Tàu hải cảnh và dân quân biển Trung Quốc “lảng vảng” trong vùng biển Việt Nam nhiều tháng qua

Tàu hải cảnh và dân quân biển Trung Quốc “lảng vảng” trong vùng biển Việt Nam nhiều tháng qua

\"HìnhHình minh hoạ. Tàu hải cảnh của Trung Quốc được theo dõi từ tàu cảnh sát biển Việt Nam cách bờ biển Việt Nam khoảng 210 hải lý hôm 14/5/2014 Reuters

Tàu hải cảnh và dân quân biển của Trung Quốc đã liên tục xuất hiện trong vùng biển của Việt Nam tại Bãi Tư Chính và Union Banks ở Biển Đông nhiều tháng qua, theo dữ liệu từ phần mềm theo dõi tàu biển từ vệ tinh mà Đài Á Châu Tự Do có được.

Bãi Tư Chính

Tại Bãi Tư Chính thuộc khu vực quần đảo Trường Sa, hải cảnh Trung Quốc đã duy trì sự hiện diện liên tục suốt từ tháng 7 đến nay với tổng số ngày các tàu được ghi nhận có mặt ở khu vực này là 113 ngày, trừ một vài ngày gián đoạn.

Bãi Tư Chính là một thực thể nửa chìm nửa nổi nằm hoàn toàn trong vùng thềm lục địa và đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam. Đây cũng là nơi Việt Nam có các tiền đồn và lô dầu khí được ký hợp đồng với các công ty nước ngoài để tìm kiếm và khai thác.

Trung Quốc khẳng định Bãi Tư Chính hoàn toàn nằm trong vùng đường đứt khúc 9 đoạn mà nước này tự vẽ ra trên biển dù Toà Trọng tài Quốc tế đã bác bỏ tính hợp lệ của đường này trong một phán quyết vào năm 2016.

Theo các dữ liệu theo dõi tàu biển mà RFA có được, tàu hải cảnh Trung Quốc CCG 5402 đã có mặt ở Bãi Tư Chính vào ngày 4/7, đi cách giàn khoan dầu khí của Việt Nam khoảng 30 hải lý và ở đây cho đến ngày 18/8. Một ngày trước đó, một tàu hải cảnh khác có ký hiệu CCG 5240 đã đến khu vực này để thay thế tàu CCG 5402 và ở lại đây từ đó đến nay, trừ khi tàu phải di chuyển tạm thời đến Đá Chữ Thập để tiếp liệu.

Chính phủ Việt Nam hiện chưa lên tiếng công khai về sự hiện diện của các tàu Trung Quốc ở Bãi Tư Chính.

Hồi giữa năm ngoái, Trung Quốc cũng điều các tàu hải cảnh đến Bãi Tư Chính trong nhiều tháng, quấy nhiễu hoạt động thăm dò dầu khí ở lô 06.1 trong liên doanh giữa Việt Nam, Nga và Ấn Độ.

Sự hiện diện của tàu 5204 lần này đã khiến Việt Nam phải điều tàu cảnh sát biển và kiểm ngư đến theo dõi.

Tàu kiểm ngư 273 đã được điều ra Bãi Tư Chính hôm 13/10, theo dữ liệu từ phần mềm theo dõi tàu biển. Tàu này đã đi rất gần tàu 5204, chỉ cách khoảng 1 hải lý. Điều này cho thấy hai tàu đã đi gần như cạnh nhau trong các ngày 13 và 14 tháng 10. Điều này cũng khiến tàu kiểm ngư của Việt Nam chỉ đi cách quần đảo Natuna của Indonesia khoảng 200 hải lý.

Phía Indonesia vào ngày 7/10 đã điều tàu KN Tanjung Datu đến cách Bãi Tư Chính khoảng 35 hải lý. Nhưng tàu này không đi theo tàu hải cảnh mà hộ tống một tàu sửa chữa cáp biển đang hoạt động ở ngoài khơi Natuna từ ngày 13/10.

Bãi Union Banks

Bãi Union Banks là một bãi đá thuộc Trường Sa nơi cả Trung Quốc và Việt Nam đều có những tiền đồn chỉ cách nhau chưa tới 2 hải lý.

Các tàu dân quân biển của Trung Quốc đã xuất hiện liên tục tại khu vực bãi này từ tháng Ba, với khoảng từ 4 đến 12 tàu lảng vảng trong suốt 6 tháng qua.

Bên cạnh đó, còn có hàng chục tàu cá khác xuất hiện trong khu vực Union Banks. Có khoảng hơn 100 tàu cá và các tàu không xác định khác được phát hiện ở Union Banks trong ngày 26/9. Đây là số lượng tàu khá thường xuyên ở đây theo dữ liệu vệ tinh mà RFA có được từ tháng Tư tới nay.

\"Hình

Hình minh hoạ. Hình chụp vệ tinh Union Banks hôm 26/9/2020, tiền đồn của Việt Nam ở Sinh Tồn Đông nằm ở góc dưới bên phải Planet Labs Inc.

\"\"/

Các hình ảnh vệ tinh cho thấy các tàu dân quân biển của Trung Quốc đi cùng với hạm đội tàu cá lớn thường không phát tín hiệu định vị vệ tinh (AIS). Phần lớn các tàu này thường là tàu dân sự, một số tàu được phát hiện đã đi từ vùng nước của Việt Nam, Philippines và Trung Quốc.

Việt Nam đã duy trì sự hiện diện thường xuyên tại các tiền đồn của mình ở Union Banks.

Tàu cảnh sát biển CSB – 901 được thấy đi tuần ở Đảo Sinh Tồn Đông từ ngày 16/9. Trước đó các tàu của Việt Nam cũng xuất hiện định kỳ ở Sinh Tồn Đông trong 6 tháng qua. Dữ liệu theo dõi tàu biển cho thấy tàu CSB – 9001 đã ở lại Sinh Tồn Đông đến ngày 17/10, và vào ngày 21/10 tàu Hon Dau 11884 đậu ở cảng của Đảo Sinh Tồn, một tiền đồn của Việt Nam ở Union Banks. Hon Dau thường xuyên đi lại giữa các tiền đồn của Việt Nam ở Biển Đông nhưng hiện RFA vẫn chưa xác định được tàu này thuộc lực lượng nào.

Bài Liên Quan

Leave a Comment