối – như Signal, Telegram, Facebook. Messenger và WhatsApp – khiến cho việc giám sát chính thức là không thể và tạo ra \”những thách thức đáng kể đối với an toàn công cộng\”.
Các “gã khổng lồ công nghệ” đều đã lạm dụng sức mạnh thị trường của họ, theo một báo cáo luận tội của Quốc hội, khuyến nghị rằng các “ông lớn” này phải cơ cấu lại toàn bộ hoạt động kinh doanh của họ.
Một báo cáo dài 449 trang đã công bố vào ngày 6/10 do tiểu ban chống độc quyền của Hạ viện thuộc đảng Dân chủ kiểm soát, là một cuộc càn quét lớn nhất đối với quyền lực của những công ty trong ngành công nghệ kể từ những năm 1990.
Trước đó, vào năm 2019, những gã khổng lồ công nghệ phải đối mặt các cuộc điều tra chống độc quyền. Trong đó, 4 công ty công nghệ đa quốc gia, bao gồm Facebook, Google, Amazon, và Apple, bị xem xét kỹ lưỡng và tỉ mỉ chưa từng thấy trong nhiều thập kỷ qua. Logo WhatsApp, Facebook, Instagram và Messenger được hiển thị trên thiết bị di động Android. (Hình ảnh minh họa bởi Omar Marques / SOPA Images / LightRocket qua Getty Images)
Five Eyes triển khai cảnh sát tội phạm trực tuyến
“Ngày càng có sự đồng thuận giữa các chính phủ và các tổ chức quốc tế rằng cần phải hành động. Mặc dù mã hóa là quan trọng, cũng như quyền riêng tư và an ninh mạng phải được bảo vệ, nhưng điều đó sẽ không dẫn đến việc hoàn toàn ngăn cản việc thực thi pháp luật”, các quan chức cho biết.
Vì vậy, không thể cho phép bản thân ngành công nghệ tạo môi trường cho nội dung và hoạt động bất hợp pháp nghiêm trọng nhất trên mạng.
Các quan chức kêu gọi các công ty công nghệ \”tích hợp an ninh công cộng vào các thiết kế hệ thống\”, cung cấp quyền truy cập cho cơ quan thực thi pháp luật \”ở định dạng có thể đọc được và sử dụng được\”.
Đó là lời kêu gọi mạnh mẽ nhất về việc đưa quyền truy cập \”cửa sau\” vào các chương trình truyền thông được mã hóa. Ấn Độ và Nhật Bản đã hợp tác trong lĩnh vực tình báo với nhóm Five Eyes, và thêm tên của họ vào tuyên bố này.
Cơ quan thực thi pháp luật trên toàn cầu đã phàn nàn về những khó khăn đối với các cuộc điều tra tội phạm liên quan đến giao tiếp được mã hóa. Nhưng mã hóa đầu cuối cũng cung cấp khả năng bảo vệ cho tất cả các loại hoạt động từ kinh doanh đến bất đồng chính trị.
Những người ủng hộ quyền riêng tư cho rằng để cơ quan thực thi pháp luật tiếp cận thông tin liên lạc của người dùng có thể gây nguy hiểm cho các nhà hoạt động dân chủ và trao quyền cho các chính phủ độc tài.
Trong những năm gần đây, Mỹ và châu Âu đã gây áp lực buộc các nhà sản xuất ứng dụng mã hóa phải cung cấp quyền truy cập cho cơ quan thực thi pháp luật.
Theo Electronic Frontier Foundation (EFF), tổ chức ủng hộ quyền riêng tư trên Internet, các quốc gia châu Âu đã tiến gần hơn đến việc điều chỉnh các ứng dụng như vậy.
Trong một bài báo vào tuần trước, EFF cho biết các tài liệu của Liên minh châu Âu bị rò rỉ gần đây cho thấy kế hoạch đưa ra luật chống mã hóa, buộc các “ông lớn” công nghệ cấp quyền truy cập cửa hậu cho Nghị viện châu Âu \”trong năm tới”.
Tuyên bố của Five Eyes cho biết đề xuất của họ sẽ yêu cầu các biện pháp bảo vệ và giám sát để các nhà chức trách không thể vô cớ lợi dụng quyền truy cập của họ.
Thiện Nhân