Xung đột Azerbaijan – Armenia: “Vua chiến tranh” trên bộ có thực sự vô dụng?

Xung đột Azerbaijan – Armenia: “Vua chiến tranh” trên bộ có thực sự vô dụng?

October 21, 2020

\"\"

Trong những ngày gần đây, xung đột Armenia – Azerbaijan tại khu vực Nagorno-Karabakh ngày càng trở nên căng thẳng, trong đó Armenia đã phải gánh chịu thương vong rất lớn, con số thiệt hại đã vượt quá 2.200 người, 130 xe tăng, 200 pháo và nhiều thiết bị quân sự; ngược lại phía Azerbaijan tổn thất ít hơn một chút, chỉ mất 72 UAV, 7 trực thăng và 137 xe tăng. Ảnh: Xe tăng của Armenia bị bắn cháy – Nguồn: Sina\"XungĐiểm nổi bật nhất của cuộc xung đột giữa hai quốc gia từng là anh em dưới mái nhà Liên Xô là việc ứng dụng máy bay không người lái (UAV) của cả hai phía, nhưng nhiều hơn là phía Azerbaijan. Ảnh: UAV TB-2 của Azerbaijan – Nguồn: Sina\"XungBộ Quốc phòng Azerbaijan những ngày qua liên tục công bố video lực lượng Armenia chịu thiệt hại nặng trên chiến trường Nagorno-Karabakh, tuyên bố tiêu diệt ít nhất 250 xe tăng và thiết giáp, 150 phương tiện cơ giới cùng hàng loạt hệ thống phòng không, chỉ huy chiến trường và kho đạn đối phương. Ảnh: Hình ảnh xe tăng của Armenia bị UAV khóa trước khi phóng tên lửa – Nguồn: Sina\"XungCó thể nói, cuộc đối đầu giữa Armenia và Azerbaijan đã cho thấy được hình hài thô ráp của các cuộc chiến tranh trong tương lai và tầm quan trọng của máy bay không người lái trong chiến đấu. Ảnh: Một chiến T-72 của Armenia bị UAV tiêu diệt – Nguồn: Sina\"XungTrong cuộc xung đột này, vai trò vua chiến tranh trên bộ của xe tăng là không đáng kể. Trong hoàn cảnh đó, nhiều người cho rằng xe tăng dù có được nâng cấp đến đâu thì cũng không có tác dụng gì trong chiến tranh hiện đại. Ảnh: Một trận địa pháo binh của Armenia bị UAV của Azerbaijan phá hủy – Nguồn: Sina\"XungMặc dù có thể thấy rằng UAV sẽ đóng một vai trò rất quan trọng trong các cuộc chiến tương lai, nhưng không có nghĩa là xe tăng sẽ hoàn toàn bị lãng quên, bởi trong cuộc xung đột giữa Azerbaijan và Armenia, hệ thống tác chiến của hai bên đều là những nước nhỏ. Ảnh: Một trận địa pháo binh của Armenia bị UAV của Azerbaijan phá hủy – Nguồn: Sina\"XungTrước hết, lực lượng tăng, thiết giáp Armenia không có biện pháp đối phó với UAV trong chiến đấu, vì vậy họ đã cho quân trực tiếp ra tiền tuyến và không có biện pháp đối phó, thậm chí công tác tình báo nắm địch rất kém. Ảnh: Vũ khí phòng không của binh lính Armenia là tiểu liên AK – Nguồn: Sina\"XungThứ hai, UAV của Azerbaijan thực sự không phải thuộc loại quá tiên tiến, UAV TB2 của Thổ Nhĩ Kỳ mà Azerbaijan đang sử dụng thậm chí còn không kết nối với mạng vệ tinh dẫn đường, hoàn toàn được điều khiển bằng tín hiệu vi ba và liên kết liên lạc từ trạm điều khiển mặt đất. Ảnh: UAV TB-2. Nguồn: Wikipedia.\"XungNếu Armenia có phương tiện tác chiến điện tử hiệu quả, cắt đứt được tín hiệu điều khiển từ trạm mặt đất, thì UAV sẽ như bị điếc và mù. Do đó, thành công của máy bay không người lái Azerbaijan hoàn toàn dựa trên những thiếu sót của hệ thống phòng không chưa được khắc phục của Armenia. Ảnh: UAV TB-2. Nguồn: Wikipedia.\"XungXe tăng Armenia bị phá hủy không phải xe tăng Armenia không hoạt động được, mà là Armenia thực sự không có biện pháp chống lại UAV, bởi vì Armenia hiện tại chỉ có hệ thống gây nhiễu máy bay không người lái do Iran cung cấp. Ảnh: UAV của Azerbaijan bị phòng không Armenia bắn rơi – Nguồn: Sina\"XungTiếp đến là địa hình là một trong những yếu tố ảnh hưởng nhiều tới khả năng tác chiến của lực lượng tăng thiết giáp. Địa hình phức tạp, nhiều núi cao tại khu vực Kavkaz, trong đó có đỉnh Elbrus cao nhất châu Âu, là một trong những môi trường nguy hiểm nhất với xe tăng. Ảnh: Một xe thiết giáp của Armenia bị tên lửa của UAV TB-2 bắn cháy. Nguồn: Wikipedia.\"XungCác video do Armenia công bố cho thấy, nhiều xe thiết giáp Azerbaijan bị tập kích bằng pháo binh, tên lửa chống tăng hoặc trúng mìn lúc di chuyển trên khu vực trống trải và không có vật che chắn; trong khi Azerbaijan tận dụng tối đa máy bay không người lái (UAV) để săn diệt xe tăng T-72 của Armenia trong công sự. Ảnh: UAV TB-2. Nguồn: Wikipedia.\"XungLượng lớn xe tăng bị phá hủy trong thời gian ngắn cho thấy loại vũ khí này rất dễ tổn thương trong xung đột tại Nagorno-Karabakh. Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng đó không phải dấu hiệu cho thấy tăng thiết giáp đã hết thời, mà vấn đề nằm ở thất bại trong khả năng phòng không và tác chiến hiệp đồng của hai bên. Ảnh: UAV TB-2. Nguồn: Wikipedia.

Theo Kiến thức

Bài Liên Quan

Leave a Comment