ua Thái Lan khen ngợi người ủng hộ chế độ quân chủ

Vua Thái Lan khen ngợi người ủng hộ chế độ quân chủ

25 tháng 10 2020

\"King
Chụp lại hình ảnh,Vua Maha Vajiralongkorn chào người ủng hộ ở Bangkok

Trong một cử chỉ hiếm hoi, nhà vua Thái Lan qua khúc video được thấy khen ngợi một người ủng hộ chế độ quân chủ trong một cuộc biểu tình chống chính phủ.

VuaMaha Vajiralongkorn cảm ơn người đàn ông đã giơ bức chân dung người cha quá cố của mình.

Các phóng viên cho biết cử chỉ này có thể là sự tán thành của hoàng gia đối với những người sẵn sàng đứng ra ủng hộ chế độ quân chủ.

Chế độ quân chủ trước đây đã không bình luận về các cuộc biểu tình đã bắt đầu đặt ra câu hỏi về vai trò của nó.

Nhà vua nói gì?

Nhà vua Vajiralongkorn sống ở Đức nhiều hơn ở Thái Lan và khi ở Bangkok, ông thường chủ trì các dịp lễ trang trọng mà ít có cơ hội giao lưu với thường dân, phóng viên BBC Jonathan Head đưa tin từ Bangkok.

Nhưng ông đã phá bỏ phong tục đó tối thứ Sáu, khi bước ra từ một buổi lễ tại đền thờ với Nữ hoàng Suthida, ông đã dành thời gian với một đám đông những người ủng hộ và nói chuyện với một vài người trong số họ.

\"1px

\”Rất dũng cảm, rất dũng cảm, rất tốt, cảm ơn\”, nhà vua nói với người đàn ông này trong một video được lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội.

Phóng viên của BBC nói chế độ quân chủ chính thức được coi là đứng ngoài các tranh chấp chính trị, và cung điện cho đến nay không nói gì về các cuộc biểu tình.

Đã có những phản ứng gì?

Tương tác ngắn ngủi trên đã thu hút được phản ứng lớn ở Thái Lan.

Những người bảo hoàng bao gồm Warong Dechgitvigrom, lãnh đạo của nhóm Thai Pakdee (Người Thái Trung thành), nói đó là một khoảnh khắc cảm động minh chứng cho sự quan tâm của nhà vua với người dân.

Nhưng những người biểu tình nói bình luận của nhà vua đã làm rõ ràng sự phản đối của ông với họ. Hashtag # 23OctEyesOpened hiện đã được tweet hơn nửa triệu lần.

Tại sao mọi người biểu tình ở Thái Lan?

Phong trào do sinh viên lãnh đạo đang yêu cầu sự từ chức của Prayuth Chan-ocha, một cựu tướng lĩnh từng nắm quyền trong cuộc đảo chính năm 2014 và năm ngoái đã trở thành thủ tướng sau một cuộc bỏ phiếu gây tranh cãi.

Người biểu tình muốn một cuộc bầu cử mới, sửa đổi hiến pháp và chấm dứt sự đàn áp những người chỉ trích nhà nước.

Họ cũng đang đặt câu hỏi về quyền lực của chế độ quân chủ, điều đã dẫn đến cuộc thảo luận công khai chưa từng có về một thể chế được luật pháp che chắn trước những lời chỉ trích.

Luật Khi quân của Thái Lan, cấm xúc phạm chế độ quân chủ, là một trong những luật nghiêm khắc nhất trên thế giới.

Các cuộc biểu tình chủ yếu diễn ra trong hòa bình trong ba tháng, nhưng những người theo chủ nghĩa bảo hoàng giờ đây có thể cảm thấy được khuyến khích ra mặt, và đối đầu với phong trào cải cách do sinh viên lãnh đạo sau những bình luận của nhà vua, làm tăng nguy cơ đụng độ giữa hai bên, phóng viên của BBC nhận định.

Bài Liên Quan

Leave a Comment