Chính sách đối với sinh viên- học sinh thiểu số vẫn còn xa vời

Chính sách đối với sinh viên- học sinh thiểu số vẫn còn xa vời

\"HìnhHình minh hoạ. Hình chụp hôm 29/10/2018: một cô gái người Hmomg đang dệt vải ở Quản Bạ. AFPChính sách đối với sinh viên- học sinh thiểu số vẫn còn xa vời00:00/07:25 

Chính sách thu hút nhân tài đối với học sinh, sinh viên vùng dân tộc thiểu số, được Quốc Hội giao cho Bộ Giáo Dục Đào Tạo cách đây 4 năm, đến bao giờ mới được thực hiện, là câu hỏi của Đại biểu Quốc hội đoàn Bắc Kạn, bà Triệu Thị Thu Phương, tại phiên chất vấn hôm 9/11 vừa qua.

Trả lời câu hỏi, Bộ trưởng Giáo Dục & Đào Tạo Phùng Xuân Nhạ cho hay đã rà soát, nghiên cứu để tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Quốc hội một nhóm chính sách, trong đó có 4 nội dung cụ thể.

Thứ nhất là tham mưu cho Chính phủ trình Quốc hội ban hành Luật Giáo Dục năm 2019, trong đó có Điều 87 về cử tuyển. Sau đó, tiếp tục tham mưu cho Chính phủ trình ban hành Nghị định cử tuyển thay Nghị định 134.

Thứ hai, tham mưu Chính phủ ban hành Nghị định 84, trong đó có  học bổng cho học sinh, sinh viên học lực khá đến giỏi .

Thứ ba, Bộ tham mưu với Chính phủ ban hành Nghị định 110, qua đó học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số tham gia các kỳ thi quốc gia, quốc tế mà nếu thắng thì mức thưởng gấp rưỡi, gấp đôi quy định chung.

Ông Phùng Xuân Nhạ nói là Bộ Giáo Dục- Đào Tạo còn phối hợp với Ủy Ban Dân Tộc rà soát tất cả các chính sách liên quan đến lĩnh vực này để xây dựng tiểu dự án số 2 thuộc Dự án số 5 trong Chương trình Mục tiêu Quốc gia về phát triển kinh tế – xã hội cho đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.

Nghe thì hay quá mà đâu có tới được con em dân tộc mình, là lời bà Ybet, dân tộc H’lang ở Kontum:

Tại vì làm trong ban ngành Nhà Nước là người Kinh hết, không có người đồng bào nữa, trước thì có mà bây giờ thì không. Người địa phương có tài giỏi đến đâu sau khi tốt nghiệp xong chỉ có thể về nhà làm nông thôi, cái bằng cấp không giúp gì cho họ hết. Có  giỏi đến đâu mà không có tiền cũng không có được công việc. Ngay cả việc giáo viên thôi, hoặc là bác sĩ cũng không được luôn, tiền là trước”.

“Ở Kontum thì rất nhiều người dân tộc, H’lang, Sedan, Jarai, B’nar… Nếu mình học Cấp 3 thì họ có trường Nội Trú Dân Tộc nhưng mà người dân tộc ít khi được học bên đó. Tại vì người ta nói mình không đủ điều kiện này nọ ấy, nên là phải xin vô học trường của người Kinh mà mình phải nộp phí rất là cao”.

Làm trong ban ngành Nhà Nước là người Kinh hết, không có người đồng bào nữa, trước thì có mà bây giờ thì không. Người địa phương có tài giỏi đến đâu sau khi tốt nghiệp xong chỉ có thể về nhà làm nông thôi, cái bằng cấp không giúp gì cho họ hết. Có  giỏi đến đâu mà không có tiền cũng không có được công việc. – Bà Ybet

Ông A Nình, người dân tộc ở Tây Nguyên nói:

Bà đại biểu rất là đúng, họ chỉ nói thôi chứ mà thực tế thì chưa thấy gì. Rất nhiều người tại xã R’Kơi của tôi, như vừa rồi cháu tôi xin học Anh văn  nhưng mà phía chính quyền không cho, nói là học Anh văn  không có tương lai. Cháu đi học ở Đà Nẵng thì họ ngăn trở, cuối cùng thì cháu không được học cái mình lựa chọn là Anh văn, không được vào học trong trường Nhà Nước”.

Từ vùng sâu vùng xa Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa, phần lớn người thiểu số Mường (H’mông) và Thái, thầy giáo Phạm Đăng Dung cho biết học trò người dân tộc của ông có những em lên tới đại học nhưng phải tự túc trong điều kiện vô cùng khó khăn. Đây không phải là những học sinh trong diện cử tuyển của địa phương, thầy Phạm Đăng Dung giải thích:

Đã từng có chính sách cử tuyển,  cử đi học để về phục vụ cho những công tác của địa phương mà đến thời điểm hiện tại thì cái cử tuyển đó không còn nữa”.

