30 năm Liên Xô tan rã: Gorbachev và cuộc họp Bộ Chính trị tháng 4/1991

30 năm Liên Xô tan rã: Gorbachev và cuộc họp Bộ Chính trị tháng 4/1991

9 giờ trước

\"Gorbachev,

Tháng 4/1991, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Mikhail Gorbachev thông báo với Bộ Chính trị rằng ông từ chức.

Trong hồi ký xuất bản năm 1995, ông kể lại là vào thời điểm đó, ông cảm thấy Đảng Cộng sản trở thành \’cản trở lớn nhất cho cải tổ\’, và muốn rút lui.

Bộ Chính trị của Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô họp kín, ba giờ liền, không có ông Gorbachev.

Họ phê phán ông kịch liệt và đổ lỗi cho nhà lãnh đạo trẻ nhưng ở vị trí cao nhất là đã gây ra các vấn đề ngày càng sâu rộng của Liên bang Xô Viết (cuối năm đó, Liên Xô chính thức giải tán).

Nhưng việc để một tổng bí thư từ chức là điều không ai có thể tưởng tưởng nổi.

Họ mời ông Gorbachev vào, sau cuộc họp và đề nghị ông…rút đơn từ chức.

Gorbachev đã làm đúng như vậy.

\"Yeltsin
Chụp lại hình ảnh,Boris Yeltsin nói chuyện trên xe tăng tháng Tám năm 1991 để dẹp tan vụ đảo chính ông Gorbachov của cơ quan mật vụ KGB

Trong hồi ký, ông giải thích là với nhiều thế hệ người Nga, “Đảng Cộng sản tồn tại như một phần cuộc sống của họ, kể từ năm 1917, “và thật khó cho bất cứ ai, chưa nói là quan chức nhà nước, hình dung ra được cuộc sống bên ngoài quyền lực của Đảng”.

Nhưng nếu được nghĩ lại thì Gorbachev có làm gì khác?

Trong cuộc trả lời phỏng vấn tại Moscow ngày 16/08/2011 với nhà báo Anh Jonathan Steele của The Guardian, ông Gorbachev nói:

“Ngày nay, nghĩ lại, tôi thấy đáng ra tôi cần phải tận dụng cơ hội đó để lập một đảng chính trị mới, và từ chức khỏi Đảng Cộng sản.”

Trên lý thuyết, nếu làm như vậy, ông vẫn còn chức Chủ tịch Liên Xô, quốc gia bắt đầu bị giằng xé bởi các thế lực dân tộc chủ nghĩa, đứng đầu là xu hướng dân tộc Nga của Boris Yeltsin.

Tuy thế, Gorbachev cũng hối tiếc là đã không cải tổ Nga và các nước cộng hòa thuộc Liên Xô sớm hơn.

Perestroika – công cuộc cải tổ từ 1985 của Gorbachev và cộng sự, vốn được gợi ý từ thời Yuri Andropov, chỉ nhắm vào \’chữa bệnh\’ cho Liên Xô, và chủ yếu là Nga, nước lớn nhất trong Liên bang.

Đến năm 1991, tình hình đã vượt ra ngoài tầm kiểm soát của Moscow tại các nước thuộc Liên Xô ở vùng Baltic, nhất là sau khi Gorbachev đồng ý để Ba Lan đi theo con đường riêng, với giải pháp không còn nằm trong quỹ đạo chính trị của Kremlin.

Các thế lực hùng mạnh kéo sập Liên Xô

Ngày nay, các đánh giá của giới nghiên cứu thiên về giả thuyết rằng Liên Xô đằng nào cũng tan rã, ban đầu là vì lý do kinh tế, và sau là vì chủ nghĩa dân tộc tại tất cả các nước trong vùng, bất kể Gorbachev có lên cầm quyền hay là không.

