Tư tưởng Tập Cận Bình – Giấc mộng Trung Hoa hay \’cuồng mộng\’ của ‘Hoàng đế đỏ’
Bình luận-Thiện Nhân • 24/10/20
Nhà lãnh đạo tối cao của Trung Quốc, Chủ tịch Tập Cận Bình, tự coi mình như một vị cứu tinh, được thiên mệnh dẫn dắt Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bước vào một \’kỷ nguyên mới\’ của sự thịnh vượng và quyền lực. Trong khi dân tộc Trung Hoa đang khao khát ‘nhổ ra sữa sói’, thì liệu chủ nghĩa dân tộc hiếu chiến với chiến lược ‘con dao quay vào trong’ của ông Tập có khả năng biến “giấc mộng Trung Hoa” thành hiện thực?
Trong một buổi biểu diễn tại Trung Quốc, giọng hát một người đàn ông vang lên khắp rạp hát: “Tôi đã đi theo lá cờ đỏ này, đi hàng ngàn cây số với niềm tin của một Đảng viên ĐCSTQ trong trái tim tôi!”
Ở đây, trên \”vùng đất linh thiêng\” của tỉnh Thiểm Tây, những huyền thoại về ĐCSTQ được trưng bày đầy đủ. Một vở nhạc kịch được biểu diễn hai lần mỗi ngày miêu tả những người cách mạng giải cứu đất nước Trung Quốc khỏi nạn ngoại xâm và tham nhũng.
Điều này đang khuấy động sự sục sôi nhằm nhấn mạnh một khẩu hiệu vốn đã bão hòa toàn quốc trong những năm gần đây, rằng: “Đừng quên ý định ban đầu của chúng ta; giữ chặt lấy nhiệm vụ”.
Hãy nhớ rằng \’chủ tịch Tập là vị cứu tinh\’
Sứ mệnh tuyên truyền đó là chìa khóa để hiểu nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình. Kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2012, ông Tập thường bị so sánh với Mao Trạch Đông – người sáng lập ĐCSTQ – được xem như một “vị thần” tự phong – đã tàn phá đất nước này để theo đuổi lý tưởng chính trị, dẫn đến nạn đói trên diện rộng và việc giết người tùy tiện, nhưng ĐCSTQ vẫn bắt buộc quần chúng phải tôn thờ ông ta.
Kể từ đó, không có nhà lãnh đạo Trung Quốc nào nắm giữ nhiều quyền hành như vậy – cho đến khi ông Tập “lên ngôi”. Là một người theo chủ nghĩa kỷ luật, ông Tập bị thúc đẩy bởi nhu cầu kiểm soát.
Ông có tầm nhìn về sự phục hưng của Trung Quốc, dựa theo nguyên tắc về đấu tranh giai cấp và sử dụng các thủ đoạn của Mao như tự phê bình và cải chính. Tuy nhiên, “nhãn hiệu” ĐCSTQ của ông Tập cũng lại lợi dụng hệ tư tưởng Khổng Tử và lấy tăng trưởng kinh tế làm bức bình phong.
Vị chủ tịch này coi mình như một vị cứu tinh, được phú cho thiên mệnh để dẫn dắt đất nước bước vào một \”kỷ nguyên mới\” vĩ đại, thúc đẩy sự thịnh vượng ngày càng tăng và sự tận tâm chính trị. Nhưng liệu tầm nhìn của ông Tập có phù hợp với thực tế hay không lại là một câu hỏi khác.Bức ảnh được chụp vào ngày 22 tháng 10 năm 2016 cho thấy mọi người đang xem ảnh của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại một ngôi nhà trong hang động nơi ông Tập sống khi còn trẻ, ở Lương Gia Hà, thuộc tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc (Ảnh: STR / AFP qua Getty Images)
Cơ đồ của việc đạt được kế hoạch lớn của ông Tập là rất cao. Sự cai trị của ông đã dẫn đến các cuộc đàn áp sâu rộng đối với tham nhũng và bất đồng chính kiến ở trong nước, cũng như một chính sách đối ngoại ngày càng cứng rắn, bao gồm các cuộc tập trận hải quân khiêu khích ở Biển Đông; mối quan hệ căng thẳng của Bắc Kinh với Washington về thương mại, gián điệp, công nghệ; và cuộc đàn áp các phong trào ủng hộ dân chủ ở Hongkong.