“Chính sách thì cơ quan và Ủy Ban Nhân Dân huyện nắm và triển khai cho địa phương, còn thực tế thì trường ở đây chỉ được chính sách hỗ trợ là không phải đóng học phí đối với Mầm Non, hỗ trợ ăn trưa, hỗ trợ chi phí học tập đối với học sinh hộ nghèo, học sinh bán trú”.

“Thế còn chính sách liên quan đến vùng miền, chính sách thu hút người dân tộc thì bà con ở đây cũng mong muốn được đi các trường Cao Đẳng  hay Đại Học chuyên ngành. Nguyện vọng của đồng bào là con em ở đây cũng được ưu tiên hoặc là theo chế độ cử tuyển ngày trước, nghĩa là được học các ngành như Y, Dược để về phục vụ tại bệnh viện của huyện nhà. Hầu hết năng lực của học sinh ở trên vùng miền mà để vào được những trường đó thì rất hiếm”.

Những bất cập liên quan đến quyền lợi của học sinh người dân tộc thiểu số, dẫn đến câu hỏi của Đại biểu Quốc hội Trịnh Thị Thu Phương là bao giờ chính sách thu hút nhân tài học sinh sinh viên thiểu số được ban hành.

Đây là câu chất vấn  quan trọng, bởi vì được nâng cao trình độ thì người dân tộc thiểu số có thể vượt trội, có thể phục vụ và đóng góp vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, là nhận định của giáo sư Hoàng Văn Phụ, nguyên phó chủ nhiệm khoa Quốc Tế, Đại Học Thái Nguyên.

Ở Đại Học Thái Nguyên thì tỷ lệ sinh viên người dân tộc khá cao, nhiều em thành đạt thí dụ như Bộ trưởng Đỗ Chiến người dân tộc Sán Dìu ở Tuyên Quang, Chủ nhiệm Ủy Ban Dân Tộc Miền Núi, hay bà Nông Thị Lương, dân tộc Tày ở Cao Bằng, Ủy viên Thường vụ Quốc hội Việt Nam”.

“Thái  Nguyên có người dân tộc Tày, Nùng, H’mông. Những người như thế được hỗ trợ học phí, học bổng, đấy là chính sách ưu tiên. Tôi nghĩ chính sách chung cho toàn quốc đã có nhưng muốn ưu tiên hơn nữa cho người dân tộc vùng sâu vùng xa, cần chính sách mạnh hơn nữa để giúp cho họ. Tôi nghĩ ý kiến của đại biểu là như vậy”.

\"Hình

Hình minh hoạ. Người thuộc các nhóm dân tộc thiểu số ở Việt Nam tham gia diễu hành ở Hà Nội nhân Quốc khánh hôm 2/9/2015 Reuters

\"\"/

Đối với nguyên Phó chủ nhiệm Ủy Ban Dân Tộc, Tiến sĩ Phạm Mạnh Hùng, thu hút người tài trong giới sinh viên học sinh vùng dân tộc không chỉ là nhiệm vụ của Bộ Giáo Dục- Đào Tạo mà của cả hệ thống, bỏ sót con em thiểu số vùng sâu vùng xa là cả một vấn đề:

Tôi được biết rất nhiều con em vùng dân tộc thiểu số ở các tỉnh học xong Đại Học, xong Cao Đẳng mà cũng chưa có việc làm. Đồng bào dân tộc các địa phương đã kiến nghị rất nhiều lên trung ương. Mặc dù Nhà Nước hỗ trợ, học hành tốn kém nhưng xong ra lại không có việc. Đây là vấn đề không chỉ một mình Bộ Giáo Dục hay  một mình Ủy Ban Dân Tộc mà liên quan đến cả hệ thống giải quyết việc làm cho các em các cháu người dân tộc thiểu số đấy”.

Con em vùng dân tộc thiểu số thì rất muốn vào các cơ quan trên địa bàn, hoặc làm giáo viên, nhưng những vị trí đó hiện nay đã biên chế đủ rồi. Thế bây giờ vấn đề là phải chuyển dịch những em đó vào những ngành nghề khác, ví dụ doanh nghiệp hoặc dịch vụ, hoặc những ngành thu hút nhiêu lao động ở thành phố”

“Về đào tạo thì Bộ Giáo Dục và Ủy Ban Dân Tộc có đề nghị phải đào tạo theo nhu cầu địa phương, học xong là có thể bố trí công việc, không gây lãng phí và khó khăm cho các gia đình đồng bào dân tộc”.

Tìm kiếm hay cung ứng công việc cho sinh viên thiểu số sau khi học xong là trách nhiệm của địa phương, tiến sĩ Phạm Mạnh Hùng khẳng định, còn đào tạo là công việc của Bộ Giáo Dục.  Ông nói địa phương phải rạch ròi ngân sách thu chi cũng như bảo đảm kết quả cử tuyển đúng người đúng việc.

Bài Liên Quan

Leave a Comment