Thủ tướng Hungary: ‘George Soros là một trong những kẻ hủ bại nhất thế giới’
Quý Khải | DKN 10 giờ tới 1,663 lượt xem
Thủ tướng Hungary Viktor Orbán đã chỉ trích tỷ phú Mỹ gốc Hungary George Soros là “một trong những người hủ bại nhất trên thế giới” sau khi ông kêu gọi Liên minh Châu Âu buộc Hungary và Ba Lan phải quy phục trước các giá trị “xã hội mở”, theo Breitbart.
“George Soros đang đe dọa Hungary và Ba Lan”, Thủ tướng Orbán nói với đài Kossuth Rádió hôm thứ Sáu (20/11), đề cập đến công tác vận động hành lang công khai của nhà hoạt động cộng đồng 90 tuổi của EU này, nhằm tước đi nguồn quỹ của các quốc gia bảo thủ ở khu vực Trung Âu, bao gồm Hungary và Ba Lan.
“George Soros là một trong những người hủ bại nhất trên thế giới; Ông ấy có rất nhiều chính trị gia trong tay, những người hiện muốn tống tiền Hungary và Ba Lan để tiếp cận các nguồn quỹ của EU”, nhà lãnh đạo Hungary nói tiếp, cáo buộc vị tỷ phú đã lan truyền “những tuyên bố vô lý, vượt quá lằn ranh đỏ” về đất nước của mình.
Ông Soros đã tuyên bố rằng “Orbán đã thiết lập ở Hungary một hệ thống kleptocrate (Chế độ đạo tặc) phức tạp để cướp bóc đất nước này. Rất khó để ước tính số tiền mà ông ta đã làm giàu cho gia đình và bạn bè của mình nhưng nhiều người trong số họ đã trở nên vô cùng giàu có” trong một bài báo gần đây. Tờ Breitbart nhận định, tuyên bố của tỷ phú Soros tự nó mang một hàm ý mỉa mai, khi xét đến khối tài sản khổng lồ của chính ông và tiền án giao dịch nội gián đã kiếm về cho ông rất nhiều tiền.
Hungary và Ba Lan đang xung đột với khối EU và các đồng minh theo chủ nghĩa toàn cầu của nó sau quyết định gần đây của hai nước trong việc phủ quyết ngân sách 7 năm được khối EU đề xuất, trong đó có các điều khoản mà theo quan điểm của Bộ trưởng Tư pháp Ba Lan Zbigniew Ziobro, là “sự nô dịch mang tính chính trị và thể chế hóa“.
Ở trên bề mặt, các điều khoản được đề cập chỉ yêu cầu các quốc gia thành viên EU duy trì các giá trị của châu Âu và cái gọi là “tính pháp quyền”.
Tuy nhiên, người Hungary và người Ba Lan đã nhìn thấy trong đó một cơ chế có thể tước đi phần góp vốn của các quốc gia theo trường phái bảo thủ nếu họ từ chối tuân theo các chương trình nghị sự chính sách của các quốc gia chủ đạo trong EU – chủ yếu là Đức và Pháp. Những quốc gia chủ đạo trong EU này vẫn đang bị làm tức điên lên khi Hungary và Ba Lan từ chối một cách kiên định việc bị các nước này áp đặt hạn ngạch phân bổ lại số người di cư bắt buộc .
EU cũng phản đối những nỗ lực của Ba Lan trong việc cải tổ hệ thống tòa án của mình. EU mô tả các cải cách là một đòn tấn công nhằm vào sự độc lập của ngành tư pháp, nhưng người Ba Lan phản pháo rằng chúng chỉ là một nỗ lực nhằm hồi sinh di sản chính trị của chế độ cộng sản cũ (và chính sách trong đó các quan chức nước ngoài không nên can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia, trong bất kể trường hợp nào).
“Trong Hội thảo Bàn tròn năm 1989 giữa những người Cộng sản Ba Lan và phe đối lập dân chủ, tổng thống Ba Lan khi đó là Tướng Wojciech Jaruzelski – người điều hành chính phủ thiết quân luật của Liên Xô – đã được phép đề cử một loạt thẩm phán từ thời Cộng sản vào các tòa án thời kỳ hậu cộng sản của nước này. Những thẩm phán này thống trị ngành tư pháp của chúng ta trong 1/4 thế kỷ tiếp theo. Một số vẫn tại vị”, Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki giải thích vào năm 2017.
Ba Lan và Hungary có một số lý do để tin rằng các điều khoản pháp quyền sẽ được dùng như một cách thức để ép buộc tuân thủ, khi phó chủ tịch Nghị viện châu Âu Katarina Barley, một người Đức, đã gợi ý rằng những nước đó nên bị “làm khan hiếm tài chính” trước khi thời điểm họ bỏ phiếu phủ quyết dự thảo ngân sách của EU.
“Nếu bạn từng muốn biết kế hoạch Soros hoạt động như thế nào, thì chính là đây,” Ngoại trưởng Hungary về Truyền thông và Quan hệ Quốc tế, Zoltán Kovács, cho biết trong một câu trả lời trực tiếp .
“[George Soros] đã đề xuất các hình phạt tài khóa đối với những nước không chấp thuận tiếp nhận người di cư hồi năm 2015. Ngày nay, chúng ta đang chứng kiến một loại hành vi tống tiền tài chính và trừng phạt chính trị được thực hiện bởi các tổ chức EU,” ông Kovács giải thích.
“Đừng nhầm lẫn, ‘cuộc tranh luận về tính pháp quyền’ của EU chưa bao giờ thực sự là về ‘pháp quyền’ thực sự. Nếu nhìn lại 5 năm qua, chúng ta có thể thấy rõ chủ đề pháp quyền đã được lôi ra đề cập đến như thế nào mỗi khi các lực lượng theo chủ nghĩa tự do (liberal), ủng hộ dân di cư của EU không thể áp đặt ý chí của họ lên các nước thành viên [theo phái bảo thủ], như Hungary và Ba Lan, vốn phản đối việc di cư”, ông Kovács giải thích trong một bài đăng trên blog chính thức, cung cấp một dòng thời gian các sự kiện.