Để biết được “sự quan tâm” của ông Tập đối với đất nước, người ta chỉ cần nhìn vào đại dịch bùng phát ở Vũ Hán. Bất chấp bị thế giới lên án về việc che giấu thông tin về virus Corona Vũ Hán, khiến nó lây nhiễm và bùng phát khắp thế giới, ĐCSTQ tự hào “khoe” rằng họ đã khống chế được dịch bệnh này và đang chạy đua để trở thành quốc gia đầu tiên có vắc-xin.
Trong khi các quốc gia đang tiếp tục “vật lộn” với đại dịch và nền kinh tế bị đình trệ nghiêm trọng, thì kinh tế Trung Quốc tăng trưởng gần 5% trong quý III/2020. Mặc dù số liệu GDP chính thức của Trung Quốc luôn được các nhà kinh tế cho là không chính xác, bóp méo và thiếu nhất quán, với kết luận rằng chính phủ nước này đã liên tục làm sai lệch GDP chính thức kể từ năm 2012.
Tuy nhiên, Ông Tập và ĐCSTQ chỉ ra rằng những dấu hiệu (tăng trưởng) như vậy là bằng chứng về tính ưu việt của hệ thống ĐCSTQ.
‘Truyền thuyết’ về chủ tịch Tập
Trong khi đó, cách xa Bắc Kinh, ở ngôi làng Lương Gia Hà, một câu chuyện về tiểu sử chủ tịch Tập đang được kể lại…
Du khách đã đến thăm một loạt hang động ở Lương Gia Hà, nơi ông Tập trải qua bảy năm trong Cách mạng Văn hóa. Ông là một trong số hàng triệu thanh niên thành phố “được cử xuống” làm việc ở các vùng nông thôn vào những năm 1960, để chính thức “học hỏi từ nông dân” nhưng cũng là để giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và dẹp yên bạo lực của các nhóm sinh viên cấp tiến.
“Đây là nơi chủ tịch đã ăn bánh ngũ cốc thô với nông dân”, một hướng dẫn viên cho biết, trong khi một nhóm giáo viên từ Quảng Châu đang chăm chú nhìn vào bên trong các hang động. Ở đó có những tờ báo được cắt ra với tiêu đề về Mao và một bức ảnh thời thiếu niên của ông Tập – hơi mỉm cười nhìn về phía xa – treo phía trên những tấm chăn cuộn lại và một tấm thảm rơm trên một nền bùn cao. Một túi bột chống bọ chét được trưng bày nổi bật trên gờ cửa sổ, minh chứng cho sự chịu đựng bọ chét mà ông Tập đã trải qua từ thời thanh niên.Hang động ở một ngôi làng hẻo lánh của Trung Quốc, nơi ông Tập Cận Bình từng sống trong cuộc Cách mạng Văn hóa, luôn đón nhận một lượng lớn những du khách đến để tỏ lòng tôn kính, vào bốn năm sau khi ông lên nắm quyền
Một bảo tàng nhỏ trưng bày các vật phẩm kể về \”câu chuyện thời niên thiếu\” của ông Tập với sự nhân từ của ĐCSTQ, giải thích rằng ông Tập đọc truyện và đào giếng cho dân làng khi còn là một thiếu niên, sau đó còn có cả biểu đồ được lập ra về mức tăng thu nhập bình quân của làng này – từ 25 USD/ năm vào năm 1984 lên mức 3.218 USD/năm vào năm 2019.
Khi ông Tập nói về tuổi trưởng thành của mình, ông đề cập đến làm Lương Gia Hà: “Bắc Thiểm Tây đã cho tôi một niềm tin. Bạn có thể nói rằng nó đã đặt ra con đường cho phần còn lại của cuộc đời tôi”, ông Tập nói trong một cuộc phỏng vấn năm 2004 với People\’s Daily.
