Đập thủy điện làm thay đổi thế giới ra sao

Đập thủy điện làm thay đổi thế giới ra sao

  • Richard Fisher và Javier Hirschfeld
  • BBC Future

51 phút trước

\"Getty

Trong những thứ mà con người xây nên từ xi măng gạch đá, không có mấy công trình tác động mạnh mẽ lên bề mặt Trái Đất nhiều như các đập thủy điện.

Là một phần trong loạt bài về tác động của con người đối với hành tinh, BBC nhìn vào dấu ấn mà các đập chắn nước khổng lồ để lại cho thế hệ con cháu chúng ta sau này.

Với việc chặn dòng chảy của sông, chúng ta thách thức sức mạnh của lực hấp dẫn vốn khiến cho dòng nước chảy từ đỉnh núi xuống hạ nguồn, và gây ảnh hưởng tới địa hình địa chất.

Một con đập không chỉ nhấn chìm cả một thung lũng để tạo nên hồ chứa nước mà nó còn làm thay đổi bản chất dòng chảy, làm ứ đọng trầm tích và phù sa tại cổng chặn nhân tạo, và làm thay đổi sức nước chảy xuống hạ nguồn.

Những bức tường khổng lồ, to lớn tới mức chóng mặt, được thiết kế thành những hình dạng gây ấn tượng mạnh mẽ, và có phần nền móng chôn sâu xuống lòng đất cũng để lại những tác động đặc biệt to lớn tới cấu trúc địa chất.

Một số khối bê tông khổng lồ do con người xây dựng nên này sẽ tồn tại tới hàng ngàn năm.

Các đập thủy điện cũng làm thay đổi ghê gớm đời sống của người dân sống quanh nó và nhiều thế hệ kế tiếp.

Khi chính phủ của một quốc gia vốn đóng tại thủ đô xa xôi quyết định khai thác một dòng sông, thì hệ quả sẽ là việc hủy hoại nhà cửa, đồng ruộng và đời sống của người dân địa phương bên dòng sông đó.

Chẳng hạn như trong lúc thế giới đang tập trung đối phó đại dịch Covid-19 hồi đầu năm nay thì toàn bộ một thị trấn cổ ở Thổ Nhĩ Kỳ đã bị mất đi dưới dòng nước của hồ chứa đang được làm đầy.

Rất nhiều năm sau này, khi thế hệ chúng ta đã ra đi, các nhà địa chất học, khảo cổ học trong tương lai sẽ nghiên cứu những khu định cư bị chìm trong nước đó, và họ sẽ đặt câu hỏi vì sao chúng ta lại để những nơi đó chìm xuống dưới mặt nước chỉ vì những nhu cầu chính trị và năng lượng ngắn hạn.

Tác động của việc xây dựng cũng được cảm nhận ở những nơi nằm rất xa con đập.

Việc chặn những dòng sông vốn chảy quanh co trên các châu lục, chẳng hạn như sông Nile ở Châu Phi, sẽ khiến các quốc gia hạ nguồn bị hạn chế tiếp cận vào nguồn nước quý giá, và đi kèm theo sẽ là bị hạn chế quyền lực, làm thay đổi vĩnh viễn quỹ đạo phát triển của các quốc gia đó.

Mời quý vị xem những hình ảnh dưới đây để hiểu thêm về vô vàn các cách thức mà các con đập đang viết nên những câu chuyện độc đáo vào lịch sử địa chiến lược và ngành khảo cổ thế giới.

\"Getty

Trong năm nay, thị trấn cổ Hasankeyf của Thổ Nhĩ Kỳ đã biến mất trong làn nước mà con đập được xây dựng để làm nhà máy thủy điện 1200MW tạo nên.

\"Getty

Từng là một điểm dừng chân trên Con đường Tơ lụa, Hasankeyf đã bị bỏ hoang và cư dân bị chuyển đi nơi khác do nước sông Tigris dâng cao.

\"Getty

Mực nước dâng lên từ từ, nhưng đến tháng 2/2020 nó đã gần nuốt hết các tòa nhà cả cũ lẫn mới của Hasankeyf.

\"Getty

Hai bên bờ sông trở thành bờ hồ, và rồi nước dâng lên chiếm toàn bộ khu định cư cổ.

\"Getty

Tại Hasankeyf, con đường này dẫn tới nơi vô định.

\"Getty

Hồi tháng 8, bé gái này bơi trong làn nước đang dâng lên. Hồ chứa khi đầy sẽ \’nuốt\’ hết diện tích đất trên 300 cây số vuông.

\"Getty

Cư dân của thị trấn nay chuyển tới tái định cư tại \”Tân Hasankeyf\” do chính phủ xây dựng.

\"Getty

Tại các nơi khác, những con đập khổng lồ đứng sừng sững như khối đá trường tồn. Bạn nghĩ gì nếu như như con cháu chúng ta sau này sẽ biến đập thủy điện Cleveland của Canada làm nơi chơi trò cầu trượt nước khổng lồ?

\"Getty

Hay vòng tròn kỳ vĩ trông như do người ngoài hành tinh tạo thành này, miệng thoát nước của đập Ladybower tại Công viên Quốc gia Peak District của Anh.

\"Getty

Một đập nước hình tam giác đã tồn tại được một thế kỷ, phục vụ hồ chứa Cửu Long của Hong Kong…

\"Getty

… có cấu trúc tương tự như đập Aberystwyth ở xứ Wales của nước Anh. Những cấu trúc khổng lồ này được xây dựng ăn sâu vào trong lòng đất.

\"Getty

Các hồ chứa có thể trở nên vô cùng rộng lớn, làm thay đổi hoàn toàn cấu trúc địa chất trong tương lai của khu vực, giống như những hồ nước này, được xây để phục vụ đập Dukan ở Iraq.

\"Getty

Hình ảnh nhìn từ trên không xuống ống thoát nước khổng lồ, tạo cảm xúc mạnh mẽ cho những ai được chứng kiến quy mô khủng khiếp của nó.

\"Getty

Nhìn từ độ cao cao hơn mới thấy hết quy mô của nó, cửa ống thoát nước nằm trong hồ chứa Qaraoun, là hồ được tạo thành từ việc xây đập nước ở thung lũng Bekaa của Lebanon.

\"Getty

Ngay cả những đập thủy điện đã không còn hoạt động nữa cũng có thể có tác dụng, như đập này ở gần Manila của Philippines, nay trở thành nơi cung cấp nước trong những ngày nóng bức.

\"Getty

Nhưng các hồ chứa cũng có thể trở nên khô cạn, như hồ này của đập El Yeso tại Chile hồi đầu năm nay.

Thời tiết khô tại Tây Ban Nha khiến nước hồ cạn đi, làm lộ ra Dolmen of Guadalperal, một di tích cổ có khoảng 4-5 nghìn năm tuổi vốn bị đập nước Valdecanas nhấn chìm.

\"Getty

Nhưng thiên nhiên không thể bị chặn lại vĩnh viễn, như điều đã xảy ra tại đập Bandi Sultan của Afghanistan, nơi đã bị nứt vỡ.

\"Getty

Các đập thủy điện có thể tồn tại qua nhiều thế hệ nhưng không thể chống chọi vĩnh viễn được các dòng sông. Những dòng nước giận dữ đang tung bọt trắng xóa tại một nhà máy thủy điện ở Đạt Châu, Trung Quốc.

Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Future.

Bài Liên Quan

Leave a Comment