Sau Brexit, Anh đương đầu TQ ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương

Sau Brexit, Anh đương đầu TQ ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương

Ngày đăng 23-11-2020

Các chính trị gia Anh cho rằng nước này nên tập trung chuyển hướng vào khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương sau khi rời Liên minh châu Âu.

\"\"/

Tờ The Guardian ngày 23.11 dẫn báo cáo của tổ chức nghiên cứu Policy Exchange (Anh) cho rằng Anh nên có bước chuyển hướng lớn hậu Brexit để tập trung vào khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.

Theo đó, Anh nên đầu tư các nguồn lực về quân sự, tài chính, ngoại giao để xây dựng một đối trọng lớn trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng đe dọa trật tự thế giới sau năm 1945.Báo cáo được một nhóm chính trị gia Anh thực hiện cho Policy Exchange thể hiện xu hướng thay đổi quan trọng trong việc cân nhắc các chính sách đối ngoại của Anh.

Anh và Liên minh châu Âu (EU) đã thống nhất rằng Anh cần có vai trò mới nhằm giúp các nước trong khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương đối phó với Bắc Kinh, trong đó có việc duy trì tự do thương mại qua các vùng biển rộng mở.

Tại khu vực chiếm gần phân nửa sản lượng kinh tế và hơn phân nửa dân số toàn cầu, báo cáo vạch ra kế hoạch Anh phối hợp chặt chẽ với các đồng minh như Úc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan.

Một số người có thể cho rằng Anh đã chậm chân, sau khi Pháp và Đức đều đã công bố chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, và tham vọng của Anh vượt quá khả năng về nguồn lực.Tuy nhiên, cựu Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho rằng Anh có thể phối hợp với các nước trong toàn khu vực về duy trì các giá trị của nền dân chủ và ủng hộ các thể chế đa phương đã phát triển trong những năm gần đây.

“Trên mặt trận an ninh, sự hiện diện của quân đội Anh, cụ thể là Hải quân Hoàng gia, sẽ được chào đón tại các vùng biển ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương”, theo ông Abe.Hồi tháng 7, báo The Times đưa tin giới lãnh đạo quân sự của Anh đang lên kế hoạch đưa tàu sân bay HMS Queen Elizabeth đến Đông Á, tham gia chiến lược chung nhằm đối phó hành vi ngày càng hung hăng của Trung Quốc tại khu vực.

Báo cáo cho rằng kể từ năm 2010, Anh quá bó buộc khi tập trung vào thương mại với Trung Quốc mà không thấy sự trỗi dậy của châu Á được thúc đẩy từ những đóng góp của các nước khác chứ không chỉ Trung Quốc. Do đó, để nước Anh tham gia vào toàn cầu hóa, thì khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, trải dài từ Ấn Độ Dương cho đến tây Thái Bình Dương và châu Đại dương, phải là ưu tiên.

Bài Liên Quan

Leave a Comment