Trong “truyền thuyết về chủ tịch Tập”, có kể rằng bảy năm cuối cùng ở làng này, ông Tập đã trải qua lao động khổ sai và phát triển sở thích ăn rau muối của nông dân. Đó là một \”câu chuyện dân gian\” gợi nhớ đến những tuyên bố của Mao về việc giải phóng cho tầng lớp dưới bị áp bức.
“Bạn thấy điều này nhấn mạnh rất lớn vào trật tự và kỷ luật. Đó dường như là một phản ứng rất mạnh mẽ chống lại sự thái quá của Cách mạng Văn hóa và cách tiếp cận hỗn loạn của Mao”, Ryan Mitchell, giáo sư luật tại Đại học Trung Quốc Hong Kong cho biết.
Ông nói, dưới thời Mao, hệ thống luật pháp đã bị “tàn lụi”. Thay vào đó, ông Tập đang cố gắng thể chế hóa mọi thứ, bao gồm cả quyền lực của chính mình.
Hạt giống của quyết tâm và phong cách cầm quyền của ông Tập liên quan đến quá trình trưởng thành của ông. Khi Cách mạng Văn hóa bắt đầu vào năm 1966, cha của ông, Tập Trọng Huân, một nhà cách mạng \”lão làng\” bị thất sủng.
Bi kịch của người cha ‘trung thành’
Ông Tập Trọng Huân đã sống qua “thời kỳ địa ngục” của chủ nghĩa bè phái trong nội bộ ĐCSTQ. Ông đã bị thanh trừng nhiều lần – bị tước bỏ quyền lực, bị tống giam, thậm chí bị đe dọa chôn sống – vì sự liên kết của ông với các cá nhân và “băng nhóm” bị coi là không trung thành. Một số cố vấn và cộng sự của ông đã tự sát. Tuy nhiên, ông vẫn cống hiến, thậm chí tự hào về sự đau khổ của mình dưới bàn tay của ĐCSTQ.
Joseph Torigian, giáo sư lịch sử và chính trị tại Đại học American, người đang viết tiểu sử về Tập Cận Bình, cho biết: “Thật khó để nghĩ về một người nào đó lại đặt lợi ích của ĐCSTQ lên trên lợi ích của mình một cách cuồng tín hơn thế. Rất nhiều người trong thế hệ đó tự hào về việc họ có thể chịu đựng bao nhiêu mà không mất niềm tin vào ĐCSTQ. Họ thường viết về nó như một quá trình rèn giũa”.Tổng bí thư Đảng Cộng sản Pháp Georges Marchais nói chuyện với đảng viên ĐCSTQ Tập Trọng Huân (thứ hai từ trái qua), và các thành viên của phái đoàn ĐCSTQ vào ngày 2 tháng 12 năm 1983 (Ảnh: PHILIPPE WOJAZER / AFP qua Getty Images)
Ở quê nhà, ông Tập Trọng Huân – người từ phó thủ tướng chuyển sang làm việc tại một nhà máy kéo khi bị thanh trừng – là một người “kỷ luật tàn bạo\”, người đã phải vật lộn với chứng trầm cảm (theo hồi ký chưa xuất bản và các cuộc phỏng vấn với bạn bè của gia đình). Khi còn nhỏ, ông Tập Cận Bình có thể đã thấy cha mình thỉnh thoảng khóc, la hét, đánh người và mắng nhiếc vợ mình.
Sự sỉ nhục và ngược đãi của gia đình đã khiến một trong những người chị em của ông Tập phải tự sát. Ông Tập Cận Bình đã nhiều lần bị giam giữ vì địa vị của cha mình và bị buộc phải tố cáo cha ông trước công chúng. Ông nói trong một cuộc phỏng vấn năm 1992 với Washington Post: “Ngay cả khi bạn không hiểu, bạn buộc phải hiểu. Nó khiến bạn trưởng thành sớm hơn\”, ông nói với sự cay đắng.