Về kinh tế, như Diana Villiers Negroponte viết trong bài \’Liên Xô có sụp đổ không cần Mikhail Gorbachev?\’ (Would the Soviet Union have collapsed without Mikhail Gorbachev? – Brookings, 10/2019), thì cơ cấu kinh tế Liên Xô đã mất cân bằng nghiêm trọng từ khi Gorbachev tiếp quản quyền lực:

“60% vốn đầu tư bỏ vào khai thác tài nguyên thô, và nhiên liệu, 20% chi cho quân sự, và chỉ còn 20% còn lại bỏ vào sản xuất, và phục vụ người tiêu dùng….Công dân Liên Xô nắm trong tay 400-450 tỷ rubles, nhưng họ không có hàng hóa gì để mua…Bất bình gia tăng. Công nhân mỏ ở vùng Vành Bắc Cực biểu tình trước, đòi xà phòng và khoai tây, rồi đến các ngành nghề khác đình công theo. Đến tháng 12/1989, cả Liên Xô có 158 vụ đấu tranh vì đời sống…”

Ngoài ra là gánh nặng kinh tế hàng chục tỷ USD mỗi năm cho nhu cầu duy trì sự hiện diện quân sự, an ninh của Liên Xô tại Đông Âu và các nước khác.

Tóm lại, Perestroika được Gorbachev cho là liều thuốc chữa các bệnh trầm kha của Liên Xô, nó đã chỉ làm đẩy nhanh quá trình phân hủy của một cơ thể bị cho là từ lâu (long-term decay), theo nhiều đánh giá hiện nay.

Tại Nga tuy vậy vẫn có người “đặt giả thuyết” rằng nếu tháng 8/1991, nhóm đảo chính của Bộ Công an và một số tướng tá, lãnh đạo bảo thủ tại Moscow bắt cả Gorbachev và Yeltsin thì liệu có quay ngược được thế cờ hay là không?

Vì nếu như Gorbachev, trong con mắt họ, đã “phản Đảng” và bị họ tạm giam ở nhà nghỉ bên bờ Hắc Hải, không cho về Moscow, thì Yeltsin lại là một thế lực khác: chủ nghĩa dân tộc Nga.

Jonathan Steele cho rằng một cuộc đảo chính triệt để năm 1991 sẽ không không giải quyết được các vấn đề cơ bản của Liên Xô, vì tình hình đã rất khác với năm 1964.

Năm đó, phe bảo thủ loại Nikita Khrushchev, chặn quá trình giải thể chủ nghĩa Stalin và đưa Liên Xô vào thời kỳ trì trệ của Leonid Brezhnev.

Còn vào các năm 1989, 1990 và 1991, chính trường Liên Xô biến đổi rất nhanh và nhân vật Boris Yeltsin đã nắm lấy thời cơ, tỏ thái độ mạnh mẽ, liên tục đi trước và thách thức Gorbachev.

Không chỉ công khai từ bỏ Đảng Cộng sản Liên Xô và kêu gọi Gorbachev làm tương tự, Boris Yeltsin đã dám thí nghiệm với bầu cử tự do.

Vào tháng 6/1991 ông Yeltsin đã giành 59% phiếu cử tri để lên làm tổng thống Nga.

Việc phe đảo chính bắt sống một tổng thống do hàng triệu người bầu lên là rất khỏ xảy ra.

Và Yeltsin xét ra mới là nhân vật trực tiếp đẩy Liên Xô đến chỗ giải tán.

Việc đầu tiên ông ta làm khi nắm quyền ở Nga, nước vẫn thuộc Liên Xô, là đòi chiếm hữu phần lớn ngân sách Liên Xô cho Nga.

Tháng 8/1991, Yeltsin leo lên xe tăng, đối mặt với phe đảo chính ở Moscow và đánh bại họ…chỉ bằng lời nói.

Bước tiếp theo của Yeltsin là cấm Đảng Cộng sản hoạt động tại quốc gia của ông ta, nước Nga.

Quyết định này thức chất đã xóa sổ Đảng CS Liên Xô sau nhiều thập kỷ cầm quyền \’oai hùng\’.

Các nước cộng hòa khác trong Liên bang đi theo con đường đòi độc lập, và Gorbachev chỉ còn lại với chức vụ không quyền lực: Tổng thống Liên Xô.

Ngày 25/12/1991, Gorbachev từ chức và sáu ngày sau, Liên Xô chính thức giải thể.

Bài Liên Quan

Leave a Comment