Mỹ đồng ý bán tiêm kích F-22 Raptor cho Israel: Lợi cả đôi đường
Theo tờ Asharq al-Awsat, thông báo về thương vụ mua bán tiêm kích hạng nặng đã được Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper đưa ra trong cuộc hội đàm với phái đoàn cấp cao của Israel. Ngoài ra, Washington cũng có chủ trương bán các loại vũ khí dẫn đường chính xác cho Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF).Thông tin về việc Mỹ đồng ý bán F-22 cho Israel xuất hiện trùng với thời điểm Quốc hội Mỹ thông qua thương vụ bán 50 máy bay chiến đấu tàng hình F-35 cho Các tiểu Vương quốc Arab Thống nhất (UAE) với giá trị ước tình lên tới 10,4 tỷ USD sau khi Abu Dhabi bình thường hóa quan hệ với Israel.Hôm 27/10, tờ Haaretz của Israel đưa tin quân đội nước này đã tìm cách mua máy bay chiến đấu tàng hình F-22 Raptor nhằm duy trì lợi thế chất lượng quân sự trong khu vực.Trước đó, Mỹ được cho là đã bác bỏ đề nghị mua F-22 Raptor từ phía Israel, bất chấp sự quan tâm của nước này.Năm 2011, Mỹ đã ngừng sản xuất F-22 Raptor và cấm bán loại máy bay chiến đấu tối tân này cho nước ngoài.F-22 mang biệt danh Raptor nghĩa là “Chim ăn thịt”, nó có chuyến bay đầu tiên vào năm 1997, chính thức đi vào biên chế năm 2005, và lần thực chiến đầu tiên là nhiệm vụ phá hủy bộ chỉ huy của quân khủng bố IS vào năm 2016.F-22 Raptor sở hữu những công nghệ đỉnh cao trong lĩnh vực quân sự như: có khả năng tàng hình, có thể bay hành trình với vận tốc siêu âm mà không cần đốt tăng lực động cơ lần 2.F-22 Raptor cũng được trang bị một radar mảng pha chủ động tiên tiến thế hệ mới mạnh nhất thế giới hiện nay.Theo các chuyên gia quân sự, sức mạnh và hiệu năng chiến đấu của một chiếc Raptor có thể cao hơn 4 đến 5 lần máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4, nghĩa là một chiếc F-22 Raptor có thể đối đầu và giành thắng lợi trong không chiến với 4 chiếc tiêm kích thế hệ thứ 4 (MiG-29, Su-27, Su-30, Su-35…) một lúc.Tuy mang trong mình đỉnh cao công nghệ và không ít đồng minh thân cận của Mỹ như Nhật Bản, Israel mong muốn sở hữu, nhưng Washington đều lắc đầu không bán.Việc xuất khẩu F-22 bị ngăn cản bởi cái gọi là “Đạo luật Obey”. Nghị sĩ Mỹ David Obey lo ngại rằng, một số công nghệ nhạy cảm và bí mật được sử dụng để phát triển F-22, trong đó phải kể đến các tính năng tàng hình độc đáo, có thể bị đối thủ của Mỹ phát hiện và sao chép nếu Washington xuất khẩu tiêm kích này.Ông David Obey đã bổ sung một sửa đổi cho Đạo luật cấp ngân sách cho quốc phòng năm 1988. Sửa đổi của ông chỉ là một câu duy nhất: “Không có khoản tiền nào trong đạo luật này có thể được sử dụng để phê duyệt hoặc cấp phép cho việc bán máy bay chiến đấu F-22 cho bất cứ chính phủ nước ngoài nào”.Điều này đã quyết định tương lai của F-22, biến nó thành dòng máy bay chỉ được sử dụng trong quân đội Mỹ.Theo Kiến thức