Đồng thời, các đồng nghiệp của ông Tập, những người \”con nhà nòi\” khác của các nhà lãnh đạo cấp cao của ĐCSTQ mà cha mẹ của họ chưa bị thanh trừng, đang hung hãn với tư cách là Hồng vệ binh, được trao quyền tra tấn và thường giết giáo viên, trí thức và các nhân vật có quyền lực khác. Họ tin rằng họ đang mang lại điều phi thường. Ông Tập không được phép tham gia cùng họ, ngay cả khi ông coi mình là một đảng viên chân chính của ĐCSTQ.
Một số học giả cho rằng sự tủi nhục của thời kỳ đó đã thúc đẩy ông Tập cố gắng chứng tỏ mình xứng đáng để làm lãnh đạo.
Yinghong Cheng, giáo sư lịch sử tại Đại học bang Delaware, cho biết: “Ông ấy tự coi mình là người kế vị hợp pháp của triều đại đỏ ĐCSTQ”.
Cheng cho biết, nhiều vị \”con nhà nòi\” thuộc thế hệ của ông Tập xem quyền lực nhà nước là “cơ nghiệp gia truyền”. “Họ được quyền có nó, phải nắm chắc nó, và mất nó có nghĩa là mất tất cả”, ông Cheng nói.
‘Nhổ ra sữa sói’
Hầu hết thế hệ của ông Tập đều là những người theo chủ nghĩa lý tưởng khi họ còn trẻ, một nhà sử học nổi tiếng của Trung Quốc (yêu cầu ẩn danh) – người đã trải qua nhiều năm là \”thanh niên thất vọng\” – đã nêu ra quan điểm của ông về hệ tư tưởng ĐCSTQ: “Mọi thứ tôi đã xây dựng… tất cả đều sai. Tôi cần phải điều chỉnh từ gốc rễ, để nhổ ra sữa sói mà tất cả chúng tôi đã uống”.
Đối với ông và nhiều trí thức theo chủ nghĩa tự do, việc trở lại trường đại học năm 1977, sau khi Mao chết và Cách mạng Văn hóa kết thúc, đã gây ra một cuộc đánh giá lại một cách đau đớn.
“Từng chút một, bạn xây dựng lại thế giới quan của mình. Phải mất nhiều thập kỷ để mọi thứ trở nên rõ ràng. Chúng ta đã sai ở đâu? Trung Quốc là gì? Chúng ta là ai?”, nhà sử học nói.
Ông cho biết ông Tập đã không trải qua quá trình đó. Ông rời làng Lương Gia Hà để đến Đại học Thanh Hoa năm 1975 với tư cách là một sinh viên “công – nông – binh”. Những người trẻ có xuất thân từ tầng lớp “đỏ” được các đội công tác của họ đề cử trở lại trường học trong Cách mạng Văn hóa.
“Được chọn vì thành tích tốt trong hệ thống của Mao, nhiều sinh viên như vậy đã ‘củng cố bản sắc đỏ của chính họ’ hơn là giải mã nó”, nhà sử học nói.
Sau khi cha ông Tập được phục hồi chức vụ năm 1978, Tập Cận Bình làm cán bộ đảng ở một số tỉnh ven biển. Chính ở đó, ông đã tận mắt chứng kiến cách thức cải cách thị trường mang lại sự giàu có và nâng cao mức sống – nhưng cũng là sự bùng nổ của tham nhũng. Ông có được một số kinh nghiệm về vấn đề này.
Năm 2012, ngay sau khi lên nắm quyền, ông Tập đã thực hiện một “chuyến công du phía Nam” tới Thâm Quyến, theo bước chân của Đặng Tiểu Bình – người đã giám sát quá trình mở cửa kinh tế của Trung Quốc trong những năm 1970 và 1980.
Nhưng tầm nhìn của ông Tập về cải cách thì khác. Theo quan điểm của ông, ĐCSTQ đang gặp khủng hoảng: Bất bình đẳng và tham nhũng tràn lan và mọi người đã từ bỏ lý tưởng của mình.